Các chỉ tiêu xã hội

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường quản lý ngân sách Nhà nước ở huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh (Trang 96 - 120)

5. Kết cấu của luận văn

4.1.2. Các chỉ tiêu xã hội

- Duy trì phổ cập giáo dục THCS 12/12 xã, thị trấn - Tốc độ tăng dân số 1,74%

- Giảm tỷ suất sinh 0,6%

- Tạo việc làm cho 1.200 lao động - Giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống 2,5%

- Giảm tỷ lệ trẻ em dƣới 5 tuổi bị suy dinh dƣỡng dƣới 9,4% - Số giƣờng bệnh trên 1 vạn dân: 28,5 giƣờng

4.1.3. Chỉ tiêu về môi trường

- Tỷ lệ che phủ rừng: 57%

- Tỷ lệ dân số nông thôn đƣợc cung cấp nƣớc hợp vệ sinh: 94% - Tỷ lệ dân số đô thị đƣợc cung cấp nƣớc sạch: 99%

- Tỷ lệ chất thải rắn ở đô thị đƣợc thu gom: 27%

4.2. Quan điểm quản lý ngân sách nhà nước huyện Vân Đồn trong những năm tới

Nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách nhà nƣớc luôn đƣợc xem là vấn đề cấp bách trong điều hành ngân sách hiện nay, đƣợc thực hiện trong mọi lĩnh vực quản lý NSNN. Trong đó việc phân cấp quản lý NSNN cho mỗi cấp, ngành đƣợc quan tâm đặc biệt. Yêu cầu đòi hỏi các cấp ủy, chính quyền các cấp tham gia tích cực trong đánh giá, đóng góp có nhƣ vậy thì cơ chế phân cấp mới phát huy hiệu quả, thể hiện vừa thống nhất, vừa tập trung dân chủ. Do vậy, cần xác định những quan điểm cơ bản trong quản lý NSNN để thống nhất điều hành ngân sách huyện nhƣ sau:

Một là, thực hiện động viên nguồn thu hợp lý, tháo gỡ vƣớng mắc và khơi thông các nguồn lực trong xã hội. Bố trí cơ cấu chi ngân sách hợp lý,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

đẩy mạnh việc giao quyền tự chủ tự chịu trách nhiệm đối với các đơn vị sự nghiệp công lập.

Hai là, phát huy tốt các nguồn lực cho đầu tƣ phát triển kinh tế - xã hội và quan tâm phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa huyện nhà.

Ba là, đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, cải thiện tốt môi trƣờng đầu tƣ, nâng cao năng lực quản lý NSNN, thực hành tiết kiệm chống lãng phí. Thực hiện xã hội hóa trên các lĩnh vực văn hóa - xã hội.

Bốn là, thực hiện phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan thanh kiểm tra, kiểm toán, thực hiện công khai minh bạch, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các đơn vị trong việc quản lý và sử dụng NSNN.

4.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách nhà nƣớc huyện Vân Đồn trong thời gian tới nƣớc huyện Vân Đồn trong thời gian tới

4.3.1. Đổi mới công tác quản lý thu, chi ngân sách

4.3.1.1. Đổi mới công tác quản lý thu ngân sách

Trong điều kiện Luật quản lý thuế đã đƣợc ban hành và triển khai thực hiện, cơ chế tự kê khai tự nộp thuế đƣợc áp dụng rộng rãi với mọi đối tƣợng, các cơ quan quản lý cần phải tạo đƣợc sự thuận lợi, tự giác cho các đối tƣợng thực hiện nghĩa vụ nộp thuế với nhà nƣớc nhƣng rất cần tăng cƣờng việc kiểm tra giám sát việc tuân thủ và thực thi pháp luật trong mọi lĩnh vực và đối tƣợng.

- Cơ quan thuế cần tập trung nguồn nhân lực để tổ chức kiểm tra các loại hồ sơ khai thuế ngay tại cơ quan thuế nhằm kiểm soát việc kê khai của ngƣời nộp thuế, phát hiện, ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về thuế vừa chống thát thu thuế và vừa là biện pháp nhắc nhở để hỗ trợ ngƣời nộp thuế nâng cao tính tuân thủ nghĩa vụ thuế. Tập trung đẩy mạnh chống thất thu thuế, quản lý chặt chẽ, khai thác tốt các nguồn thu hiện có.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Đối với khu vực doanh nghiệp nhà nƣớc cần có qui định cụ thể, định kỳ cơ quan Thuế phối hợp với các cơ quan kinh tế tổng hợp của địa phƣơng tổ chức tổng hợp, đánh giá phân tích kết quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn; tình hình quản lý sử dụng vốn, tài sản, công nợ; biến động tăng giảm về nguyên giá TSCĐ, các năng lực sản xuất mới tăng thêm, số lao động, tiền lƣơng, doanh thu, chi phí sản xuất, các định mức kinh tế kỹ thuật, tình hình sản xuất tiêu thụ sản phẩm chủ yếu; lợi nhuận thực hiện và các khoản phải nộp ngân sách. Tăng cƣờng kiểm tra công tác hạch toán kế toán nhằm kịp thời phát hiện những trƣờng hợp doanh nghiệp cố tính hạch toán chi phí sai chế độ để trốn thuế thu nhập doanh nghiệp, kê khai thuế tài nguyên chỉ theo biểu giá tối thiểu thấp hơn nhiều so với giá thực tế để trốn thuế và không kê khai nộp thuế thu nhập đối với ngƣời có thu nhập cao.

- Đối với các công ty cổ phần có vốn góp của nhà nƣớc và các công ty có góp vốn liên doanh: cần có biện pháp kiên quyết để thu hồi phần lợi tức đƣợc chia từ kết quả sản xuất kinh doanh của các công ty này, tránh tình trạng chây ì, trốn tránh nhằm chiếm dụng nguồn thu của NSNN làm vốn kinh doanh; tăng cƣờng công tác kiểm tra, giám sát hoạt động tài chính ở những đơn vị này để sớm phát hiện, ngăn chặn kịp thời những trƣờng hợp có ý đồ nâng giá mua vật tƣ thiết bị, khấu hao nhanh, trả lƣơng quá cao, hạ giá bán … để vừa nhanh chóng thu hồi vốn góp của đối tác bên ngoài, vừa làm tăng chi phí, tăng lỗ qua đó làm giảm dần tỷ lệ vốn góp của NSNN cho tới khi thôn tính toàn bộ công ty.

- Đối với khu vực công thƣơng nghiệp và dịch vụ ngoài quốc doanh (bao gồm các doanh nghiệp tƣ nhân và hộ kinh doanh cá thể): cơ quan Thuế phải thƣờng xuyên cập nhật tổng hợp số lƣợng doanh nghiệp đăng ký thành

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

lập mới theo Luật doanh nghiệp; chú ý các doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh nhƣng không kê khai nộp thuế; tổ chức quản lý thu thuế đầy đủ đối với các doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh theo các qui định của các luật thuế, chế độ thu ngân sách, nắm vững số doanh nghiệp đã giải thể, phá sản hoặc chấm dứt hoạt động. Thƣờng xuyên theo dõi loại bỏ số hộ, đối tƣợng bỏ kinh doanh; bổ sung thêm danh sách những đối tƣợng kinh doanh mới phát sinh vào quản lý thu thuế. Hàng năm, chi cục Thuế đảm bảo quản lý hết đối tƣợng thực tế có sản xuất kinh doanh trên địa bàn không phân biệt tại chỗ hay lƣu động, tạm thời hay lâu dài, kinh doanh chuyên nghiệp hay thời vụ. Phấn đấu quản lý thu thuế môn bài đủ 100% số hộ kinh doanh.

- Tiến hành phân loại hộ theo tiêu thức hộ lớn, hộ vừa, hộ nhỏ từ đó có hình thức, biện pháp quản lý thuế phù hợp. Định kỳ có sự thông tin đối chiếu giữa cơ quan cấp đăng ký kinh doanh với cơ quan Thuế để tăng cƣờng công tác quản lý thu thuế.

- Đối với hộ cá thể sản xuất kinh doanh mang tính thời vụ cơ quan Thuế cần có những biện pháp phù hợp để thuyết phục, vận động họ tự giác chấp hành nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nƣớc, đồng thời tăng cƣờng công tác kiểm tra giám sát thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của các đối tƣợng.

- Đối tƣợng là các Công ty trách nhiệm hữu hạn, Doanh nghiệp tƣ nhân, Công ty cổ phần, Hợp tác xã … đƣợc thực hiện tự kê khai tính thuế. Cơ quan Thuế phải thƣờng xuyên chú trọng đến tính hợp pháp, hợp lý của các chứng từ và sổ sách kế toán. Xử lý nghiêm những trƣờng hợp gian lận về thuế, sử dụng sổ sách "ma" hoặc hạch toán kế toán sai qui định.

- Đối với các hộ kinh doanh lớn phải yêu cầu các hộ thực hiện chế độ kế toán thống kê, chấp hành chế độ hoá đơn chứng từ theo qui định. Thực hiện kê khai nộp thuế theo đúng doanh số phát sinh và thực hiện chế độ trích

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

nộp thuế theo phƣơng pháp khấu trừ. Có biện pháp cụ thể trong quản lý doanh số sát với thực tế kinh doanh của các hộ kinh doanh lớn thuộc các ngành ăn uống, điện máy, vật liệu xây dựng, vận tải trên địa bàn để tính thuế. Đặc biệt chú trọng tăng cƣờng quản lý các Công ty có đăng ký kinh doanh nhƣng không đăng ký kê khai thuế với cơ quan Thuế. Tập trung hƣớng dẫn và chấn chỉnh việc lập sổ sách kế toán, hoá đơn chứng từ để quản lý doanh thu và lợi nhuận tính thuế …

Đánh giá tình hình kê khai và nộp thuế của các đối tƣợng nộp thuế. Có biện pháp kiểm soát thuế giá trị gia tăng đầu vào, thuế giá trị gia tăng đầu ra, doanh số, chi phí và thu nhập chịu thuế, so sánh với năm trƣớc. Đánh giá mức độ thất thu đối với khu vực này, nêu rõ nguyên nhân và giải pháp khắc phục.

Đối với khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài: cần có biện pháp thích hợp, kiên quyết xử lý các hành vi vi phạm luật thuế. Đặc biệt chú ý các hợp đồng lao động đối chiếu với chi phí tiền lƣơng để thu thuế thu nhập theo đúng thu nhập chịu thuế.

Phối hợp với các cơ quan liên quan, rà soát, nắm bắt toàn bộ số dự án đầu tƣ trên địa bàn, đối chiếu, phân loại việc thu nộp tiền thuê đất của các dự án. Nắm rõ số đã đi vào hoạt động, số đã hết thời hạn ƣu đãi miễn thuế để tính thuế và thu đủ các khoản thuế phát sinh, tiến hành lập hồ sơ quản lý theo từng dự án. Rà soát tổng số doanh nghiệp đã đƣợc cấp giấy phép, số giấy phép còn hiệu lực, hết hiệu lực, số doanh nghiệp đã đi vào sản xuất kinh doanh, số doanh nghiệp đang xây dựng, số doanh nghiệp chƣa triển khai hoặc đang trong thời kỳ ƣu đãi … để xây dựng kế hoạch thu ngân sách phù hợp.

- Quản lý thu thuế đối với sử dụng đất đai và nhà ở: Trên cơ sở qui hoạch đất đai đƣợc duyệt, cơ quan Thuế phối hợp với các ngành Tài chính, Tài nguyên Môi trƣờng, Kinh tế Hạ tầng và chính quyền địa phƣơng tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất; số thu từ đấu giá quyền sử dụng đất đƣợc tập trung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

đầy đủ, kịp thời vào NSNN theo qui định để đảm bảo nguồn cho chi đầu tƣ phát triển, không đƣợc giữ lại tọa chi hoặc gửi ở tài khoản vãng lai tại Kho bạc Nhà nƣớc.

- Cải cách thủ tục hành chính, đơn giản hoá các thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để khai thông thị trƣờng bất động sản tạo nguồn thu cho NSNN. Kiến nghị tỉnh thu hồi giấy phép đầu tƣ đối với các dự án của tỉnh cấp đất trên địa bàn huyện, thị xã, thành phố nhƣng không triển khai dự án theo đúng tiến độ đề ra; cố tình chây ì không chịu nộp tiền đất hoặc lợi dụng cơ chế ƣu đãi khuyến khích đầu tƣ của tỉnh lấy đất nhƣng không đầu tƣ xây dựng theo dự án đƣợc duyệt và không chịu nộp tiền đất.

- Tổng hợp diện tích đất đã lập bộ để quản lý thu so với quĩ đất ở trên địa bàn quản lý. Đánh giá tình hình triển khai thuê đất trên địa bàn, giá đất cho thuê và những đơn vị thuộc diện nộp tiền thuê đất, xác định rõ số tiền thuê đất đã nộp, số còn phải nộp đối với từng đối tƣợng. Tình hình nợ đọng tiền thuê đất, xác định nguyên nhân và giải pháp khắc phục.

- Đối với công tác quản lý thu phí và lệ phí: đánh giá tình hình thu nộp phí, lệ phí của các tổ chức theo qui định tại Nghị định 57/2002/NĐ-CP ngày 03/6/2002 của Chính phủ qui định chi tiết thi hành Pháp lệnh phí và lệ phí. Tổng hợp đầy đủ số thu, số đƣợc để lại và số nộp NSNN. Tổ chức thực hiện quản lý ghi thu, ghi chi ngân sách kịp thời, đầy đủ, đúng chế độ qui định đối với những khoản thu đƣợc để lại đơn vị để đảm bảo chi nhƣng vẫn phải hạch toán quản lý qua NSNN.

- Quản lý thu thuế tại các xã: tiếp tục thực hiện uỷ nhiệm thu cho các xã, phƣờng, thị trấn đối với những khoản thuế nhỏ nằm rải rác trên địa bàn.Thực hiện kiểm kê đƣa vào quản lý, đầu tƣ khai thác sản xuất kinh doanh có tổ chức dƣới hình thức giao khoán, thầu để thu hoa lợi đối với đất công (đầm, ao, hồ, bãi bồi …) và tài nguyên rải rác nhƣ cát, đá, sỏi và coi đây nhƣ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

một nguồn thu ổn định của ngân sách xã. Tuy nhiên vẫn phải chú trọng vấn đề môi trƣờng và tài nguyên, không vì lợi ích trƣớc mắt mà ảnh hƣởng đến đời sống về lâu dài.

- Đối với các khoản thu khác của ngân sách địa phƣơng: cơ quan tài chính phối hợp với các ngành chức năng của địa phƣơng, rà soát và quản lý các khoản thu khác phát sinh trên địa bàn, đảm bảo tận thu tốt các khoản thu phát sinh, tham mƣu cho chính quyền địa phƣơng đƣa vào quản lý sử dụng đúng mục đích và hiệu quả.

- Chú trọng xây dựng nguồn thu mới, khuyến khích thu hút nguồn thu; cải cách phƣơng thức quản lý thu thuế; nâng cao chất lƣợng công tác tuyên truyền, hỗ trợ, tƣ vấn pháp luật thuế; tăng cƣờng sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, các cấp chính quyền địa phƣơng.

4.3.1.2. Đổi mới công tác quản lý chi ngân sách

Quản lý chi ngân sách là vấn đề mấu chốt quyết định hiệu quả hoạt động NSNN. Luật thực hành tiết kiệm chống lãng phí và Luật phòng chống tham nhũng đã đƣợc Chính phủ ban hành và triển khai rộng khắp. Việc quản lý chi tiêu ngân sách chặt chẽ là một yêu cầu bắt buộc đối với tất cả các cấp chính quyền, các ngành, các cơ quan, đơn vị thụ hƣởng ngân sách Nhà nƣớc.

Để đạt đƣợc mục đích đó cần thực hiện đổi mới công tác quản lý chi NSNN theo những nội dung sau:

Đổi mới quản lý chi đầu tƣ phát triển: do đặc điểm của sản phẩm xây dựng và sản xuất xây dựng chi phối nên hoạt động đầu tƣ đòi hỏi phải tuân thủ trình tự các bƣớc theo từng giai đoạn. Vi phạm trật tự đầu và xây dựng sẽ gây ra lãng phí, thất thoát và tạo sơ hở cho các tiêu cực phát sinh trong hoạt động đầu tƣ và xây dựng. Để quản lý tốt chi ngân sách cho đầu tƣ XDCB chính quyền địa phƣơng tại các cấp phải chú trọng công tác kiểm tra giám sát và chỉ đạo các đơn vị trực thuộc thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ. Phòng Tài chính Kế hoạch các huyện, thị xã, thành phố cần bám sát qui hoạch, kế hoạch

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

đƣợc duyệt tham mƣu cho UBND huyện thực hiện việc sắp xếp bố trí đầu tƣ phù hợp đảm bảo hiệu quả; hƣớng dẫn và giám sát thực hiện nghiêm túc trình tự và thủ tục quản lý vốn đầu tƣ XDCB, đảm bảo việc áp dụng các tiêu chuẩn định mức, đơn giá sát thực, kịp thời, hạn chế tối đa thất thoát, lãng phí trong xây dựng cơ bản do bố trí dàn trải, kéo dài thời gian đầu tƣ …

Các đơn vị đƣợc giao nhiệm vụ chủ đầu tƣ khi lập thiết kế dự toán đầu tƣ XDCB phải bám sát qui hoạch, kế hoạch và mục đích đầu tƣ để thiết kế xây dựng công trình đầu tƣ phù hợp. Khi lập chi phí đầu tƣ xây dựng công trình phải đảm bảo chi phí dự án đầu tƣ xây dựng công trình đƣợc xác định trên cơ sở khối lƣợng công việc, định mức, chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật và các

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường quản lý ngân sách Nhà nước ở huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh (Trang 96 - 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)