Các biểu hiện lâm sàng kinh điển của bệnh tả là tiêu chảy, sôi bụng, khát nước, nôn và hạ huyết áp đều là những triệu chứng thường gặp trong nghiên cứu này. Có 76,2% số bệnh nhân nhập viện có dấu hiệu mất nước, trong đó mất nước độ 1 là (36,8%), độ 2 và độ 3 chiếm (39,4%) chứng tỏ phần lớn các bệnh nhân khi nhập viện đã có biểu hiện mất nước. Mức độ mất nước nặng thể hiện rõ rệt nhất là biểu hiện huyết áp không đo được hoặc
Dấu hiệu sôi bụng cũng là một trong những dấu hiệu thường hay gặp trong bệnh tả (73,1%). Các triệu chứng khác như nôn, buồn nôn gặp (53%) số trường hợp được đánh giá, tương tự như kết quả nghiên cứu của Stéphane Jaureguiberry trong vụ dịch tả ở Tamatave (Madagascar) từ tháng 2 đến tháng 7 năm 2000. Dấu hiệu chuột rút gặp ở 19,7% số bệnh nhân, trong khi tỷ lệ đó của Roberts là 35% [46], của Uribe Marquez là 49% [52], của Ndour là 20% [45]. Phân tả thường được mô tả là có màu trắng đục do sự phóng thích các chất nhày từ các tế bào của thành ruột vào trong lòng ruột còn lại là phân màu vàng và màu khác. Abbassi cũng mô tả khá kỹ về tính chất và màu sắc phân của 874 ca bệnh tả cấy phân dương tính của vụ dịch năm 1999 tại thành phố Bagdad – Irak, với 83,8% phân trắng đục như nước vo gạo, còn lại là vàng (13,1%), có máu (1,3%), xanh (1,1%) hay nâu (0,7%) [22].
Số lần tiêu chảy là một dấu hiệu đặc trưng cho bệnh tả. Tiêu chảy là hậu quả của hiện tượng xuất tiết nước đẳng trương từ tế bào biểu mô niêm mạc ruột vào trong lòng ruột. Bởi vậy tiêu chảy trong những ngày đầu tiên thường nhiều và dữ dội. Nghiên cứu này chỉ ra có 100% số trường hợp đi ngoài phân lỏng ở ngày đầu nhập viện. Sốt là triệu chứng ít gặp (2,3%). Tác giả Mai Xuân Ánh ở thành phố Hồ Chí Minh lại ghi nhận đến 49,47% trường hợp bệnh nhân tả có sốt; Abbassi thấy có 24% bệnh nhân có thân nhiệt là 37,5-380C lúc vào viện, nhưng chủ yếu là ở trẻ em [22].
4.3.3. Tỷ lệ bệnh nhân có các biến chứng
Trong nghiên cứu của chúng tôi về các biến chứng trong bệnh tả gồm có sốc 15,3%, suy thận (26,9%), hạ kali máu (45,9%). Tỷ lệ toan hóa máu
Thời gian nằm viện trung bình lên tới 7,7 + 3,4 ngày. Thời gian này dài hơn rõ rệt so với báo cáo về các vụ dịch ở Dakar – Bangladesh của Ndour năm 2004 là 8 giờ [45]. Sự khác nhau nằm ở tiêu chí ra viện, trong trường hợp nằm viện với mục đích điều trị trong giai đoạn cấp cứu, bệnh nhân được giải phóng nhanh. Với mục đích cách ly nhằm tránh lây lan cho cộng đồng, bệnh nhân được giữ lại đến khi có 3 lần kết quả cấy phân âm tính, do đó thời gian nằm viện kéo dài.