hàng thương mại
1.2.5.1. Doanh số cho vay đối với DNVVN
Doanh số cho vay trong kỳ là tổng số tiền mà ngân hàng đã cho vay trong kỳ đó. Nó là chỉ tiêu phản ánh chính xác giá trị tuyệt đối về hoạt động cho vay đối với các DNVVN của ngân hàng trong một thời kỳ nhất định.
Nếu chỉ tiêu này cao chứng tỏ ngân hàng họat động tốt và ngân hàng đang mở rộng hoạt động cho vay của mình còn ngược lại, nếu chỉ tiêu này thấp thì chứng tỏ ngân hàng đang hạn chế hoạt động cho vay. Điều đó có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau như khả năng họat động của ngân hàng hay là sự thay đổi trong chiến lược hoạt động của ngân hàng…
Trong một số trường hợp thì chỉ tiêu này cao cũng không hẳn đã tốt, nó còn phụ thuộc vào cơ cấu dư nợ cho vay nằm trong nhóm nợ nào. Nếu dư nợ cho vay nằm trong nhóm nợ không thể thu hồi được vốn thì chỉ tiêu này cao cũng càng làm ngân hàng mất đi nguồn vốn.
1.2.5.2. Dư nợ cho vay đối với DNVVN.
Là số tiền mà ngân hàng hiện đang còn cho vay vào thời điểm cuối kỳ. Nó phản ánh quy mô cấp tín dụng của ngân hàng cho nền kinh tế nói chung và cho DNVVN nói riêng.
Thông qua đây, ta có thể biết được tăng trưởng dư nợ cho vay của DNVVN qua các năm. Mặt khác ta còn tính được tỷ trọng dư nợ cho vay đối với DNVVN.
Tỷ trọng dư nợ cho vay đối với
DNVVN =
dư nợ cho vay DNVVN tổng dư nợ cho vay của ngân hàng Nó sẽ phản ánh quy mô tín dụng đối với DNVVN trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. So sánh chỉ tiêu này qua các năm cho ta thấy sự thay đổi cơ cấu tín dụng đối với DNVVN trong tổng dư nợ của ngân hàng. Mặt khác, tỷ lệ này sẽ được khống chế tại một mức nào đó có thể chấp nhận được theo từng giai đoạn của từng hệ thống ngân hàng.
1.2.5.3. Tỷ lệ nợ xấu và nợ quá hạn a. Nợ quá hạn.
Nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ số dư nợ gốc và/hoặc lãi đã quá hạn cho phép.
Huệ
Tỷ lệ quá hạn=Nợ quá hạn/Tổng dư nợ
Nhìn vào tỉ lệ nợ quá hạn của một NHTM chúng ta có thể đánh giá được phần chất lượng hoạt động cho vay của NHTM. Tỷ lệ nợ quá hạn càng cao thể hiện chất lượng của khoản cho vay càng thấp, rủi ro tín dụng cao và ngược lại. Việc NH có nhiều khoản vay bị nợ quá hạn không những làm giảm uy tín của ngân hàng mà còn có thể làm cho ngân hàng bị mất vốn và mất khả năng thanh toán, gây ra nhiều khó khăn cho sự phát triển của NHTM.
b. Nợ xấu.
Theo quyết định 493/2005/QD –NHNN của thống đốc NHNN về phân loại nợ,trích lập và sử dụng dự phòng trong hoạt động của các TCTD thì nợ xấu là các khoản nợ thuộc nhóm 3(nợ dưới tiêu chuẩn),nhóm 4(nợ nghi ngờ) và nhóm 5(nợ có khả năng mất vốn).
Tỷ lệ nợ xấu=Nợ xấu/Tổng dư nợ
Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả cho vay cảu một ngân hàng,tỷ lệ này càng thấp càng tốt.Thực tế,rủi ro trong kinh doanh là không thể tránh khỏi,nên ngân hàng thường chấp nhận một tỷ lệ nhất định được coi là giới hạn an toàn.Mức giới hạn này ở mỗi nước là khác nhau,riêng ở Việt Nam hiện nay chấp nhận tỷ lệ này là 5%.
1.2.5.4. Thu nhập từ hoạt động cho vay
Với bất kỳ một đơn vị kinh doanh nào, khi đã tiến hành hoạt động đầu tư thì đều kỳ vọng vào một nguồn thu nhập cao trong tương lai và các NHTM cũng không phải là một ngoại lệ.Việc đẩy mạnh họat động cho vay đối với các DNVVN có đạt được hiệu quả thực sự hay không thì cần phải xem xét đến chỉ tiêu này để đánh giá.
Đây là một chỉ tiêu không thể thiếu được khi đánh giá hiệu quả cho vay của các ngân hàng đối với các DNVVN. Khi mà dư nợ cho vay có tăng lên nhưng doanh thu lại không tăng thì chứng tỏ hoạt động cho vay không những không đạt hiệu quả mà còn mang lại chi phí và rủi ro cho ngân hàng. Ngoài ra, chúng ta có thể xem xét đến tỷ trọng đóng góp thu nhập của hoạt động cho vay DNVVN trong tổng thu của NHTM để được kết quả của việc đẩy mạnh hoạt động cho vay DNVVN trong các năm.