Nâng cao chất lượng thẩm định và định giá TSĐB

Một phần của tài liệu thực trạng chất lượng đảm bảo tín dụng bằng tài sản tại nhtm cổ phần quân đội chi nhánh thăng long giai đoạn 2008 – 2010 (Trang 75 - 76)

5. Kết cấu của chuyên đề thực tập tốt nghiệp

3.2.3. Nâng cao chất lượng thẩm định và định giá TSĐB

Hiện nay tại Chi nhánh công tác định giá TSĐB mới chỉ dựa trên những quy định chung về TSĐB tiền vay mà chưa có một văn bản nào chính thức quy định những tiêu thức cụ thể để định giá TSĐB. Vì vậy để nâng cao chất lượng công tác thẩm định và định giá TSĐB, Chi nhánh cần:

Thứ nhất, việc thẩm định TSĐB không chỉ đơn thuần chỉ định giá tài sản

mà còn cần phải quan tâm đến bên bảo đảm. Chi nhánh cần phải tập hợp, nắm bắt các thông tin để đánh giá bên bảo đảm bằng thiện chí, ý thức bảo đảm của bên bảo đảm. Nếu khách hàng vay là bên bảo đảm thì kết hợp thẩm định k 1 vay vốn với bên bảo đảm, xác định cả trên phương diện tài chính, khả năng quản lý, bảo quản, tư cách đạo đức… Đối với trường hợp bên bảo đảm là bên thứ ba thì cần xem xét cụ thể mối quan hệ giữa bên bảo đảm và khách hàng vay vốn. Việc xác định rõ trách nhiệm cụ thể của bên bảo lãnh đối với khoản vay thì sẽ nâng cao hiệu quả của bảo đảm tiền vay.

Thứ hai. công tác định giá TSĐB của Chi nhánh hiện nay đang dựa trên

cơ sở giá thị trường và khung giá Nhà nước rồi ước lượng một mức giá phù hợp để định giá TSĐB. Như vậy, việc định giá TSĐB của chi nhánh chưa được thực hiện một cách chuyên nghiệp, độc lập khách quan, còn thiếu những cơ sở, lập luận chứng minh, xác định chính xác giá trị tài sản. Vì vậy, để nâng cao chất lượng TSĐB. Chi nhánh nên xây dựng một mẫu biểu định giá theo

khung giá rõ ràng, dựa trên cơ sở giá thị trường và đặc thù của từng tài sản

khác nhau. Đối với tài sản lớn, việc định giá phức tạp, chi nhánh cần thuê cơ quan, tổ chức định giá chuyên nghiệp tiến hành định giá.

Thứ ba, hiện nay tại Chi nhánh cán bộ định giá TSĐB chính là cán bộ tín

tài sản. Vì vậy, để nâng cao chất lượng TSĐB, định giá TSĐB, góp phần quan trọng tới hiệu quả đảm bảo tiền vay, Chi nhánh cần phải đào tạo đội ngũ cán bộ về chuyên môn định giá tài sản, bố trí thành tổ thẩm định giá phù hợp, đúng chuyên môn, có khả năng tổng hợp, phân tích, dự báo xu thế phát triển của TSĐB. Hoặc tuỳ vào điều kiện thực tế của Chi nhánh mà có thể tuyển nhân sự có chuyên môn định giá từ bên ngoài, thành lập một bộ phận chuyên định giá TSĐB riêng để chuyên định giá TSĐB . Bên cạnh đó, các cán bộ thẩm định và định giá TSĐB của Chi nhánh cần chú trọng, tích cực trong việc thu thập các thông tin liên quan đến định giá TSĐB như: các văn bản liên quan đến định giá, sự thay đổi giá cả các tài sản trên thị trường, sự thay đổi công nghệ, sự phát triển của khoa học công nghệ để thẩm định và định giá TSĐB chính xác, nâng cao chất lượng TSĐB của Chi nhánh.

Một phần của tài liệu thực trạng chất lượng đảm bảo tín dụng bằng tài sản tại nhtm cổ phần quân đội chi nhánh thăng long giai đoạn 2008 – 2010 (Trang 75 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w