Liệu pháp bù dịch đường uống

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhân tả có biến chứng tại bệnh viện bệnh nhiệt đới trung ương (10 2007 5 2009) (Trang 72 - 74)

Trong số bệnh nhân được khảo sát có hoặc không điều trị trước khi vào viện thì tỷ lệ bệnh nhân được bù dịch đường uống trước khi vào viện chiếm 9,6%. Có tới 80,8% số bệnh nhân không được bù dịch trước khi đến viện. Bệnh nhân được bù dịch đường uống trước khi đến viện 100% đều sử dụng Oresol, không bệnh nhân nào dùng các loại dịch tự pha chế (nước cháo, nước dừa non, dung dịch đường - muối) để bù dịch đường uống. Nguyễn Văn Kính nhận định nhóm bệnh nhân bị bệnh vào viện ngay trong ngày thứ nhất chỉ có 38.7% sử dụng biện pháp bù dịch đường uống trong khi đó 57.7% không điều trị gì, còn nhóm bệnh nhân vào viện sau ngày thứ 2 có xu hướng sử dụng các biện pháp bù dịch cả uống và truyền dịch tại nhà [14]. Trong khi đó báo cáo

Về yếu tố cản trở bù dịch đường uống. Trong ngày đầu tiên của bệnh, có tới 53% số bệnh nhân có cảm giác buồn nôn, nôn. Do vậy việc bù dịch đường uống trong ngày đầu tiên tương đối khó thực hiện với một số bệnh nhân, Từ ngày thứ 2 trở đi số bệnh nhân còn cảm giác buồn nôn và nôn ít đi thì việc bù dịch đường uống mới có thể thực hiện dễ dàng hơn, nên hầu hết các bệnh nhân đã có thể bù dịch đường uống hiệu quả. Những bệnh nhân bị tiêu chảy rất nặng, nôn nhiều không uống được và bị mất nước nhanh chóng thường vào viện sớm hơn. Ảnh hưởng của bù dịch đường uống với tỷ lệ bệnh nhân có sốc. Nhóm bệnh nhân không bù dịch trước khi vào viện có tỷ lệ bệnh nhân sốc cao hơn các nhóm khác, có thể do việc không được bù dịch dẫn đến tăng nguy cơ sốc, cũng có thể do nhóm này có nhiều bệnh nhân tiêu chảy nặng, phải nhập viện ngay và không kịp xử trí bù dịch.

Về vai trò của bù dịch đường uống tại bệnh viện. Những bệnh nhân này thường kèm theo nôn gây khó khăn cho việc bù dịch đường uống hoặc ngay cả khi có mất nước nặng hoặc có sốc. Chính vì thế các bệnh nhân đang sốc không được chỉ định uống Oresol mà các bệnh nhân này chỉ được cho dùng Oresol khi đã thoát sốc. Điều này chúng tôi nhận thấy hoàn toàn phù hợp với phác đồ hướng dẫn chẩn đoán điều trị bệnh tả do bộ y tế ban hành [2].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhân tả có biến chứng tại bệnh viện bệnh nhiệt đới trung ương (10 2007 5 2009) (Trang 72 - 74)