5. Kết cấu của chuyên đề thực tập tốt nghiệp
1.3.4.1 Phân loại theo hình thức đảm bảo tín dụng bằng tài sản
a. Cầm cố
Cầm cố là hình thức theo đó người nhận tài trợ của ngân hàng phải chuyển quyền kiểm soát TSĐB sang cho ngân hàng trong thời gian cam kết( thường là thời gian nhận tài trợ).
Khi ngân hàng thấy việc khách hàng nắm giữ TSĐB là không an toàn cho ngân hàng thì ngân hàng sẽ yêu cầu cầm cố tài sản. Các tài sản cầm cố thường là các tài sản mà khách hàng dễ bán, dễ chuyển nhượng. Mặt khác, hình thức cầm cố chỉ thích hợp với những tài sản ngân hàng có thể kiểm soát và bảo quản tương đối chắc chắn, và việc ngân hàng nắm giữ tài sản không ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của khách hàng.
b. Thế chấp
Thế chấp là hình thức đảm bảo theo đó người nhận tài trợ phải chuyển các giấy tờ chứng nhận sở hữu (hoặc sử dụng) các TSĐB sang ngân hàng nắm giữ trong thời gian cam kết.
Như vậy, theo hình thức này người nhận tài trợ vẫn có thể sử dụng TSĐB vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, quá trình sử dụng có thể làm giảm giá trị của tài sản, người nhận tài trợ có thể lợi dụng phân tán tài sản,… Vì vậy, ngân hàng phải kiểm soát và định giá lại tài sản thường xuyên. Các TSĐB thế chấp thường là những tài sản không thể tách rời với quá trình sản xuất của khách hàng hoặc những tài sản cồng kềnh, việc bán và chuyển nhượng tài sản phức tạp như: máy móc thiết bị, nhà đất,…
c. Ký quỹ
Là hình thức đảm bảo tín dụng trong đó khách hàng gửi một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá khác vào tài khoản phong toả tại ngân hàng tài trợ hoặc tại một tổ chức tín dụng khác theo chỉ định của ngân hàng tài trợ để
d. Bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba
Là hình thức đảm bảo tín dụng trong đó bên thứ ba (bên bảo lãnh) cam kết với ngân hàng cho vay (bên nhận bảo lãnh) về việc sử dụng tài sản thuộc sở hữu của mình để thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay cho khách hàng vay (bên được bảo lãnh), nếu đến hạn trả nợ mà khách hàng vay không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ trả nợ.