5. Kết cấu của chuyên đề thực tập tốt nghiệp
1.3.5 Quy trình tín dụng có tài sản đảm bảo
Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ
Ngân hàng tiếp nhận đơn đề nghị vay vốn, hồ sơ vay vốn, đàm phán lựa chọn TSĐB thích hợp và tiếp nhận hồ sơ TSĐB. Sau khi tiếp nhận hồ sơ, ngân hàng sẽ kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ và các giấy tờ liên quan
Bước 2: Thẩm định khách hàng và phương án / dự án vay vốn
năng tài chính, năng lực sản xuất kinnh doanh; đồng thời thẩm định phương án, dự án vay vốn có hiệu quả và khả thi không.
Bước 3: Thẩm định tài sản đảm bảo
Ngân hàng thẩm định tính hợp pháp, khả năng chuyển nhượng, tính ổn định giá trị thị trường, chất lượng của TSĐB. Trước tiên ngân hàng sẽ thẩm định tính sở hữu hợp pháp tài sản của khách hàng cùng với tính chuyển nhượng của tài sản. Sau đó ngân hàng phải định giá TSĐB căn cứ vào thực trạng của TSĐB, quy định về khung giá của nhà nước và tính thị trường của tài sản.
Bước 4: Xác định số lượng tín dụng
Ngân hàng xác định số lượng tín dụng dựa trên nhu cầu của khách hàng, khả năng cho vay của ngân hàng, giá trị TSĐB, các quy định của NHNN và của nội bộ ngân hàng
Bước 5: Ký kết hợp đồng tín dụng và hợp đồng TSĐB
Khi có phê duyệt của cấp có thẩm quyền về việc đồng ý cấp tín dụng, ngân hàng thực hiện soạn thảo và ký kết hợp đồng tín dụng cùng với hợp đồng bảo đảm tài sản. Tùy theo hình thức đảm bảo và loại TSĐB mà hợp đồng bảo đảm có thể tách riêng hoặc nằm trong hợp đồng tín dụng. Hợp đồng đảm bảo tùy theo quy định của nhà nước mà phải công chứng của nhà nước, đăng ký giao dịch bảo đảm với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Bước 6: Ngân hàng nhận TSĐB và thực hiện quản lý TSĐB trong thời hạn thế chấp, cầm cố.
Ngân hàng nhận tài sản đảm bảo từ khách hàng, có biên bản bàn giao hai bên, thực hiện nhập kho quỹ. Định kỳ ngân hàng định giá lại giá trị tài sản đảm bảo
Bước 7: Thanh lý hợp đồng tín dụng và hợp đồng bảo đảm
hàng và gửi thông báo giải chấp, đề nghị xóa chấp tới các cơ quan liên quan. Trong trường hợp khách hàng không thực hiện đúng cam kết với ngân hàng, ngân hàng sẽ xem xét xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ theo quy định.
Chú ý: Trong thời gian vay vốn, khách hàng có thể thay đổi TSĐB.
Quy trình tín dụng có TSĐB và không có TSĐB về cơ bản là giống nhau, tuy nhiên quy trình tín dụng có TSĐB phức tạp hơn và mất nhiều thời gian hơn do: Bên cạnh việc tiếp nhận và thẩm định hồ sơ tín dụng, ngân hàng còn phải đàm phán lựa chọn TSĐB phù hợp, tiếp nhận hồ sơ TSĐB, thẩm định giá trị TSĐB cũng như xác minh giá trị pháp lý của các giấy tờ liên quan đến TSĐB. Mặt khác, sau khi giải ngân, nếu cấp tín dụng không có TSĐB ngân hàng chỉ cần theo dõi khách hàng sử dụng tiền vay có đúng mục đích hay không, tình hình tài chính của khách hàng có đảm bảo khả năng trả nợ ngân hàng hay không; trong khi đó nếu cấp tín dụng có TSĐB thì ngân hàng còn phải quản lý tài sản đảm bảo, định kỳ định giá lại TSĐB và xử lý TSĐB theo quy định.