5. Kết cấu của chuyên đề thực tập tốt nghiệp
3.2.4. Thường xuyên định giá lại giá trị của TSĐB
Theo thời gian, tài sản có thể bị hao mòn vô hình và hao mòn hữu hình. Hao mòn vô hình là do sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ. Hao mòn hữu hình là do tài sản bảo đảm là các máy móc thiết bị đang được sử dụng thường xuyên được để ngoài trời, cường độ sử dụng cao, do đó tốc độ hao mòn nhanh. Do hao mòn vô hình và hữu hình mà giá trị tài sản đảm bảo có thể giảm so với giá trị định giá ban đầu. Khi phải xử lý TSĐB thu hồi nợ thì giá trị thanh lý có thể không đủ thu hồi gốc và lãi, do đó gây tổn thất cho ngân hàng. Trong khi đó, Chi nhánh lại chưa chú trọng đến công tác định giá lại TSĐB, Chi nhánh chưa thực hiện thường xuyên hoặc thực hiện một cách qua loa, không theo đúng quy trình. Tuy trong 3 năm qua các khoản nợ nhóm 5 có TSĐB của chi nhánh đều đã thu hồi được gốc và lãi, nhưng với thực trạng tái định giá tài sản đảm bảo không đúng quy trình như hiện nay thì rủi ro không thu hồi được đầy đủ gốc và lãi của chi nhánh khi phát sinh nợ nhóm 5 là rất cao.
Do đó để nâng cao chất lượng TSĐB, hạn chế những rủi ro yêu cầu cán bộ Chi nhánh cần phải thường xuyên đánh giá lại giá trị TSĐB. Cán bộ định giá cần dựa trên các tiêu chí về thực trạng tài sản, thực trạng sử dụng và bảo quản của khách hàng, tham khảo các thông tin trên thị trường như giá cả, xu hướng phát triển công nghệ, các mặt hàng thay thế… để có thể có cơ sở đánh giá lại TSĐB. Đặc biệt là các tài sản hình thành từ vốn vay tiềm ẩn nhiều rủi ro, ngân hàng cần theo dõi tiến trình hình thành tài sản và cường độ sử dụng, bảo quản của khách hàng để hạn chế những rủi ro đó. Trong trường hợp, TSĐB bị giảm giá mạnh, cán bộ Chi nhánh cần yêu cầu khách hàng bổ sung thêm TSĐB hoặc giảm số tiền vay tương ứng với sự sụt giảm của giá trị TSĐB. Có như vậy Chi nhánh mới đảm bảo thu hồi được nợ vay và hạn chế đã những rủi ro.