CÔNG THƯƠNG KHU VỰC BA ĐÌNH 2.1 Tổng quan về Viettinbank khu vực Ba Đình.

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ ở ngân hàng công thương việt nam chi nhánh ba đình (Trang 27 - 29)

2.1. Tổng quan về Viettinbank khu vực Ba Đình.

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển.

Chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực Ba Đình ra đời từ năm 1959. Tên gọi lúc thành lập là : Chi điểm Ngân Hàng Ba Đinh trực thuộc Ngân Hàng Hà Nội. Khi mới thành lập thì cơ sở vật chất của ngân hàng còn thiếu thốn. Biên chế cán bộ

Huệ

làm việc có trên 10 người, trong đó có 2 đồng chí lãnh đạo chi điểm, còn lại là cán bộ nghiệp vụ hành chính. Ngay từ những ngày đầu thành lập, dưới sự chỉ đạo của Ngân hàng Trung Ương, Ngân hàng thành phố, chi điểm Ngân Hàng Ba Đình đã triển khai thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ vừa quan trọng vừa cấp bách đó là ổn định tổ chức, hoạt động và phục vụ nhiệm vụ khôi phục, cải tạo và phát triển kinh tế thủ đô (1958-1965).

Bước sang thời kì mới hoạt động của Ngân Hàng Thủ Đô nói chung và chinh nhánh Ba Đình nói riêng diễn ra trong hoàn cảnh vừa có hòa bình, vừa có chiến tranh (1966-1975). Chỉ thị của chính phủ về thanh toán không dùng tiền mặt trong tình hình mơi (1968) và mở rộng việc thanh toán, cải tiến công tác không dùng tiền mặt theo thông tư số 05-TT/NH ngày 20-12-1970 của Ngân Hàng Trung Ương, chi nhánh Ba Đình đã thực hiện cải tiến và đẩy mạnh các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt, góp phần quan trọng trong việc tăng cường hoạt động quản lý kinh tế, quản lý lưu thông tiền tệ. Hình thức thanh toán không dùng tiền mặt phổ biến lúc này là : sec chuyển tiền, sec bảo chi, nhờ thu…vừa hiệu quả, vừa đảm bảo an toàn tuyệt đối đã làm giảm đáng kể lượng tiền mặt trong lưu thông, giảm chi phí trong phát hành tiền, tiết kiệm vốn ngân sách. Về công tác quản lý tiền mặt, chính phủ cú quyết định số 75/CP ngày 09/06/1967 và thông tư hướng dẫn số 81/VP ngày 01/09/1967 của Ngân hàng trung ương quy định về quản lý tiền mặt phải được thực hiện đến từng đơn vị, cơ quan, xí nghiệp hợp tác xã...với nhiệm vụ đó Ngân hàng công thương Ba Đình đã mởi nhiều đợt kiểm tra tiền mặt, đôn đốc thu nộp tiền mặt, giám sát chi tiêu ở tất cả các đơn vị, cơ quan, xí nghiệp HTX có mở tài khoản giao dịch tại Ngân hàng.

Hoạt động tín dụng nhìn chung trong thời kỳ 1976-1978 chưa được mở rộng những hoạt động nghiệp vụ chủ yếu bị hạn chế do lưu hành hai đồng tiền ở hai miền Nam Bắc.

Quá trình đổi mới hoạt động Ngân hàng nằm chung trong dòng chảy của đổi mới tư duy, nhất là tư duy kinh tế từ cơ chế tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý vĩ mô của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Ngân hàng công thương – chi nhánh Ba Đình là một doanh nghiệp nhà nước được tách ra từ Ngân hàng Nhà Nước thành phố Hà Nội từ tháng 7/1988 theo nghị định số 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của hội đồng bộ trưởng. Chi nhánh được thành lập theo quyết định số 93/NĐCP-TCCB ngày 24/3/1993 của Tổng giám đốc Ngân hàng Công Thương Việt Nam, giấy phép kinh doanh số 302331 do ủy ban kế hoạch Nhà nước thành phố Hà Nội cấp ngày 17/10/1994.

Huệ

Ngân hàng Công Thương khu vực Ba Đình là chi nhánh phụ thuộc của Ngân hàng Công Thương Việt Nam, là Tổng công ty nhà nước hoạt động kinh doanh có đủ tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng được tổ chức và hoạt động theo điều lệ do thống đốc Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam phê chuẩn.

Chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực Ba Đình có trụ sở tại 34 Cửa Nam, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, có các mạng lưới phòng giao dịch và quỹ tiết kiệm bố trí nằm khắp các địa bàn dân cư như chợ Long Biên, chợ Châu Long, chợ Bưởi, chợ Cầu giấy…các khu dân cư như Đội Cấn, Thành Công, Quán Thánh…và còn mở rộng địa bàn ra quận Cầu giấy, Tây Hồ, Từ Liêm và các địa bàn khác. Chi nhánh Ngân hàng Công Thương khu vực Ba Đình hiện có hơn 300 cán bộ công nhân viên, 12 phòng chức năng và một phòng giao dịch.

Dẫu những năm qua, ngành Ngân hàng tài chính gặp rất nhiều khó khăn do cuộc khủng hoảng kinh tế nhưng với những chính sách linh hoạt nhằm giữ vững khách hàng truyền thống và mở rộng mạng lưới phòng giao dịch của mình thì Ngân hàng Công thương khu vực Ba Đình vẫn hoạt động an toàn, hiệu quả và làm tốt vai trò cầu nối cho các nhà đầu tư tiếp cận được nguồn vốn một cách hữu ích, nhanh chóng và thuận tiện.

Nhìn chung với sự cố gắng của mình ngân hàng luôn khơi tăng nguồn vốn tín dụng, phát triển cơ cấu nguồn tiền gửi lãi suất thấp tạo điều kiện phát triển kinh tế và kinh doanh ngân hàng. Tăng cường nguồn thu tiền mặt, đáp ứng kịp thời và thừa mãn nhu cầu cho tiền của doanh nghiệp, tư nhân và cá thể góp phần chu chuyển nguồn vốn trong nền kinh tế, đa dạng hóa dịch vụ ngân hàng, tạo môi trường phát triển kinh tế và đời sống xã hội.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ ở ngân hàng công thương việt nam chi nhánh ba đình (Trang 27 - 29)