Các yếu tố ảnh hưởng đến biến chứng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhân tả có biến chứng tại bệnh viện bệnh nhiệt đới trung ương (10 2007 5 2009) (Trang 69 - 72)

Các yếu tố ảnh hưởng đến nguy cơ sốc của bệnh nhân.

Đối với bệnh nhân tiêu chảy < 10 lần trong một ngày thời gian tiêu chảy trung bình trước khi nhập viện là 40,1 ± 30,3 giờ. nhưng đối với bệnh nhân tiêu chảy > 20 lần trên ngày thì thời gian tiêu chảy là 18,3 ± 17,3 giờ. Chúng tôi nhận thấy rằng các bệnh nhân bị tiêu chảy càng nhiều lần thì có xu hướng đến viện càng sớm và số bệnh nhân này gặp nhiều hơn là mất nước độ 2 và độ 3. Điều này đồng nghĩa với việc bệnh nhân càng bị tiêu chảy nhiều

Đối với các bệnh nhân được điều trị trước khi đến bệnh viện có tỷ lệ sốc, tỷ lệ toan hóa thấp hơn số bệnh nhân không được điều trị trước khi đến viện, điều đáng chú ý là việc bù dịch đường uống (Oresol) có vẻ hiệu quả hơn. Kết quả cho thấy nhóm truyền dịch tại nhà vào viện muộn hơn và có số lần tiêu chảy cao hơn nhóm tự bù dịch đường uống bằng Oresol. Những bệnh nhân vào viện sớm là là những bệnh nhân bị tiêu chảy rất nặng, nôn nhiều không uống được nên bị mất nước nhanh chóng phải vào viện ngay hoặc là những bệnh nhân lo lắng bệnh tật nên vào viện sớm. Theo Nguyễn Văn Kính đã ghi nhận có 26,9% số bệnh nhân được bù dịch bằng oresol trước khi đến viện đã làm giảm tỷ lệ sốc, tỷ lệ hạ kali máu và natri máu [14].

Các bệnh nhân vào viện muộn có xu hướng là đã sử dụng các biện pháp bù dịch cả uống và truyền dịch tại nhà. Có thể các bệnh nhân này cố nằm ở nhà và tự điều trị nhưng đến lúc thấy không khỏi hoặc quá mệt nên lại quyết định vào viện. Về ảnh hưởng của bù dịch đường uống với tỷ lệ bệnh nhân có sốc. Nhóm bệnh nhân không bù dịch trước khi vào viện có tỷ lệ bệnh nhân sốc cao hơn các nhóm khác, có thể do việc không được bù dịch dẫn đến tăng nguy cơ sốc, cũng có thể do nhóm này có nhiều bệnh nhân tiêu chảy nặng, phải nhập viện ngay và không kịp xử trí bù dịch. Trong khi đó tác giả Ndour nhận thấy có truyền dịch ở 39% trong tổng số ca bệnh tả ở DaKar (593 ca bệnh với 20,1% mất nước nặng và hơn một nửa trong số đó bị sốc) [45].

Thời gian phục hồi huyết áp ở nhóm bệnh nhân có sốc. Hầu như số bệnh nhân có sốc được điều trị tích cực thì sau 1 giờ số bệnh nhân này được phục hồi huyết áp chiếm tỷ lệ tương đối cao là (68,1%). Số bệnh nhân tái sốc sau 4h có 6 bệnh nhân chiếm (5,3%). Điều đó chứng minh được rằng tỷ lệ bệnh nhân đến viện càng sớm điều trị kịp thời thì khả năng sốc là tương đối thấp, số bệnh nhân sốc hay gặp ở nhóm bệnh nhân đến muộn.

Liên quan giữa thời gian phục hồi huyết áp với tỷ lệ suy thận. Ở nhóm các bệnh nhân hồi phục được huyết áp trên 4h và nhóm xuất hiện tái sốc, tỷ lệ xuất hiện suy thận mới và nặng cao hơn nhóm bệnh nhân được hồi phục huyết áp sau 1-4h. Các bệnh nhân hồi phục huyết áp trong vòng 1h đầu không xuất hiện tình trạng suy thận mới và tỷ lệ diễn biến suy thận nặng lên ít hơn so với các nhóm khác.

Ảnh hưởng của các biến chứng đến số ngày điều trị của bệnh nhân. Các bệnh nhân bị suy thận, trụy mạch và toan chuyển hóa có thời gian nằm viện dài hơn nhóm bệnh nhân không bị các biến chứng trên. Trong đó biến chứng suy thận ở độ 2,3,4 thì thời gian nằm viện trung bình 8,8 + 3,6 ngày, kéo dài hơn hẳn so với nhóm không suy thận sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Biến chứng trụy mạch thời gian nằm viện trung bình là 8,2 + 3,3 ngày. Biến chứng toan chuyển hóa thời gian nằm viện trung bình là 8,5 + 3,3. Trong nghiên cứu của mình Phạm Bá Đà đã nhận thấy ngày nằm viện trung bình là 8,7 + 2,87 ngày [10]. Điều này chứng tỏ rằng số ngày nằm viện trong nghiên cứu này cũng không khác nhiều với kết quả nghiên cứu trên.

Ảnh hưởng của các biến chứng đến số ngày điều trị trung bình hết vi khuẩn trong phân. Các bệnh nhân hầu như được điều trị phần lớn là dùng kháng sinh nhóm Quinolone mới đối với bệnh nhân nhỏ tuổi do bị chống chỉ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhân tả có biến chứng tại bệnh viện bệnh nhiệt đới trung ương (10 2007 5 2009) (Trang 69 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)