Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội của huyệnVân Đồn

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường quản lý ngân sách Nhà nước ở huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh (Trang 59 - 63)

5. Kết cấu của luận văn

3.1.1.Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội của huyệnVân Đồn

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Vân Đồn là một huyện miền núi, hải đảo nằm ở phía Đông Nam tỉnh Quảng Ninh, hợp thành bởi 2 quần đảo Cái Bầu và Vân Hải; có tọa độ địa lý từ 20040’ đến 21016’ vĩ Bắc và từ 107015’ đến 1080

kinh Đông. Phía Bắc và phía Đông Bắc giáp huyện Tiên Yên, huyện Đầm Hà; phía Đông Nam giáp huyện Cô Tô và vịnh Bắc Bộ; phía Tây giáp thị xã Cẩm Phả, thành phố Hạ Long và vùng vịnh Hạ Long thuộc tỉnh Quảng Ninh.

Vân Đồn có 12 đơn vị hành chính gồm thị trấn Cái Rồng, 11 xã với hơn 80 làng mạc (6 xã trên đảo Cái Bầu là các xã Đông Xá, Hạ Long, Bình Dân, Đoàn Kết, Đài Xuyên, Vạn Yên; 5 xã thuộc tuyến đảo Vân Hải là các xã Minh Châu, Quan Lạn, Ngọc Vừng, Bản Sen, Thắng Lợi). Là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của huyện, thị trấn Cái Rồng cách thành phố Hạ Long 40km về phía Tây, cách cửa khẩu quốc tế Móng Cái khoảng trên 100km về phía Đông. Vân Đồn cách Thủ đô Hà Nội 175km, cách thành phố Hải Phòng 80km.

3.1.1.2. Địa hình, khí hậu, thủy văn, đất đai

Vân Đồn có diện tích đất tự nhiên 551,33km2

, gồm 600 hòn đảo lớn nhỏ nằm trong vịnh Bái Tử Long, trong đó có hơn 20 đảo đất có ngƣời ở. Lớn nhất là đảo Cái Bầu rộng 309,41km2 (chiếm 56%), trong đó có thị trấn huyện lỵ và 6 xã. Vùng đảo phía ngoài trải rộng 241,92km2 (chiếm 44%) gồm 5 xã đảo. Các đảo đều có địa hình đồi núi, độ cao từ 200 đến 300m

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

(Núi Nàng Tiên ở đảo Trà Bản cao 450 m, núi Vạn Hoa ở đảo Cái Bầu cao 397 m). Hầu hết các đảo nhỏ là núi đá vôi. Do địa hình đảo nên toàn khu không có sông mà chỉ có suối nhỏ, ngắn, dốc. Có 02 hồ chứa nƣớc nhỏ là hồ Voòng Tre và hồ Mắt Rồng.

Vân Đồn có nhiều vùng tiểu khí hậu, lƣợng mƣa bình quân trên 2000mm mỗi năm, độ bức xạ lớn, nhiều sƣơng mù, mƣa phùn và gió bão lớn.

Đất của Vân Đồn khá rộng, còn ở dạng tƣơng đối hoang sơ và khá đa dạng, gồm đất liền, hải đảo, đất mặt và cả thềm lục địa. Đây là điều kiện tốt để tổ chức quy hoạch, xây dựng phát triển. Tuy nhiên, cần có một quy hoạch thống nhất, dài hạn để sử dụng hiệu quả và tránh sử dụng đất một cách manh mún, lãng phí.

3.1.1.3. Các nguồn tài nguyên

Tiềm năng tài nguyên thiên nhiên của Vân Đồn tƣơng đối lớn để phát triển các ngành dịch vụ và du lịch biển đảo chất lƣợng cao.

a. Tài nguyên du lịch biển

Vân Đồn nằm trọn trong vịnh Bái Tử Long (kề sát vịnh Hạ Long) với nhiều kỳ quan thiên nhiên kỳ thú, có nhiều đảo đá, hang động, bãi tắm đẹp, có những di tích lịch sử - văn hoá đặc sắc, nằm gần các trung tâm phát triển công nghiệp và đô thị lớn của tỉnh (giáp thành phố Cẩm Phả, gần thành phố Hạ Long, nằm trên tuyến du lịch Hải Phòng - Hạ Long, nằm trên tuyến quốc lộ 18 nối Hà Nội - Hạ Long - Móng Cái). Vân Đồn có thế mạnh phát triển mạnh các loại hình du lịch cơ bản sau:

Sở hữu nhiều di tích lịch sử văn hoá đã và đang đƣợc xếp hạng nhƣ khu di tích đình Quan Lạn, phế tích thƣơng cảng Vân Đồn (xã Quan Lạn), đền Cặp Tiên; nhiều kỳ quan đảo đá, hang động có ý nghĩa lịch sử nhƣ hang Soi Nhụ, hang Hà Giắt, hang Nhà Trò; khu bảo tồn thiên nhiên rừng - biển, vƣờn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

quốc gia Bái Tử Long... Vân Đồn có tiềm năng lớn phát triển du lịch văn hoá - lịch sử trong quần thể du lịch Hạ Long - Bái Tử Long.

Vân Đồn có nhiều bãi tắm đẹp (nhƣ bãi biển Sơn Hào, Quan Lạn, Minh Châu, Ngọc Vừng) với không khí trong lành, yên tĩnh, không có bụi khói công nghiệp tạo thành các điểm nghỉ mát, hoạt động thể thao - du lịch biển; là điều kiện lý tƣởng phát triển du lịch nghỉ dƣỡng, vui chơi giải trí cao cấp.

Nối liền với vịnh Hạ Long, di sản thiên nhiên thế giới, Vân Đồn có tiềm năng lớn cho phát triển du lịch tham quan danh thắng quần thể du lịch vịnh Hạ Long - vịnh Bái Tử Long. Đồng thời đây cũng sẽ là điểm du lịch có tác dụng lan toả của du lịch Hạ Long trong thời gian tới, khi du lịch tại Hạ Long đƣợc đòi hỏi phải mở rộng quy mô và không gian.

b. Tài nguyên rừng

Rừng ở Vân Đồn phong phú với nhiều chủng loại. Đặc biệt, vƣờn Quốc gia Bái Tử Long gồm những khu rừng nguyên sinh quý giá (nhƣ Rừng Trà Ngọ, rừng Trâm Minh Châu, rừng Ba Mùn) và rừng ngập mặn là nguồn tài nguyên cần đƣợc giữ gìn và khai thác hợp lý.

Vân Đồn có 68% diện tích đất tự nhiên là rừng và đất rừng. Rừng trên nhiều đảo xƣa có nhiều lâm sản, trong đó có nhiều loại gỗ quí nhƣ lim, lát, sến, táu, nghiến, mun, kim giao, đặc biệt là gỗ mần lái (làm đình Quan Lạn) không thấy có ở các nơi khác; nhiều chim thú quý nhƣ khỉ lông vàng, vọoc đầu bạc, đại bàng đất, công, trĩ, hƣơu sao, lợn rừng… Đặc biệt đảo Ba Mùn là một vùng rừng nguyên sinh, từ năm 1977 đã đƣợc Nhà nƣớc qui định là rừng cấm Quốc gia (TTCP 1977), nay lại đƣợc Chính phủ ra quyết định thành lập Vƣờn quốc gia Bái Tử Long (TTCP 2001). Đây là một trong 25 Vƣờn quốc gia của cả nƣớc còn nguyên vẹn hệ sinh thái đa dạng sinh học.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Biển không chỉ mang lại nguồn lợi lớn về du lịch mà còn là điều kiện khá thuận lợi để Vân Đồn phát triển kinh tế đa dạng, bao gồm vận tải biển; đánh bắt, nuôi trồng và chế biến hải - đặc sản chất lƣợng cao Vân Đồn có thềm lục địa rộng khoảng 1.620km2 (gấp 3 lần diện tích đất nổi của khu) nằm trong vịnh Bái Tử Long nên huyện Vân Đồn có một ngƣ trƣờng rộng lớn trong vùng biển vịnh Bắc bộ với nhiều vũng vịnh, bãi triều ven biển và rừng ngập mặn tạo nên nguồn lợi thuỷ, hải sản và tài nguyên biển khá phong phú, nhiều chủng loại hải sản quý, có giá trị dinh dƣỡng và kinh tế cao (tập trung ở vùng quần đảo Vân Hải, có khả năng cho phép khai thác hàng chục ngàn tấn mỗi năm) đã và đang mang lại nguồn lợi to lớn cho dân cƣ trên đảo.

Nghề đánh cá biển có truyền thống lâu đời. Nghề nuôi trồng hải sản có từ những năm 90 của thế kỷ XX và phát triển rất nhanh, nhất là nghề nuôi nhuyễn thể. Hiện đã có một số doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc đầu tƣ vào nuôi trai lấy ngọc xuất khẩu, nuôi tu hài, nuôi hàu (bằng thức ăn tự nhiên) đem lại hiệu quả cao mà không ảnh hƣởng đến môi trƣờng biển.

d. Tài nguyên khoáng sản

Vân Đồn có một số tài nguyên khoáng sản nhƣ đá vôi, than đá, cát, sắt, vàng đã từng đƣợc tổ chức khai thác từ lâu.

Than đá đã đƣợc khai thác tại mỏ Kế Bào từ thời Pháp; tuy nhiên, đến nay đã dừng khai thác quy mô công nghiệp do ảnh hƣởng xấu tới môi trƣờng và chất lƣợng than không cao do cấu trúc vỉa phức tạp. Điểm quặng sắt Thâm Câu (Cái Bầu) đƣợc đánh giá có trữ lƣợng khoảng 790.000 tấn tài nguyên; ƣớc đoán 1,2 triệu tấn đã đƣợc khai thác trong 2 thời kỳ 1930 - 1940 và 1950 - 1960. Mỏ cát trắng Vân Hải thuộc loại mỏ lớn, có trữ lƣợng 5,764 triệu tấn, hiện đang khai thác cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy sản xuất kính, thủy tinh một cách có hiệu quả. Vàng có ở đảo Cái Bầu là vàng sa khoáng và vàng trong đới quặng sắt chƣa khai thác.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường quản lý ngân sách Nhà nước ở huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh (Trang 59 - 63)