Kết quả hoạt động kinh doanh

Một phần của tài liệu thực trạng chất lượng đảm bảo tín dụng bằng tài sản tại nhtm cổ phần quân đội chi nhánh thăng long giai đoạn 2008 – 2010 (Trang 51 - 69)

5. Kết cấu của chuyên đề thực tập tốt nghiệp

2.2.5 Kết quả hoạt động kinh doanh

Lợi nhuận trước thuế của chi nhánh tăng đều qua các năm và tăng nhanh trong năm 2010 lên đến 60.5 tỷ đồng. Nguyên nhân là do năm 2010 chi nhánh đã được nâng lên làm chi nhánh cấp 1.

Bảng 2.2:Diễn biến lợi nhuận trước thuế của MB Thăng Long

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu/ Năm Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Số tiền Số

tiền

% tăng giảm so với năm trước

Số tiền

% tăng giảm so với năm trước Lợi nhuận

trước thuế 22.7 35.12 54.70% 60.5 72.3%

(Nguồn: Báo cáo tài chính chi nhánh qua các năm 2008-2010)

Lợi nhuận trước thuế của Chi nhánh năm 2008 là 22.7 tỷ đồng, tăng lên 35.12 tỷ đồng vào năm 2009 – tăng 54.70% so với 2008, năm 2010 con số này là 60.5 tỷ đồng – tăng 72.3% so với năm 2010. Mức tăng trưởng trên là khá cao và bền vững so với một chi nhánh ngân hàng nói chung ;và đặc biệt đáng khích lệ đối với một chi nhánh mới thành lập như MB Thăng Long. Có được thành tích trên là kết quả của sự chỉ đạo sáng suốt, linh hoạt của cũng như sự kiểm tra đôn đốc ban giám đốc; sự cố gắng và nhiệt tình của đội ngũ cán bộ công nhân viên toàn chi nhánh. Với kết quả như trên MB Thăng Long đã hoàn thành nhiệm vụ được giao và trở thành đơn vị vững mạnh toàn diện.

2.3 Phân tích tình hình đảm bảo tín dụng bằng tài sản tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội chi nhánh Thăng Long

2.3.1 Quy định của Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội chi nhánh Thăng Long về tài sản đảm bảo

MB Thăng Long nằm trong hệ thống MB hoạt động theo quy định của NHNN và của Ngân hàng Quân Đội. Các quy định về vấn đề tài sản đảm bảo

của MB bao gồm: Quyết định 5539.QD-MB-HS về quy trình nhận và quản lý tài sản đảm bảo tại MB, quyết định 521.QĐ-MB-HS nội dung Quy định về tài sản đảm bảo, quyết định 50.QĐ-MB-HS sửa đổi quyết định 521.

Các nội dung chính liên quan đến tài sản đảm bảo tại MB được quy định như sau:

a. Điều kiện tài sản đảm bảo

Điều kiện đối với TSBĐ

- TSBĐ thuộc quyền sở hữu của Bên bảo đảm. - TSBĐ được phép giao dịch.

- TSBĐ có tính khả mại.

- TSBĐ không tranh chấp tại thời điểm ký HĐBĐ.

- TSBĐ có mua bảo hiểm theo quy định của pháp luật hoặc theo quy định của MB.

Điều kiện đối với chủ sở hữu tài sản

- TSBĐ là giấy tờ có giá, tiền gửi: không quá 70 tuổi.

- TSBĐ là các tài sản khác: không quá 60 tuổi, trường hợp khoản tín dụng trên 5 năm thì không quá 55 tuổi.

- TSBĐ của chủ sở hữu vượt quá quy định tuổi nêu trên thì chỉ nhận khi có phê duyệt của TGĐ hoặc được TGĐ ủy quyền.

Đối tượng không nhận TSBĐ: người bị mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi, người bị bệnh nặng, người bị hạn chế quyền công dân.

Điều kiện quan hệ giữa khách hàng với bên thứ ba có TSĐB cho khoản tín dụng

- Khách hàng cá nhân: Con cái, bố mẹ đẻ, bố mẹ vợ/ chồng, anh chị em ruột, anh chị em của vợ/ chồng, cô dì chú bác cậu ruột.

- Khách hàng doanh nghiệp: Các thành viên ban tổng giám đốc, thành viên hội đồng quản trị đương nhiệm, bố mẹ đẻ, bố mẹ vợ/ chồng, con của các thành viên nêu trên.

Các trường hợp các theo phê duyệt của TGĐ hoặc người được TGĐ ủy quyền.

Tài sản được nhận bảo đảm

- Tiền và các giấy tờ có giá: Tiền VN và ngoại tệ; GTCG do nhà nước, tổ chức tín dụng, doanh nghiệp, phát hành; Vàng, bạc, kim khí quý, đá quý; Vận

đơn theo lệnh, vận đơn vô danh (bộ vận đơn đầy đủ), hối phiếu thanh toán theo bộ chứng từ.

- Bất động sản: quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất.

- Động sản: Phương tiện vận tải, máy móc thiết bị, nguyên nhiên vật liệu, thành phẩm, hàng hóa luân chuyển, quyền đòi nợ phát sinh từ hợp đồng, quyền tài sản đối với phần vốn góp doanh nghiệp, quyền nhận tiền bảo hiểm.

Điều kiện TSBĐ là vật hình thành trong tương lai

- Vật hình thành trong tương lai là động sản, bất động sản thuộc sở hữu của Bên bảo đảm sau thời điểm nghĩa vụ được xác lập hoặc giao dịch đảm bảo được giao kết. Hợp đồng BĐTV thể hiện rõ những nguyên tắc xác định thời điểm nhận và cách thức quản lý các tài sản hình thành trong tương lai.

Tài sản không nhận bảo đảm

- Kim khí quý, đá quý dưới dạng nguyên liệu thô hoặc ít giao dịch thường xuyên.

- Quyền sở hữu công nghiệp

- Quyền tài sản phát sinh từ quyền tác giả.

- Vật nuôi, cây trồng và quyền đối với giống cây trồng. - Quyền khai thác tài nguyên thiên nhiên.

- Quyền sử dụng mặt biển và tài sản trên mặt biển

b. Giới hạn cho vay theo giá trị định giá TSĐB

Mức cho vay tối đa được thực hiện theo quy định của MB trong từng thời kỳ, theo loại TSĐB và theo từng sản phẩm dịch vụ. Chi nhánh cần phải căn cứ vào các văn bản cụ thể để xác định giới hạn cho vay.

Tùy theo đối tượng khách hàng và sản phẩm tín dụng, hình thức cấp tín dụng, các chi nhánh tính toán và quyết định mức cho vay cụ thể, giới hạn cho vay tối đa theo quy định của MB đối với đối tượng, sản phẩm, và hình thức cấp tín dụng đó.

Tỷ lệ cho vay trên giá trị tài sản đảm bảo phụ thuộc vào:

+ Số tiền gốc, lãi và các phí liên quan khác dự tính đến thời điểm có thể thu hồi nợ ( đặc biệt lưu ý đến TSĐB là số tiền thuê đất sẽ bị khấu trừ dần)

+ Mức độ hiệu quả và tính khả thi của phương án/ dự án vay vốn + Khả năng trả nợ của khách hàng

+ Mức độ tín nhiệm của khách hàng

Các trường hợp xử lý TSBĐ

- Đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm mà bên bảo đảm không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ đối với MB.

- Bên bảo đảm phải thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm trước thời hạn do vi phạm nghĩa vụ theo thỏa thuận với MB hoặc theo quy định pháp luật.

- Pháp luật quy định TSBĐ phải được xử lý để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác.

Nguyên tắc xử lý TSBĐ

- Xử lý theo các phương thức mà các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng

hoặc tài sản được bán đấu giá.

- Tuân thủ nguyên tắc công khai.

- Ngân hàng có quyền chuyển giao quyền thu hồi nợ và xử lý tài sản cho các đơn vị có chức năng thực hiện nghiệp vụ mua bán hoặc xử lý nợ.

- TSBĐ cho nhiều nghĩa vụ thì tất cả các nghĩa vụ được coi là đến hạn và được tham gia xử lý TSBĐ.

- Tiếp tục thực hiện nghĩa vụ đến khi hoàn thành Thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý TSBĐ

- TSBĐ thực hiện nhiều nghĩa vụ và các giao dịch đảm bảo đều đăng ký GDBĐ thì xác định theo thứ tự đăng ký.

- TSBĐ thực hiện nhiều nghĩa vụ thì GDBĐ có đăng ký ưu tiên thanh toán so với giao dịch không đăng ký.

- TSBĐ thực hiện nhiều nghĩa vụ và các giao dịch đảm bảo đều không đăng ký thì xác định theo thứ tự xác lập giao dịch đảm bảo.

Phương thức xử lý TSBĐ theo thỏa thuận

- Bán TSBĐ.

- MB nhận chính TSBĐ để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ.

- MB được trực tiếp nhận các khoản tiền hoặc tài sản khác từ người thứ ba trong trường hợp đảm bảo bằng quyền đòi nợ.

Trình tự thực hiện xử lý TSBĐ

- Lựa chọn các trường hợp xử lý TSBĐ.

- ĐVKD thỏa thuận với KH về phương thức xử lý và lập tờ trình thẩm định. - Trình cấp có thẩm quyền phê duyệt xử lý TSBĐ

Nguyên tắc phân bổ số tiền thu hồi từ TSBĐ

- Chi phí cần thiết để xử lý TSBĐ (có giấy tờ CM). - Thuế và các khoản phải nộp ngân sách Nhà Nước.

- Tiền lãi, phí trong hạn.

- Tiền lãi, phí quá hạn cho đến khi MB thực thu được tiền từ việc xử lý TSBĐ. - Tiền gốc quá hạn/ tiền trả nợ thay khi thực hiện bảo lãnh, thanh toán L/C. - Tiền gốc trong hạn.

d. Quy trình bảo đảm tiền vay

Giai đoạn Nhiệm vụ Kết quả

1. Lập hồ sơ BĐTV

Lựa chọn loại TSBĐ.

Giải thích quyền và nghĩa vụ của bên vay đối với TSĐB.

Hướng dẫn lập hồ sơ cho bên bảo đảm, tránh tình trạng bổ sung nhiều lần. - Hoàn thành bộ hồ sơ bảo đảm. 2. Thẩm định điều kiện BĐTV

- Thẩm định bên bảo đảm/ bên bảo lãnh và quyền tài sản của bên bảo đảm/ bên bảo lãnh.

- Định giá TSĐB và khả năng thu hồi nợ của TSĐB.

- Yêu cầu bổ sung tài sản nếu cần thiết.

- Biên bản xác định giá trị TSĐB.

- Báo cáo kết quả thẩm định.

3. Lập hợp đồng BĐTV

- Ký kết hợp đồng BĐTV.

- Ký kết đơn đăng ký giao dịch bảo đảm.

- Hợp đồng BĐTV. - Đơn đăng ký giao dịch bảo đảm. 4. Chuyển

giao TSBĐ

- Nhận TSBĐ (trong cầm cố).

- Thỏa thuận về việc bên thứ ba giữ tài sản.

- Phiếu nhập kho. - Hợp đồng ba bên giao thuê trông giữ tài sản.

5. Kiểm soát TSĐB

- Kiểm tra đánh giá việc sử dụng và bảo quản tài sản giá trị tài sản.

- Biên bản đánh giá lại. 6. Xử lý, kết thúc hợp đồng bảo đảm

- Xử lý tài sản bảo đảm để thu nợ. - Làm thủ tục kết thúc hợp đồng bảo đảm.

- Kết thúc hợp đồng bảo đảm.

- Giải chấp tài sản.

2.3.2 Thực trạng bảo đảm tín dụng bằng tài sản tại NHTM Cổ phần Quân Đội chi nhánh Thăng Long

2.3.2.1 Dư nợ cho vay theo hình thức đảm bảo

Diễn biến dư nợ cho vay theo hình thức đảm bảo của MB Thăng Long 3 năm gần đây được thể hiện ở biểu đồ sau

Đơn vị : tỷ đồng

Biểu đồ 2.5: Diễn biến dư nợ theo hình thức đảm bảo của MB Thăng Long (2008-2010)

Nguồn : Báo cáo tài chính các năm 2008,2009,2010

Ta thấy dư nợ có TSĐB tăng đều qua các năm và đến năm 2010 đã chiếm tỷ trọng lớn hơn so với dư nợ không có TSĐB. Cụ thể năm 2008 dư nợ có TSĐB là 16.76 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 44% tổng dư nợ , đến năm 2009 dự nợ có TSĐB là 282.84 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 51% tổng dư nợ, năm 2010 con số này là 538.82 tỷ đồng chiếm 57.5%tổng dư nợ. Như vậy, năm 2008 tỷ trọng cho vay tín chấp cao hơn cho vay có TSĐB, nhưng đứng trước rủi ro tín dụng, đặc biệt trong hoàn cảnh khủng hoảng kinh tế, năm 2009 tỷ trọng dư nợ có TSĐB đã chiêm ưu thế, làm giảm rủi ro và góp phần vào kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh. Điều này cho thấy sự nhận thức rõ rệt của Chi nhánh về tầm quan trọng của TSĐB và phản ánh xu hướng tín dụng của Chi nhánh. Chi nhánh đã ngày càng chú trọng hơn vào công tác đảm bảo tín dụng bằng tài sản, điều này vừa giúp cho ngân hàng phòng ngừa và hạn chế rủi ro, đảm bảo an toàn vốn kinh doanh. Tuy nhiên bảo đảm tín dụng chỉ là biện pháp phòng ngừa khi gặp rui ro tín dụng, điều quan trọng là chi nhánh phải đánh giá đúng khách hàng cũng như phương án/ dự án; đồng thời áp dụng linh hoạt các hình thức đảm bảo tín dụng.

2.3.2.2 Dư nợ có TSĐB phân theo đối tượng

Ta xét dư nợ có TSĐB đối với KHCN và KHDN

Bảng 2.3: Dư nợ đối với KHCN phân loại theo TSĐB của MB Thăng Long giai đoạn 2008-2010

Chỉ tiêu/ Năm

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Số liệu (tỷ) Tỷ trọng Số liệu (tỷ) Tỷ trọng Số liệu (tỷ) Tỷ trọng Dư nợ có TSĐB 91.21 71% 78.44 78.5% 149.73 81% Dư nợ không có TSĐB 37.25 29% 21.51 21.5% 35.12 19% Tổng dư nợ KHCN 128.46 100% 99.95 100% 184.85 100%

Nguồn :Báo cáo tài chính các năm 2008-2009-2010

Bảng 2.4: Dư nợ đối với KHDN phân loại theo TSĐB của MB Thăng Long giai đoạn 2008-2010

Chỉ tiêu/ Năm

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Số liệu (tỷ) Tỷ trọng Số liệu (tỷ) Tỷ trọng Số liệu (tỷ) Tỷ trọng Dư nợ có TSĐB 85.55 31.3% 204.8 59.9% 389.09 52.3% Dư nợ không có TSĐB 187.71 68.7% 137.03 40.1% 355.06 47.7% Tổng dư nợ KHDN 273.26 100% 341.83 100% 744.15 100%

Nguồn :Báo cáo tài chính các năm 2008-2009-2010

Nhìn vào hai bảng số liệu ta thấy dư nợ có TSĐB của KHCN chiếm tỷ trọng lớn từ 70-80%, trong khi đó dư nợ có TSĐB của KHDN chỉ chiếm 30- 50%. Nhưng nhìn chung ở cả hai khối khách hàng này dư nợ có TSĐB đều tăng lên qua các năm. Sở dĩ có hiện tượng này là do cá nhân là những khách hàng nhỏ lẻ nên để đảm bảo an toàn vốn vay, ngân hàng thường cho vay với điều kiện có TSĐB. Mặt khác KHCN giao dịch với ngân hàng không thường xuyên do mục đích chủ yếu là tiêu dùng nên ngân hàng không quản lý được

nguồn thu của khách hàng. Còn doanh nghiệp vay vốn với mục đích chủ yếu là sản xuất kinh doanh và thường kèm theo điều kiện chuyển doanh thu về tài khoản tại Chi nhánh nên ngân hàng có thể kiểm soát được nguồn thu của doanh nghiệp, và do vậy điều kiện TSĐB sẽ được nới lỏng hơn so với KHCN. Tuy nhiên chi nhánh cũng chỉ cho vay không có TSĐB đối với KHDN có môi quan hệ thường xuyên, uy tín, có tình hình tài chính lành mạnh, hiệu quả.

Năm 2009, 2010 tỷ trọng cho vay có TSĐB của KHDN tăng đột biến và chiếm ưu thế hơn là do năm 2008 đã xuất hiện những khoản nợ xấu không có TSĐB, đã ảnh hưởng rất lớn đến kết quả hoạt động của chi nhánh. Vì vậy mà các năm sau, chi nhánh đã có biện pháp đề phòng rủi ro bằng cách tăng tỷ trọng cho vay có TSĐB.

Tỷ trọng cho vay có TSĐB đều tăng qua các năm với cả KHCN và KHDN là một dấu hiệu tốt, bởi cho vay có TSĐB là giải pháp giúp nâng cao hiệu quả cho vay, giảm thiểu rủi ro tín dụng, nâng cao ý thức trách nhiệm của người vay và của cán bộ tín dụng, hạn chế tình trạng lừa đảo chiếm dụng vốn ngân hàng.

2.3.2.3 Dư nợ có TSĐB theo các loại TSĐB

Bảng 2.5: Phân loại dư nợ có TSĐB theo loại TSĐB của MB Thăng Long giai đoạn 2008-2010

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu/ Năm Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Số liệu Tỷ trọng Số liệu Tỷ trọng Số liệu Tỷ trọng Sổ tiết kiệm 21.21 12% 19.8 7% 49.57 9.2% GTCG khác 3.54 2% 2.83 1% 2.69 0.5% BĐS 88.38 50% 166.88 59% 323.29 60% Máy móc thiết bị 61.87 35% 93.34 33% 155.18 28.8% TSĐB khác 1.77 1% - 0% 2.69 0.5% Tổng 176.76 100% 282.84 100% 538.82 100%

Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2008-2010

Ta thấy TSĐB của chi nhánh chủ yếu là BĐS, chiếm khoảng 50-60%, tiếp đến là máy móc thiết bị và sổ tiết kiệm,GTCG. Trong hình thức cầm cố chi nhánh chủ yếu chỉ nhận sổ tiết kiệm là chính (10%), còn lại là cầm cố GTCG (5%). Sở dĩ có hiện tượng này là do KHCN hiện nay chủ yếu đầu tư dưới dạng sổ tiết kiệm, ít đầu tư vào GTCG, mặt khác chính sách của MB khá thận trọng, chủ yếu chỉ nhận cầm cố sổ tiết kiệm để giảm rủi ro cho ngân hàng. Trong hình thức thế chấp thì BĐS là chủ yếu, tiếp theo là máy móc thiết bị. Cụ thể, hình thức thế chấp chiếm 85-90% TSĐB thì có đến 50-60% là TSĐB. Nguyên nhân là do BĐS có những ưu điểm hơn so với máy móc thiết bị: ít bị hao mòn và giảm giá trị, khi thanh lý thuận lợi hơn do không gặp trở

Một phần của tài liệu thực trạng chất lượng đảm bảo tín dụng bằng tài sản tại nhtm cổ phần quân đội chi nhánh thăng long giai đoạn 2008 – 2010 (Trang 51 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w