Kỹ thuật tách nhân

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phẫu thuật tán nhuyễn thể thủy tinh, đặt thể thuỷ tinh nhân tạo trên mắt đã cắt dịch kính (FULL TEXT) (Trang 25 - 26)

Tách nhân, là kỹ thuật làm tách giữa bao TTT với lớp chất nhân (hydrodissection) và tách lớp thượng nhân với lõi nhân (hydrodelineation). Fine IH [35] và Vasavada [55] đều cho rằng hydrodelineation là một kỹ thuật rất cần thiết trong phẫu thuật phaco, nó tạo ra một lớp đệm là lớp thượng nhân

bao quanh lõi nhân và lót mặt trong của túi bao. Do vậy có tác dụng bảo vệ túi bao rất an toàn, đặc biệt phải tán nhuyễn TTT khi đồng tử co nhỏ, sẽ khó quan sát được thao tác của chopper và đầu tip phaco. Lớp thượng nhân còn giúp làm giảm các sang chấn lên bao và dây treo TTT khi thực hiện các thao tác xoay nhân trong túi bao.

Thao tác tách nhân đòi hỏi thận trọng vì nếu bơm nước quá mạnh sẽ làm rách bao sau, có thể làm nhân TTT rơi vào buồng dịch kính. Động tác ấn lên mặt trước TTT và mép dưới vết mổ phải thật nhẹ nhàng để dễ kiểm soát áp lực nội nhãn trong khi tách nhân. Nên tách nước ở nhiều vị trí để giảm áp lực vào một vùng, tránh gây tổn thương cho bao TTT. Khi xoay nhân, Fine IH [35] cho rằng nên sử dụng hai dụng cụ, làm nhẹ nhàng, kiên trì vì TTT trên mắt đã mổ cắt dịch kính có thể dầy và dính, để làm giảm sang chấn lên bao TTT. Khi lõi nhân xoay dễ dàng trong bao thì kỹ thuật tách nhân bằng nước mới hoàn thành.

Với mắt đã cắt dịch kính, chú ý đến các trường hợp dính bao sau, A. Akinci [17] thống kê có 10% các trường hợp có xơ hóa dính bao sau, vì vậy động tác tách nước và xoay nhân phải hết sức nhẹ nhàng và thận trọng, bởi có thể xảy ra rách bao sau ngay ở thì này.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phẫu thuật tán nhuyễn thể thủy tinh, đặt thể thuỷ tinh nhân tạo trên mắt đã cắt dịch kính (FULL TEXT) (Trang 25 - 26)