Nâng cao chất lượng quản lý TSĐB

Một phần của tài liệu thực trạng chất lượng đảm bảo tín dụng bằng tài sản tại nhtm cổ phần quân đội chi nhánh thăng long giai đoạn 2008 – 2010 (Trang 77 - 78)

5. Kết cấu của chuyên đề thực tập tốt nghiệp

3.2.5. Nâng cao chất lượng quản lý TSĐB

TSĐB có thể do Ngân hàng hoặc khách hàng hay bên thứ ba nắm giữ. Do điều kiện mà Chi nhánh chỉ giữ các loại giấy tờ như: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà, sổ tiết kiệm, một số giấy tờ có giá, còn những TSĐB là máy móc thiết bị, ô tô, dây chuyền sản xuất, tài sản hình thành từ vốn vay đều do khách hàng nắm giữ, bảo quản và sử dụng. Việc quản lý TSĐB tiền vay có ảnh hưởng rất lớn đến việc xử lý TSĐB, TSĐB được quản lý tốt thì việc xử lý TSĐB được dễ dàng, nhanh chóng và ngược lại. Do đó quản lý TSĐB luôn phải được chú trọng và quan tâm.

Đối với TSĐB do Chi nhánh trực tiếp nắm giữ thì cần: Đối với GTCG phải bảo quản như đối với tiền, phải được cất giữ trong kho, nơi khô ráo tránh chuột bọ, mối mọt, thuận tiện cho việc thường xuyên lấy ra kiểm tra. Khi cần phải lấy hồ sơ ra hoặc xuất tài sản thì phải thực hiện theo quy trình như xuất kho tiền. Đối với các loại TSĐB khác mà Chi nhánh cần phải nắm giữ như hàng hoá… Chi nhánh nên thuê một bên thứ ba đứng ra bảo quản hộ, quy

định rõ ràng trách nhiệm và nghĩa vụ của các bên. Trong cả hai trường hợp, Chi nhánh trực tiếp nắm giữ hay thuê bên thứ ba bảo quản thì Chi nhánh cần kiểm tra định kỳ TSĐB để nắm rõ tình trạng của TSĐB, tránh những rủi ro cho ngân hàng.

Đối với các loại TSĐB mà do bên thứ ba nắm giữ hoặc do khách hàng nắ giữ thì tuỳ theo tính chất và đặc điểm của từng loại tài sản mà cán bộ tín dụng cần thường xuyên kiểm tra TSĐB về các mặt như: đánh giá về tình trạng tài sản hiện tại như những thay đổi về số lượng và chất lượng so với nhận TSĐB; tình trạng sử dụng và bảo quản TSĐB; kiểm tra xem có các trường hợp vi phạm cam kết vay của khách hàng vay vốn, bên thứ ba theo quy định tại hợp đồng bảo đảm tiền vay. Trong trường hợp phát hiện các sai phạm do khách hàng hoặc bên thứ ba mắc phải gây tác động xấu đến TSĐB, cán bộ tín dụng cần: lập biên bản nêu rõ tính chất nghiêm trọng của sự việc, nghĩa vụ và trách nhiệm cụ thể của các bên, kịp thời đề xuất để có biện pháp xử lý, thông báo cho khách hàng hoặc bên thứ ba về cách xử lý mà Chi nhánh đưa ra và tiến hành xử lý khắc phục hậu quả sao cho bảo đảm tốt nhất quyền lợi của các bên tham gia.

Khi xác nhận hợp đồng giao dịch bảo đảm Chi nhánh cần đưa ra các quy định yêu cầu khách hàng phải cam kết bảo dưỡng, nhằm duy trì công suất cũng như giá trị tài sản, tránh trường hợp khách hàng bán mất TSĐB hoặc thay thế thiết bị, phụ tùng làm giảm giá trị thị trường TSĐB. Trong quá trình khách hàng sử dụng vốn vay của cán bộ tín dụng cần thường xuyên kiểm tra định giá lại TSĐB (đặc biệt là những tài sản có tính hao mòn vô hình nhanh) và giám sát chặt chẽ công tác bảo quản, lưu trữ, sử dụng TSĐB tiền vay của khách hàng. Có như vậy mới hạn chế được những rủi ro cho ngân hàng và nâng cao chất lượng TSĐB.

Một phần của tài liệu thực trạng chất lượng đảm bảo tín dụng bằng tài sản tại nhtm cổ phần quân đội chi nhánh thăng long giai đoạn 2008 – 2010 (Trang 77 - 78)