Kiến nghị đối với Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội

Một phần của tài liệu thực trạng chất lượng đảm bảo tín dụng bằng tài sản tại nhtm cổ phần quân đội chi nhánh thăng long giai đoạn 2008 – 2010 (Trang 85 - 91)

5. Kết cấu của chuyên đề thực tập tốt nghiệp

3.3.3 Kiến nghị đối với Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội

Ngân hàng TMCP Quân đội cần phải tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện công tác đảm bảo tiền vay của các chi nhánh, bảo đảm các chi nhánh luôn thực hiện đúng chính sách và các quy định của Ngân hàng TMCP Quân đội ban hành cũng như các quy định, văn bản pháp luật, đồng thời có các hình thức xử phạt phù hợp trong trường hợp các chi nhánh không tuân thủ theo quy định của ngân hàng.

Ngân hàng nên xây dựng và hoàn thiện các văn bản quy định về bảo đảm tiền vay thống nhất với toàn bộ các chi nhánh với nhau trong hệ thống, đồng thời xây dựng rõ các tiêu thức định giá tài sản rõ ràng và phù hợp đối với các loại TSĐB. Ngân hàng cũng nên có các văn bản cụ thể chi tiết để hướng dẫn các chi nhánh thực hiện các quy chế chung về bảo đảm tiền vay.

Ngân hàng nên chú trọng đến đào tạo nguồn nhân lực, nhất là cán bộ tín dụng, cán bộ quản lý. Đào tạo trước hết là các cán bộ chủ chốt về kiến thức chuyên môn, quản trị kinh doanh, khả năng truyền đạt, hướng dẫn nhân viên, khả năng quản trị nguồn nhân lực. Ngân hàng cần có kế hoạch để xây dựng các chương trình đào tạo sao cho phù hợp mà tiết kiệm chi phí. Bên cạnh đó ngân hàng cũng nên chú trọng đạo đức nghề nghiệp, tinh thần trách nhiệm, tạo hình ảnh tốt cho cán bộ nhân viên.

Ngân hàng TMCP Quân đội nên tạo điều kiện để các chi nhánh chủ động hơn nữa trong hoạt động của mình. Chi nhánh là đơn vị làm việc và tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, chịu trách nhiệm thẩm định khách hàng vì vậy trong một số trường hợp chi nhánh có thể tự quyết định cho vay mà không cần phải xin ý kiến từ Hội sở để giải quyết nhanh chóng hơn.

Ngân hàng cần có chính sách và kế hoạch đào tạo đội ngũ cán bộ ngân hàng, cán bộ tác nghiệp trên các lĩnh vực chuyên môn nghiệp vụ, đặc biệt là

chuyên ngành định giá, định giá tài sản nói chung, định giá TSĐB nói riêng. Ngân hàng cần thường xuyên theo dõi nắm bắt thông tin về diễn biến thị trường như: thị trường BĐS, thị trường chứng khoán, thị trường ngoại hối, thị trường vàng… nhằm nâng cao khả năng phân tích, dự báo diễn biến thị trường để từ đó có chỉ đạo, định hướng kịp thời hoạt động bảo đảm tài sản tại các chi nhánh, đặc biệt là các chi nhánh mà trình độ vẫn còn yếu, thiếu kinh nghiệm trong lĩnh vực này.

Ngân hàng cần tăng cường kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành các quy định về hoạt động tín dụng nói chung, quy định về bảo đảm tài sản nói riêng trong việc thẩm định TSĐB, đánh giá tài sản, các đối tượng áp dụng, căn cứ. Kiểm tra việc ghi chép theo dõi, quản lý lưu trữ trong kho quỹ. Đặc biệt là kiểm tra việc hạch toán, xuất nhập phong toả tài khoản bảo đảm.

KẾT LUẬN

Trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi, hội nhập với khu vực và quốc tế, môi trường tín dụng ngày càng tiềm ẩn nhiều rủi ro… thì tăng chất lượng tài sản đảm bảo là hết sức cần thiết đối với hoạt động của ngân hàng. Chính vì thế mà NHTM Cổ phần Quân Đội nói chung, Chi nhánh Thăng Long nói riêng chủ trương nâng cao chất lượng bảo đảm tiền vay là hết sức cần thiết và đúng đắn. Do vậy, khóa luận chọn đề tài này nhằm góp phần thiết thực đưa ra những giải pháp giúp Chi nhánh hoàn thành được mục tiêu nói trên.

Chuyên đề thực tập đã thực hiện được những nội dung chủ yếu sau:

Thứ nhất: Khái quát có hệ thống về ngân hàng thương mại gồm có: khái niệm NHTM, chức năng NHTM, các nghiệp vụ NHTM; hoạt động tín dụng gồm có: khái niệm tín dụng ngân hàng, phân loại tín dụng, vai trò tín dụng ngân hàng, các nguyên tắc cấp tín dụng; và rủi ro tín dụng của NHTM. Tiếp đó chuyên đề đi sâu vào vấn đề bảo đảm tín dụng bằng tài sản của NHTM: từ khái niệm bảo đảm tín dụng bằng tài sản, nguyên tắc bảo đảm tín dụng bằng tài sản, sự cần thiết của bảo đảm tín dụng bằng tài sản, các hình thức bảo đảm tín dụng bằng tài sản, quy trình tín dụng có TSĐB và cuối cùng là đề cập đến vấn đề chất lượng bảo đảm tín dụng bằng tài sản của NHTM.

Thứ hai: Giới thiệu tổng quan về chi nhánh từ lịch sử hình thành đến cơ cấu tổ chức, tình hình hoạt động để thấy rõ đối tượng và phạm vi nghiên cứu của chuyên đề. Trên cơ sở đó thực hiện đánh giá, phân tích toàn diện thực trạng việc áp dụng và triển khai các biện pháp bảo đảm tín dụng bằng tài sản của Chi nhánh Thăng Long từ năm 2008 đến năm 2010, từ đó đánh giá chất lượng bảo đảm tiền vay của Chi nhánh, rút ra những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó. Những thành tựu quan trọng mà chi

nhánh đạt được là : quy mô tín dụng tăng trưởng qua các năm nhưng chất lượng tín dụng cũng tăng lên; chất lượng công tác thẩm định khách hàng, phương án, dự án vay vốn, tài sản đảm bảo ngày càng được quan tâm, chú ý hoàn thiện; thực hiện nghiêm túc các văn bản pháp lý quy định hướng dẫn của nhà nước, của ngành và các bộ, ngành có liên quan về việc thực hiện các bảo đảm tín dụng. Bên cạnh đó Chi nhánh vẫn còn tồn tại các hạn chế: chưa có đủ khả năng để tiếp nhận đa dạng các loại TSĐB tiền vay; chất lượng công tác thẩm định TSĐB chưa cao, vẫn còn mang tính chủ quan, quy trình thẩm định TSĐB còn nhiều bất cập. Nguyên nhân của những hạn chế trên đến từ phía cả ngân hàng lẫn khách hàng và môi trường pháp lý, kinh tế, mà chủ yếu là từ phía ngân hàng.

Thứ ba: Trên cơ sở phân tích tình hình thực tế của Chi nhánh, chuyên đề thực tập đã đưa ra những giải pháp cụ thể đối với Chi nhánh, kiến nghị đối với Chính phủ, các Bộ liên ngành liên quan, NHNN và NHTM Cổ phần Quân Đội nhằm thực hiện có hiệu quả những giải pháp đưa ra. Trong đó các biện pháp và kiến nghị chủ yếu được đưa ra đối với NHTM Cổ phần Quân Đội, gồm có: Hoàn thiện và đổi mới quy trình tín dụng có TSĐB, đa dạng hoá các hình thức bảo đảm trong hoạt động cho vay, nâng cao chất lượng thẩm định và định giá TSĐB, nâng cao chất lượng quản lý TSĐB, nâng cao chất lượng công tác xử lý TSĐB, nâng cao trình độ cán bộ tín dụng, cán bộ thẩm định để đáp ứng nhu cầu của công việc, hoàn thiện và nâng cấp hệ thống thông tin trong ngân hàng. Các biện pháp trên cần được thực hiện một cách triệt để và đồng bộ, tuy nhiên biện pháp quan trọng nhất vẫn là hoàn thiện và đổi mới quy trình tín dụng có TSĐB tiến tới xây dựng một cẩm nang hoàn thiện và đầy đủ cho các nhân viên tín dụng, nâng cao trình độ cán bộ tín dụng, cán bộ thẩm định, hoàn thiện và nâng cấp hệ thống thông tin trong ngân hàng.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình quản trị ngân hàng thương mại – Đại học Kinh tế quốc dân -

NXB Thống kê

2. Giáo trình Ngân hàng Trung ương - Đại học Kinh tế quốc dân -NXB

Thống kê

3. Giáo trình lý thuyết tài chính tiền tệ - Đại học Kinh tế quốc dân -NXB

Thống kê

4. Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính – Frederic S. Mishkin

5. Quản trị Ngân hàng Thương mại - Peter S.Rose.

6. Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh và phương hưóng hoạt động của

NHTM Cổ phần Quân đội Chi nhánh Thăng Long năm 2008, 2009,2010

7. Sổ tay tín dụng Ngân hàng Quân đội

8. Các văn bản, quy định về TSĐB của MB - Chi nhánh Thăng Long

9. Quyết định 493/2005/QĐ- NHNN ra ngày 22/04/2005 của Thống đốc

NHNN.

10. Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN ra ngày 31/12/2001 của Thống đốc NHNN.

11. Nghị định 163/2006/NĐ- CP ngày 29/12/2006 của Thủ tướng chính phủ 12. Bộ luật Dân sự của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ...

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ...

Một phần của tài liệu thực trạng chất lượng đảm bảo tín dụng bằng tài sản tại nhtm cổ phần quân đội chi nhánh thăng long giai đoạn 2008 – 2010 (Trang 85 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w