Thực trạng ảnh hưởng của thị trường bất động sản đến hoạt động tín dụng của Ngân hàng Thương mại cổ phần Bắc Á chi nhánh Thái Hà

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của thị trường bất động sản đến hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Bắc Á- chi nhánh Thái Hà (Trang 39)

HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN BẮC Á CHI NHÁNH THÁI HÀ

2.2.4 Thực trạng ảnh hưởng của thị trường bất động sản đến hoạt động tín dụng của Ngân hàng Thương mại cổ phần Bắc Á chi nhánh Thái Hà

của Ngân hàng Thương mại cổ phần Bắc Á- chi nhánh Thái Hà

Cũng như nhiều Ngân hàng thương mại khác, hoạt động tín dụng luôn là hoạt động mạnh nhất cũng như được chú trọng nhiều đối với Ngân hàng TMCP Bắc Á (NASB), trong năm 2012 Ngân hàng Nhà nước đã giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho NASB là 15%. Sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động tín dụng tại ngân hàng đã chịu không ít ảnh hưởng từ sự khủng hoảng của thị trường BĐS cũng giống như hệ thống các Ngân hàng thương mại ở Việt Nam.

Công tác huy động vốn

Cùng với sự phát triển của hệ thống các chi nhánh của NH TMCP Bắc Á, chi nhánh Thái cũng đã mở rộng quy mô nguồn vốn và loại hình nguồn huy trong đó là các nguồn vốn từ khu vực dân cư bao gồm khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp, từ các tổ chức tín dụng khác và nguồn vốn liên ngân hàng, nguồn vốn từ NHNN. Tuy nhiên qua các năm tỷ trọng giữa các nguồn vốn đều có sự biến động do sự tác động mạnh mẽ của nền kinh tế.

Bảng 2.1 : Tình hình huy động vốn của NASB chi nhánh Thái Hà 2010- 2012 Đơn vị: tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%)

Tiền gửi huy động từ dân cư 1000,61 50,00 1396,56 53,86 1693,38 53,15 1907,46 52,35

Tiền gửi của tô chức, doanh nghiệp 626,26 31,29 716,49 27,63 759,89 23,85 819,75 22,80

Tiền gửi của các TCTD khác 198,65 9,93 250,44 9,66 249,13 7,82 300,47 8,36

Vốn tài trợ và ủy thác 50,66 2,53 195,76 7,55 278,22 8,73 284,15 7,90

Các khoản huy động khác 125,01 6,25 33,87 1,3 205,54 6,45 273,08 7,59

Tông nguồn vốn huy động 2001,19 100 2593,12 100 3186,16 100 3594,91 100

Nhìn chung, qua những năm gần đây, từ năm 2009 đến năm 2012 lượng vốn huy động của ngân hàng có xu hướng tăng, so với những năm trước năm 2009 lượng huy động vốn của chi nhánh chỉ dừng ở mức hơn 1000 tỷ điều này cho thấy cơ cấu cũng như quy mô vốn của chi nhánh ngày càng được mở rộng.

Những năm gần đây nền kinh tế thế giới nói chung cũng như Việt Nam nói riêng đang gặp rất nhiều khó khăn do khủng khoảng kinh tế, thị trường tài chính cũng bị ảnh hưởng nhiều. Bên cạnh đó, thị trường bất động sản Việt Nam đang ở đáy của sự suy thoái, ngân hàng cũng gặp nhiều khó khăn trong việc mở vốn cho thị trường này. Năm 2009, ngân hàng chịu sự tác động từ cuộc khủng hoảng kinh tế, trong đó có sự lao dốc của thị trường bất động sản.

Trong khi BĐS luôn chiếm tỷ trọng cao trong dư nợ của ngân hàng khiến cho ngân hàng gặp khó khăn trong việc huy động vốn, nguồn vốn huy động từ người dân tuy vẫn chiếm tỷ trọng cao nhưng cũng vừa đạt được ở mức 50%.Nền kinh tế Việt Nam năm 2010 dù đã sớm thoát khỏi khủng khoảng nhưng vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức. Lạm phát tăng cao (11,75%), nhập siêu cả năm là 12,37 tỷ đô la Mỹ, giá vàng tăng cao và mạnh hơn giá vàng thế giới, tiền đồng mất giá hơn 9,68%, chênh lệch giữa tỷ giá chính thức và tỷ giá trên thị trường là quá rộng (có lúc là 2.000 đồng/ đô la Mỹ) nguyên nhân từ việc chính sách tiền tệ được nới lỏng, chính sách tài khóa được mở rộng và việc phát triển dựa vào hoạt động đầu tư kém hiệu quả. Hoạt động huy động vốn của ngân hàng cũng gặp nhiều khó khăn, lượng vốn được huy động mức 2593,12 tỷ đồng tăng hơn 500 tỷ so với năm 2009.

Năm 2011 tổng số vốn huy động tăng 593,04 tỷ đồng, trong đó tỷ trọng huy động vốn từ dân cư vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất trong các nguồn vốn huy động của ngân hàng so với năm 2010 lượng tiền huy động từ dân cư đã tăng lên nhưng tỷ trọng của nó trong tổng nguồn vốn huy động lại giảm 0.71%, tỷ trọng vốn huy động từ doanh nghiệp cũng giảm 3,78%.

Sang năm 2012, tổng số vốn huy động tăng 408,5 tỷ đồng cao hơn năm trước, tuy nhiên tỷ trọng huy động vốn từ dân cư giảm 0,8%, tỷ trọng tiền gửi từ các tổ chức tín dụng khác tăng lên 0,54%. Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy, do sự trầm lắng của thị trường bất động sản và các kênh đầu tư khác, người dân và các doanh nghiệp vẫn luôn dè dặt trong việc sử dụng nguồn vốn của mình vào một thị trường đang dường như đóng băng như thế. Bên cạnh đó, theo khảo sát, mặc dù tỷ

lệ người dân ở Hà Nội chưa có nhà ở là khá cao nhưng họ vẫn không đủ tiền để mua nhà, tâm lý chờ đợi giá nhà sẽ tiếp tục giảm do vậy mà nơi họ cất giữ tiền tốt nhất là ngân hàng.

Mặt khác mặc dù phải chịu những áp lực từ các chính sách của NHNN nhưng nhìn chung tâm lý lo ngại khủng hoảng của khách hàng đã giảm bớt, thêm vào đó giá vàng trong nước tăng quá cao khiến dân chúng không đặt nhiều niềm tin với việc mua bán loại tài sản này, cùng với việc chờ đợi giá nhàmà tập trung gửi tiền vào ngân hàng để nhận lãi suất nên lượng tiền huy động từ khách hàng vẫn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu huy động vốn.

Hoạt động sử dụng vốn

o Công tác cho vay

Công tác sử dụng vốn có hiệu quả sẽ góp phần mang lại doanh thu cũng như lợi nhuận cao cho ngân hàng, chi nhánh Thái Hà đã sử dụng hiệu quả nguồn vốn tương đối hiệu quả đem lại nguồn lợi nhuận ổn định, đảm bảo sự phát triển và tồn tại của nó trong giai đoạn khó khăn hiện nay.

Bảng 2.2: Dư nợ cho vay mua BĐS tại NASB- Thái Hà

Đơn vị: Tỷ đồng

Năm 2009 2010 2011 2012

Tổng dư nợ 1004,56 1524,42 1784,13 2054,39

Dư nợ cho vay mua BĐS 198,79 259,42 250,63 200,45 Tỷ lệ (%) dư nợ cho vay mua

BĐS/Tổng dư nợ 19,79 17,01 14,05 9,76

(Nguồn: Báo cáo thường niên của NH TMCP Bắc Á – chi nhánh Thái Hà từ 2010-2012)

Qua bảng trên chúng ta có thể nhận thấy, dư nợ cho vay tại NASB- Thái Hà có xu hướng tăng qua các năm, tuy nhiên dư nợ cho vay mua BĐS và tỷ trọng của nó trong cơ cấu tổng dư nợ có xu hướng giảm.

Dư nợ cho vay mua bất động sản tăng nhẹ trong năm 2010, so với năm 2009 tăng 60.63 tỷ tuy nhiên tỷ trọng của nó lại giảm 2,78%. Từ năm 2010 đến nay, dư nợ cho vay mua BĐS có xu hướng giảm và kéo theo tỷ theo tỷ trọng của nó trong

tổng dư nợ cũng giảm. Từ năm 2010 đến năm 2012 tỷ trọng đó đã gảm 7.25%, trong đó năm 2012 giảm gần 5%.

Để lý giải cho điều này, chúng ta nên nhìn vào thực tế thì trường, khi mà nợ xấu của các ngân hàng trong đó phần lớn là nợ xấu bất động sản, việc ngân hàng giảm cho vay tín dụngcũng là điều dễ hiểu nhằm tránh rủi ro. NASB đã thực hiện chính sách hạn chế cho vay đối với khách hàng muốn mua hoặc đầu tư BĐS, cùng với việc sàng lọc và lựa chọn những đối tượng khách hàng có khả năng chi trả nợ hoặc kênh đầu tư có hiệu quả. Do vậy, mặc dù hoạt động cho vay mua BĐS vẫn được ngân hàng thực hiện nhưng nó chủ yếu ở mức nhỏ so với dư nợ cho vay của cả chi nhánh.

Biểu đồ 2.1: Dư nợ tín dụng phân chia theo đối tượng khách hàng của NASB -Thái Hà qua các năm từ 2009 -2012

Đơn vị: Tỷ đồng

(Nguồn: Báo cáo thường niên của NH TMCP Bắc Á – chi nhánh Thái Hà 2010-2012)

Từ biểu đồ ta có thể thấy, tỷ trọng cho vay cá nhân luôn cao hơn cho vay doanh nghiệp và từ năm 2009 đến 2012 luôn chiếm tỷ trọng cao. Năm 2010 cho thấy mức cho vay doanh nghiệp là thấp nhất, do trong năm đó nhà nước sử dụng chính sách kiềm chế lạm phát làm lãi suất cho vay tăng cao, các doanh nghiệp khó khăn để tiếp cận với vốn vay để phát triển, mở rộng sản xuất. Chi nhánh Thái Hà

chủ yếu cấp tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và rất nhỏ, điều này làm hạn chế quy mô tín dụng cho vay ra bên ngoài của chi nhánh ngân hàng, khi các doanh nghiệp có quy mô nhỏ có nhiều hạn chế, tiềm lực tài chính của họ có hạn và hoạt động sản xuất kinh doanh có đảm bảo tạo ra lợi nhuận để trả lãi và gốc cho ngân hàng. Năm 2010 dư nợ tín dụng của doanh nghiệp chỉ dừng lại ở mức 176,95 tỷ đồng. Đến năm 2011, dư nợ tín dụng của doanh nghiệp cũng đã tăng lên do nhà đầu tư đã dần lạc quan hơn vào thị trường tăng 49,514 tỷ đồng nhưng trong năm 2012 dư nợ tín dụng đã giảm 7,55 tỷ đồng so với năm 2011.

Trong khoảng thời gian thị trường BĐS phát triển mạnh mẽ, các doanh nghiệp kinh doanh BĐS luôn là đối tượng cho vay tín dụng lớn của ngân hàng vì tính thanh khoản cao, tuy nhiên khi thị trường rơi vảo tình trạng khủng hoảng đây lại lý do khiến ngân hàng tăng thêm khoản nợ xấu. Những năm trở lại đây, ngân hàng hướng tới đối tượng cho vay là người dân vì chi phí rẻ và an toàn hơn nhiều.

o Công tác thu hồi nợ

Tỷ lệ thu hồi nợ quá hạn

Sơ đồ 2.2: Tỷ lệ thu hồi nợ quá hạn của NASB chi nhánh Thái Hà 2009-2012

(Nguồn : phòng tín dụng NASB chi nhánh Thái Hà )

Chúng ta có thể thấy tỷ lệ nợ quá hạn trong năm 2010 là 0,142% giảm 0,043% so với năm 2009 điều đó cho thấy công tác quản lý nợ của NASB- Thái Hà đã ngày càng được quan tâm hơn, nhất là khi Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản (Bắc Á AMC thành lập vào tháng 5/2010) đã giúp chi nhánh quản lý tốt hơn số nợ của mình. Thêm vào đó , thông tư 13 do NHNN đưa ra đầu năm 2010 áp dụng chặt chẽ các quy định về tỷ lệ an toàn vốn buộc các ngân hàng phải nâng cao tiêu chuẩn an toàn, quản lý các nhóm nợ trong hệ thống.

mặc dù tăng nhẹ nhưng cũng góp phần ảnh hưởng xấu đến hoạt động tín dụng của chi nhánh. Tỷ lệ nợ khó đòi có sự xuất hiện các khoản nợ từ cho vay, mua đầu tư BĐS. Khi thị trường BĐS đang đóng băng thì khả năng trả nợ của người dân cũng như các doanh nghiệp càng trở nên khó khăn vì đây là một khoản nợ lớn. Nhưng hiện tại trong các năm tới, chi nhánh đã đưa ra những kế hoạch nhằm thu hồi những khoản nợ khó đòi từ BĐS.

2.3 Đánh giá ảnh hưởng của thị trường bất động sản đến hoạt động tín dụngtại Ngân hàng Bắc Á và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của thị trường bất động sản đến hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Bắc Á- chi nhánh Thái Hà (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w