với DNNVV
Tăng trưởng về số món BL % 1,65 11,53
Tăng trưởng về doanh số BL % (15,39) 36,47
Tăng trưởng về số dư BL % 41,27 9,14
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, số món bảo lãnh của chi nhánh tăng trưởng đều đặn qua các năm, trong đó phải kể đến cả số món bảo lãnh đối với DNVVN. Trong năm 2008, tổng số món bảo lãnh phát hành đối với DNVVN là 471 món, doanh số bảo lãnh đạt 276 tỷ đồng, số dư bảo lãnh đạt 198 tỷ đồng.Sang năm 2009, số món bảo lãnh đối với DNVVN đạt 543 món, chiếm 34% so với tổng số món bảo lãnh của chi nhánh, tăng so với năm 2008. Tuy số món bảo lãnh đối với DNVVN tăng nhưng doanh số bảo lãnh lại giảm từ 276 tỷ đồng năm 2008 xuống còn 271 tỷ đồng vào năm 2009. Trong khi đó, số dư bảo lãnh lại đạt 334 tỷ đồng, tăng 68% so với năm 2008. Năm 2010 là năm có sự tăng trưởng về cả 3 mặt: số món bảo lãnh, doanh số bảo lãnh cũng như số dư bão lãnh đối với DNVVN. Số món bảo lãnh đối với DNVVN đạt 734 món, chiếm 41,23% trong tổng số món bảo lãnh của chi nhánh.
Huệ
Doanh số bảo lãnh đạt 359 tỷ đồng, chiếm 21,36 so với toàn chi nhánh. Số dư bảo lãnh đạt 421 tỷ đồng, chiếm 28,9% so với toàn chi nhánh. Năm 2010, tăng trưởng của toàn chi nhánh về số món bảo lãnh là 11,53%; về doanh số bảo lãnh là 36,47%; về số dư bảo lãnh là 9,14%.
2.4. Thực trạng chất lượng tín dụng đối với DNVVN ở Ngân hàng CôngThương chi nhánh Ba Đình Thương chi nhánh Ba Đình
2.4.1. Những kết quả đạt được
Trong những năm qua, cùng với sự nỗ lực phấn đấu của cán bộ nhân viên trong Chi nhánh cũng như được sự hỗ trợ từ Ngân hàng Công Thương Việt Nam, cùng với đó nhà nước cũng đã có những chính sách nhằm thúc đẩy sự phát triển của DNVVN nên Chi nhánh đã có những kết quả đáng khích lệ.
Về doanh số cho vay và dư nợ cho vay:
Hoạt động cho vay đối với DNVVN của Chi nhánh trong những năm gần đấy tăng trưởng khá cao và bền vững, góp phần thúc đẩy sự phát triển chung của toàn chi nhánh.Trong năm 2010, tổng dư nợ cho vay nền kinh tế đạt 5.660 tỷ đồng tăng 1.926 tỷ đồng so với năm 2009 tương đương tốc độ tăng trưởng 51,6%, đạt 94,5% kế hoạch giao, dư nợ cho vay hỗ trợ lãi suất 128 tỷ đồng bắng 2,26% tổng dư nợ. Theo số liệu báo cáo của Ngân hàng Nhà Nước TP Hà Nội thị phần tín dụng của Chi nhánh Ngân hàng TMCP CT Ba Đình chiếm 1,14% dư nợ tín dụng trên địa bàn TP Hà Nội. Điều này chứng tỏ rằng uy tín của ngân hàng đang ngày càng được nâng cao và chiến lược thu hút khách hàng là tương đối tốt
Về công tác thu hồi nợ
Tỷ trọng nợ quá hạn so với tổng dư nợ cho vay đối với DNVVN nhỏ, đảm bảo an toàn. Năm 2008, tỷ trọng nợ quá hạn đối với tổng dư nợ là 4,5%, sang năm 2009 giảm còn 1,06%, năm 2010 là 1,85%. Để đạt được những kết quả đó phải kể đến công tác thu hồi nợ của cán bộ nhân viên được thúc đẩy, hoàn thành các nhiệm vụ được giao. Năm 2010 Chi nhánh Ngân hàng TMCPCT Ba Đình đã hạn chế cho vay đối với các lĩnh vực có rủi ro cao như: cho vay kinh doanh bất động sản, kinh doanh chứng khoán…, đẩy mạnh cho vay Doanh nghiệp vừa và nhỏ có đủ năng lực tài chính. Thực hiện cho vay theo các chương trình của Chinh phủ như cho vay hỗ trợ lãi suất, cho vay nông nghiệp phát triển nông thôn, cho vay xuất khẩu… góp phần hỗ trợ phát triển cho các doanh nghiệp, đồng thời đem lại hiệu quả cho hoạt động kinh doanh của chi nhánh
Huệ
Về hình thức cho vay
Hình thức cho vay của ngân hàng cung cấp rất đa dạng, phong phú. Đã có nhiều DNVVN được cấp hạn mức tín dụng và nhiều doanh nghiệp đã được vay theo món, cho vay trả góp, cho vay thông qua phát hành và sử dụng thẻ tín dụng, cho vay hợp vốn, cho vay theo hạn mức thấu chi, cho vay tài trợ dự án đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh…
Về hoạt động Marketing
Ngân hàng đã triển khai công tác tiếp cận các doanh nghiệp, hướng dẫn các doanh nghiệp lập các hồ sơ vay vốn hợp lý, đúng quy định nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp có thể thực hiện việc vay vốn nhanh chóng và thuận lợi. Ngân hàng đang từng bước gắn mình với các khách hàng nói chung và khách hàng DNVVN nói riêng qua vai trò tư vấn.
2.4.2. Những mặt còn hạn chế.
Bên cạnh những kết quả đạt được thì còn những mặt hạn chế mà chi nhánh cần phải khắc phục trong những thời gian tới:
Thứ nhất, cũn tồn tại một bộ phận nhân viên chưa thực sự chuyên tâm với công việc của mình. Trong năm ngân hàng đã tổ chức các lớp tập huấn cho CBTD nói chung và cán bộ thẩm định nói riêng nhưng mức độ không thường xuyên chủ yếu là sau khi Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương Việt Nam mở lớp tập huấn cho cán bộ ngân hàng toàn hệ thống theo từng chuyên đề cụ thể thì những người được cử đi học các lớp tập huấn này về truyền đạt lại nội dung cho cán bộ của chi nhánh mình. Cán bộ tín dụng của ngân hàng cũng chưa được trang bị đầy đủ khả năng chuyên môn trong việc thẩm định giá, sự thông thạo trong nhóm hoặc tài sản cần thẩm định. Nhất là trong lĩnh vực bất động sản, cán bộ tín dụng còn khó xác định giá thị trường chính xác theo từng khu vực hoặc địa phương tại một thời điểm nhất định, nhất là khi thị trường BĐS đang biến động bất thường trong thời gian gần đây. Thường thì những cán bộ tín dụng xác định giá trị tài sản bằng kinh nghiệm, cảm tính hoặc dựa theo báo cáo tài sản cố định của khách hàng.
Thứ hai, Trong hoạt động cho vay của mình cơ cấu dư nợ cho vay của chi nhánh vẫn chưa cân đối,chủ yếu tập trung vào các khoản vay ngắn hạn và cho vay bằng VND;chưa tập trung khai thác và mở rộng hoạt động cho vay trung dài hạn và cho vay bằng ngoại tệ mặc dù đây là thế mạnh và là tiềm năng phát triến của chi nhánh.Đối tượng khách hàng là thành phần kinh tế ngoài quốc doanh chưa được
Huệ
quan tâm đúng mức.
2.4.3. Nguyên nhân
a. Nguyên nhân chủ quan