TÌNH HÌNH PHẪU THUẬT PHACO TRÊN MẮT ĐÃ CẮT DỊCH

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phẫu thuật tán nhuyễn thể thủy tinh, đặt thể thuỷ tinh nhân tạo trên mắt đã cắt dịch kính (FULL TEXT) (Trang 30 - 33)

KÍNH TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM.

Từ khi phẫu thuật cắt dịch kính ra đời của, các nhà nhãn khoa đã giải quyết được rất nhiều bệnh lý dịch kính võng mạc liên quan. Theo thời gian, kỹ thuật cắt dịch kính ngày càng được hoàn thiện. Ngày nay, với kỹ thuật tiên tiến và hiện đại, phẫu thuật cắt dịch kính đã được thực hiện tốt và rút ngắn được rất nhiều về thời gian phẫu thuật.

Ngay từ năm 1883, Von Greafe đã thực hiện phẫu thuật cắt màng đục dịch kính, qua nhiều năm với nhiều tiến bộ của các nhà nhãn khoa, năm 1960 A. Elssching và D. Kasner đã báo cáo phẫu thuật cắt dịch kính mở theo vùng rìa và dùng nước muối sinh lý thay thế buồng dịch kính khá an toàn.

Đến năm 1970, dụng cụ cắt dịch kính theo phương pháp dao quay ra đời, phẫu thuật viên đưa qua vùng pars plana đầu cắt dịch kính cùng với nguồn đèn ánh sáng lạnh. Ngày nay, với các thế hệ máy cắt dịch kính hiện đại cùng đầu cắt có tốc độ cao, hỗ trợ rất hiệu quả cho các phẫu thuật viên. Kỹ thuật này ngày càng được ứng dụng rộng rãi với rất nhiều cải tiến.[10].

Song song với thành công của phẫu thuật cắt dịch kính qua pars plana, nhiều nghiên cứu liên quan đến phẫu thuật này cũng đã được thực hiện.

Nghiên cứu của Barbara năm 1997, trên những bệnh nhân trẻ dưới 50 tuổi đã cắt dịch kính, báo cáo có 60% phát triển đục TTT sau 29.7 tháng, trong đó tỉ lệ đục TTT ở bệnh nhân điều trị bong võng mạc và bệnh tiểu đường chiếm tỉ lệ cao (26%). Freeman báo cáo năm 1997, phát hiện rằng có thêm nhiều điểm đục TTT rất rõ ràng chỉ sau 6 tháng phẫu thuật cắt dịch kính. Cherfan và cộng sự (1991) thấy có 80% số bệnh nhân đục TTT cần được phẫu thuật sau 29 tháng phẫu thuật cắt dịch kính. [29], [37].

Năm 1987, Smiddy đã thực hiện phẫu thuật ngoài bao trên 26 mắt đã cắt dịch kính, tác giả lưu ý nhiều về sự bất thường của dây Zinn và bao sau, kết quả cải thiện thị lực 50%. Bao Y, Jiang Y, Li X (1997) nghiên cứu 40 mắt phẫu thuật ngoài bao trên các mắt đã phẫu thuật cắt dịch kính, kết quả thị lực cải thiện ở 31 mắt (77.5%), nhưng tác giả cũng đã có ghi nhận nhiều khó khăn và biến chứng phức tạp, trong đó có kể đến các biến chứng nặng như rơi TTT vào buồng dịch kính, xuất huyết dịch kính trong phẫu thuật, phản ứng viêm màng bồ đào sau mổ…[53].

Phẫu thuật phaco trên mắt đã cắt dịch kính đã được khá nhiều các nhà nhãn khoa trên thế giới nghiên cứu và đánh giá.

Năm 1997, MD Yaroslap và O. Grusha làm nghiên cứu 40 bệnh nhân được phẫu thuật phaco trên mắt đã cắt dịch kính, thời gian trung bình từ khi cắt dịch kính đến khi phẫu thuật phaco là 19 tháng, 72.7 % số mắt đạt được thị lực sau mổ tốt (TL > 20/40), ghi nhận trong phẫu thuật có sự mất ổn định tiền phòng và sự lỏng lẻo của dây Zinn [56].

Năm 2002, Margaret A. Chang cũng có báo cáo 31 mắt phẫu thuật phaco trên mắt đã phẫu thuật cắt dịch kính. Kết quả có 81,6% số mắt thị lực

tăng đáng kể. Tác giả cũng mô tả rất nhiều khó khăn và biến chứng trong phẫu thuật như: đồng tử nhỏ, xơ hóa bao sau, dính bao sau, rách bao sau, rơi chất nhân vào buồng dịch kính, bỏng giác mạc, dây Zinn yếu. Các khó khăn gặp phải khi theo dõi hậu phẫu như: viêm giác mạc khía, phù nội mô, phù hoàng điểm, viêm màng bồ đào, bong võng mạc tái phát, đục bao sau…[42].

Năm 2003, FG. Ahfat thực hiện nghiên cứu 45 mắt phẫu thuật phaco trên mắt đã cắt dịch kính. Cũng như một số nghiên cứu khác, tác giả cũng có báo cáo về sự phức tạp và khó khăn của phẫu thuật. Biến chứng sau phẫu thuật gặp khá nhiều ở mắt có bệnh võng mạc tiểu đường nặng, đây cũng là nhóm có thị lực sau mổ kém. [18].

Năm 2007, A. Akinci đã báo cáo một nghiên cứu so sánh phẫu thuật đục TTT trên các mắt đã cắt dịch kính bằng hai phương pháp là phẫu thuật ngoài bao và phẫu thuật phaco. Tác giả cũng nêu bật các khó khăn và biến chứng trong mổ cũng như sau mổ. Và cũng nhắc đến sự an toàn của phẫu thuật phaco trên các mắt đã cắt dịch kính [17].

Ở Việt Nam, mặc dù một số phẫu thuật viên khá thành công trong phẫu thuật phaco trên mắt đã cắt dịch kính. Tuy nhiên, chưa có một nghiên cứu nào báo cáo cụ thể về vấn đề này.

Chương 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:

Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi bao gồm những bệnh nhân trước đây đã được phẫu thuật cắt dịch kính, nay bị đục TTT, có chỉ định phẫu thuật phaco, đặt TTT nhân tạo.

Các bệnh nhân được điều trị tại Khoa Đáy mắt – Màng bồ đào, Bệnh viện Mắt Trung ương. Tất cả các mắt nghiên cứu được thực hiện phẫu thuật phaco bởi một phẫu thuật viên.

Bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu được lấy liên tục trong 10 tháng, từ tháng 10/2008 đến tháng 7/2009.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phẫu thuật tán nhuyễn thể thủy tinh, đặt thể thuỷ tinh nhân tạo trên mắt đã cắt dịch kính (FULL TEXT) (Trang 30 - 33)