5. Kết cấu của luận văn
3.2.2. Phân cấp quản lý ngân sách
Từ khi có Luật NSNN, Hội đồng nhân dân trình quyết định phân cấp cho ngân sách tỉnh, ngân sách huyện và ngân sách xã, phƣờng, thị trấn. Kết quả thực hiện phân cấp quản lý NSNN tại địa phƣơng bƣớc đầu mang hiệu quả: tỷ trọng thu ngân sách cấp tỉnh và cấp huyện giảm xuống, cấp xã tăng, về tổng thể phân cấp ngân sách thu trên địa huyện tăng, điều đó cho thấy nhà nƣớc ngày càng chú trọng việc phân cấp tỷ lệ thu cho ngân sách địa phƣơng, để địa phƣơng phát huy hiệu quả lĩnh vực thu ngân sách.
Bảng 3.3. Tỷ lệ nguồn thu các cấp ngân sách
Đơn vị tính: triệu đồng
Năm Tổng
cộng
NS TW NS tỉnh NS huyện NS xã
Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị %
Năm 2011 121.802 2.297 1,89 2.909 2,39 95.651 78,53 20.945 17,20 Năm 2012 150.221 3.121 2,08 4.581 3,05 117.133 77,97 25.386 16,90 Năm 2013 198.583 3.731 1,88 4.207 2,12 155.838 78,47 34.807 17,53
Nguồn: Số liệu của phòng tài chính Huyện Vân Đồn
Việc phân cấp tỷ trọng thu ngân sách vừa qua đạt một số kết quả nhất định nhƣ: Ổn định tình hình ngân sách các cấp, chủ động cân đối thu - chi đáp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
ứng phát triển kinh tế huyện. Nhờ vậy nguồn thu ngân sách của huyện và các xã, thị trấn trong năm đều đạt và vƣợt kế hoạch HĐND huyện giao.
Mặc dù đẩy mạnh phân cấp quản lý ngân sách nhà nƣớc, nhƣng thời gian qua còn một số hạn chế:
- Còn 03 xã, thị trấn mất cân đối, nguyên nhân là chƣa khai thác hết các khoản thu, chƣa xử lý các khoản nợ tồn đọng.
- Việc xác định tỷ lệ phần chia ở mỗi khoản thu đang là vấn đề hết sức phức tạp, công phu và khó đạt đƣợc sự công bằng; căn cứ phân chia còn thiếu cơ sở khoa học. Chính vì vậy, cơ sở để xác định tỷ lệ điều tiết giữa các cấp ngân sách tại địa phƣơng khó khăn.
- Tình trạng chi tiêu ngoài dự toán, vƣợt định mức thƣờng diễn ra, quản lý XDCB chƣa chặt chẽ.
3.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý ngân sách nhà nước ở huyện Vân Đồn
Quản lý ngân sách nhà nƣớc huyện Vân Đồn thực chất là quản lý ngân sách qua các khâu lập dự toán, chấp hành, quyết toán và thanh tra, kiểm tra ngân sách. Để thực hiện quản lý ngân sách huyện, hàng năm UBND huyện đã căn cứ vào tình hình thực tế của địa phƣơng và dự toán ngân sách của UBND tỉnh giao để xây dựng và ban hành cơ chế điều hành ngân sách; trên cơ sở cơ chế điều hành ngân sách đó đã tăng cƣờng, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các ngành, các xã, thị trấn và đề ra các kế hoạch, giải pháp trong việc tăng thu, tiết kiệm chi ở từng cơ quan đơn vị và các xã, thị trấn đạt hiệu quả cao nhất.
Ngân sách huyện là một trong các nguồn tài chính trong nền kinh tế thị trƣờng. Do vậy, nó chịu ảnh hƣởng của quy luật kinh tế khách quan. Cụ thể:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới ảnh hƣởng hầu hết tất cả các nƣớc trên thế giới trong đó có Việt Nam. Các doanh nghiệp trong nƣớc đa số là doanh nghiệp vừa và nhỏ, do đó khả năng cạnh tranh thấp. Cuộc khủng hoảng kinh tế làm cho các doanh nghiệp trên địa bàn huyện gặp nhiều khó khăn, khả năng đóng góp vào ngân sách nhà nƣớc của các doanh nghiệp bị hạn chế, gây ảnh hƣởng đến cân đối thu, chi ngân sách huyện.
+ Lạm phát:
Cùng với khủng hoảng kinh tế, lạm phát cũng là một chỉ tiêu quan trọng ảnh hƣởng đến toàn bộ nền kinh tế, do vậy nó có tác động mạnh đến ngân sách. Khi lạm phát tăng nhanh, giá cả trƣợt dài, các khoản thu, chi theo kế hoạch của huyện cũng sẽ không thể đảm bảo tính hiệu quả đƣợc.
+ Nguồn nhân lực:
Nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng trong việc quản lý ngân sách nhà nƣớc. Để quản lý, điều hành ngân sách nhà nƣớc tốt thì cán bộ, công chức phải có trình độ chuyên môn.
+ Chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước:
Các chính sách, chủ trƣơng, cơ chế của Đảng và Nhà nƣớc về phát triển kinh tế - xã hội phải đảm bảo tính nhất quán, ổn định. Việc thay đổi chính sách, cơ chế có ảnh hƣởng rất lớn đến công tác quản lý ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn huyện. Cụ thể: Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/02/2011 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội. Qua đó, các đơn vị trên địa bàn huyện ngoài tiết kiệm 10% chi thƣờng xuyên ngay từ dự toán đầu năm, các đơn vị tiếp tực thực hiện 10% tiết kiệm chi thƣờng xuyên để bố trí các nhiệm vụ phát sinh ngoài dự toán. Chi mua sắm tài sản tạm ngƣng, chỉ mua sắm tài sản thật sự cần thiết đã đƣợc bố trí trong dự toán đầu năm. Ngoài ra, các công trình xây dựng cơ bản cũng phải đƣợc rà soát lại và cắt giảm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Ngoài các nhân tố trên, nhân tố thu, chi, cân đối thu - chi cũng ảnh hƣởng đến hiệu quả quản lý ngân sách nhà nƣớc của huyện Vân Đồn. Cụ thể ảnh hƣởng của những nhân tố này tác động đến công tác quản lý ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn huyện nhƣ thế nào sẽ đƣợc phản ánh ở mục 3.2.5 của đề tài.
3.2.4. Tình hình cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm
3.2.4.1. Cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo Nghị định số 30/2005/NĐ -CP
Thực hiện cơ chế tự chủ theo Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ về chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính và Nghị định số 117/2013/NĐ- CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan Nhà nƣớc, các đơn vị luôn phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao, đạt chất lƣợng và hiệu quả cao. Tính đến năm 2013, tổng số cơ quan cấp huyện, các xã, thị trấn đƣợc giao thực hiện tự chủ là 21 đơn vị. Thực hiện chế độ tự chủ đã có những tác động tích cực đến hoạt động của các cơ quan nhƣ tăng cƣờng quyền tự chủ và tính chủ động của thủ trƣởng đơn vị trong công tác quản lý nhân sự và quản lý tài chính. Tinh thần và ý thức trách nhiệm của đội ngũ công chức đƣợc nâng lên. Tất cả những nội dung chi đƣợc công khai chi tiết đã góp phần kiểm soát chi tiêu một cách hợp lý và thúc đẩy thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong sử dụng ngân sách, tài sản công. Kết quả đạt đƣợc:
a. Về tự chủ trong công việc và tự chủ sử dụng kinh phí được giao
Từ khi thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm kết hợp cải cách hành chính, các đơn vị trong huyện Vân Đồn luôn thể hiện hết vai trò, trách nhiệm của mình, hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao, hiệu quả công việc đƣợc nâng lên. Trong quá trình thực hiện, hầu hết các đơn vị trên địa bàn huyện tiết kiệm đƣợc kinh phí để tăng thu nhập cho cán bộ công chức trong đơn vị, đó là nguồn động viên và khích lệ tinh thần làm việc của cán bộ công chức.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Hàng năm, các đơn vị trên địa bàn huyện Vân Đồn đã xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, trong đó quy định cụ thể việc sử dụng các trang thiết bị trong công tác chuyên môn nhất là các thiết bị về điện, điện thoại, văn phòng phẩm, nhiên liệu, …. Nội dung quy chế chi tiêu nội bộ đều lấy ý kiến thống nhất trong hội nghị cán bộ công chức ngay đầu năm.
c. Về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công việc
Cơ sở vật chất luôn đáp ứng yêu cầu đảm bảo về trang thiết bị phục vụ cho nhiệm vụ chuyên môn nhƣ máy tính, máy photo ngân sách huyện cân đối hàng năm để bổ sung cho đơn vị trên địa bàn huyện Vân Đồn ngoài định mức đƣợc giao.
Những khó khăn, tồn tại:
- Định mức khoán chi ổn định không đổi trong khi giá cả các mặt hàng phục vụ cho hoạt động thƣờng xuyên của đơn vị tăng, các chế độ hội nghị tăng, thanh toán công tác phí thay đổi nhƣ: Phụ cấp lƣu trú, thanh toán tiền thuê phòng nghỉ, …. Do đó, các đơn vị gặp khó khăn trong việc thanh toán tăng theo chế độ.
- Một số cơ quan còn lúng túng trong việc xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ và các tiêu chí làm căn cứ đánh giá cấp dƣới hoàn thành nhiệm vụ, mà chủ yếu căn cứ vào nhiệm vụ đƣợc cấp trên giao hàng năm, do vậy việc thực hiện tự chủ của từng đơn vị vẫn mang tính hình thức.
- Hàng năm đều có tiết kiệm chi, tăng thu nhập cho cán bộ công chức, tuy nhiên, việc chi trả thu nhập cho CBCC vẫn mang tính cào bằng hoặc bình quân, đa số các đơn vị thực hiện tăng thu nhập theo 1 hệ số chung trên mức lƣơng hiện hƣởng của từng CBCC, không căn cứ vào kết quả đóng góp việc tăng thu và tiết kiệm chi của từng cá nhân.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Tổng số đơn vị đã giao tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP tính đến năm 2013 trên địa bàn huyện Vân Đồn là 47 đơn vị, trong đó: đơn vị tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động là 23 đơn vị; Đơn vị do NSNN bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động là 24 đơn vị.
- Số các đơn vị trên địa bàn huyện đƣợc giao quyền tự chủ đã xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ đến năm 2013: 47/47 đơn vị (đạt tỷ lệ 100%).
Thu nhập tăng thêm của ngƣời lao động giữa các đơn vị trên địa bàn huyện Vân Đồn còn chênh lệch nhau khá cao, mức thu nhập bình quân thấp nhất là 214.000 đồng/ngƣời/tháng, mức thu nhập bình quân cao nhất là 1.630.000 đồng/ngƣời/tháng.
3.2.5. Thực trạng công tác điều hành quản lý NSNN ở huyện Vân Đồn
3.2.5.1. Lập dự toán ngân sách nhà nước huyện Vân Đồn
Quy trình NSNN bao gồm 3 bộ phận là lập, chấp hành và quyết toán. Trong đó, công tác lập dự toán đƣợc xác định là khâu hết sức quan trọng, bởi nó quyết định chất lƣợng phân bổ về sử dụng nguồn lực tài chính, nó cũng là căn cứ quan trọng cho việc kiểm soát chi phí hàng năm của NSNN.
Hàng năm, căn cứ Quyết định giao dự toán của Ủy ban nhân dân tỉnh, đồng thời dựa trên nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm an ninh quốc phòng ở huyện, phòng Tài chính - Kế hoạch có nhiệm vụ tham mƣu Ủy ban nhân dân huyện trình Hội đồng nhân dân huyện phƣơng án phân bổ dự toán ngân sách huyện. Nhìn chung, công tác lập dự toán trên địa bàn huyện Vân Đồn đảm bảo thủ tục và thời gian theo quy định.
a. Lập dự toán thu ngân sách nhà nước huyện Vân Đồn
Căn cứ Nghị quyết HĐND huyện giao, Chi cục thuế, Phòng Tài chính - Kế hoạch, các cơ quan liên quan, UBND các xã, thị trấn tổ chức thu, nộp ngân sách hàng năm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh 2012/2011 2013/2012 Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%)
I. Thu cân đối NSNN
trên địa bàn 20.622 22.269 24.596 1.647 7,99 2.327 10,45 II. Các khoản thu để
lại đơn vị chi quản lý qua NSNN
III. Thu bổ sung từ
ngân sách cấp trên 62.540 80.896 144.667 18.356 29,35 63.771 78,83 1. Bổ sung cân đối 62.540 80.896 144.667 18.356 29,35 63.771 78,83 2. Bổ sung có mục tiêu
Tổng dự toán 83.162 103.165 169.263 20.003 24,05 66.098 64,07
Nguồn: Báo cáo quyết toán thu NSNN huyện Vân Đồn năm 2011-2013
Dựa vào bảng số liệu Bảng 3.4, tổng dự toán thu tăng bình quân hàng năm 44,06%, trong đó dự toán tăng thu chủ yếu từ bổ sung cân đối từ ngân sách cấp tỉnh với mức tăng bình quân hàng năm 54,09%.
Nhìn chung, công tác lập dự toán thu NSNN của huyện Vân Đồn đúng quy định của Luật NSNN và các văn bản hƣớng dẫn thi hành.
b. Lập dự toán chi ngân sách nhà nước huyện Vân Đồn
Căn cứ số kiểm tra, số chi các năm trƣớc, nhiệm vụ cụ thể của năm kế hoạch và những chỉ tiêu dân số, vùng lãnh thổ, biên chế, … do cơ quan có thẩm quyền thông báo và hƣớng dẫn của cấp trên làm cơ sở lập dự toán chi ngân sách hàng năm.
Bảng 3.5. Tình hình lập dự toán chi ngân sách giai đoạn 2011-2013
Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh 2012/2011 2013/2012
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%)
I. Chi cân đối NSĐP 80.250 98.891 107.227 18.641 23,23 8.336 8,43 1. Chi đầu tƣ phát triển 5.135 6.400 8.679 1.265 24,63 2.279 35,61 2. Chi thƣờng xuyên 72.972 90.317 96.200 17.345 23,77 5.883 6,51 3. Dự phòng 2.143 2.174 2.348 31 1,45 174 8,00 4. Chi chuyển nguồn
II. Các khoản chi bằng nguồn thu để lại đơn vị chi qua NSNN
III. Chi bổ sung cho NS cấp dƣới
Tổng dự toán 80.250 98.891 107.227 18.641 23,23 8.336 8,43
Nguồn: Báo cáo quyết toán chi NSNN huyện Vân Đồn năm 2011-2013
Qua Bảng 3.5 cho thấy nhiệm vụ chi ngân sách huyệnVân Đồn tăng qua các năm, mức tăng bình quân hàng năm 15,83% phù hợp với tình hình phát triển KTXH của huyện Vân Đồn, cũng nhƣ việc đảm bảo chi trả các chế độ, chính sách theo đúng quy định của nhà nƣớc. Nhìn chung, công tác lập dự toán chi của huyện thực hiện đúng quy định.
3.2.5.2. Chấp hành dự toán ngân sách nhà nước huyện Vân Đồn
Căn cứ quyết định giao dự toán của Ủy ban nhân dân huyện Vân Đồn, các đơn vị trực thuộc đƣợc giao dự toán thực hiện theo đúng quy định. Nhìn chung, huyện Vân Đồn đã tổ chức chấp hành dự toán ngân sách Nhà nƣớc theo đúng quy định của Luật Ngân sách Nhà nƣớc và các Thông tƣ hƣớng dẫn của Bộ Tài chính, các văn bản cụ thể hoá của tỉnh. Công tác quản lý điều hành ngân sách đã bám sát theo dự toán của Hội đồng nhân dân đã phê duyệt.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
a. Chấp hành dự toán thu ngân sách huyện Vân Đồn
Căn cứ Nghị quyết HĐND huyện giao, Chi cục thuế, Phòng Tài chính- Kế hoạch, các cơ quan liên quan, UBND các xã, thị trấn tổ chức thu, nộp ngân sách hàng năm.
Cùng với nhịp độ phát triển kinh tế, quá trình cải cách thuế với nhiều chính sách thuế có nhiều đổi mới quan trọng theo hƣớng từng bƣớc hình thành hệ thống thuế công bằng, thống nhất, giảm dần sự phân biệt giữa các thành phần kinh tế, tạo môi trƣờng kinh doanh thuận lợi để phát triển sản xuất kinh doanh; thủ tục hành chính trong thu nộp thuế đƣợc đơn giản hóa, công tác quản lý thuế đƣợc đổi mới và dần đƣợc hiện đại hóa. Công tác tự khai tự