Nhận xét chung về nhóm bệnh nhân nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhân tả có biến chứng tại bệnh viện bệnh nhiệt đới trung ương (10 2007 5 2009) (Trang 62 - 63)

Chúng tôi đã tổng hợp được 740 bệnh án của các bệnh nhân mắc tả có biến chứng nằm điều trị tại bệnh viện Bệnh truyền nhiễm Trung ương chủ yếu vẫn là các bệnh nhân đang sống hoặc thường trú tại Hà Nội và một số bệnh nhân ở các tỉnh lân cận Hà Nội. Đây là một vụ bùng phát dịch tả ở một địa bàn mà trước đây chưa ghi nhận có bệnh này lưu hành. Bệnh nhân chủ yếu sống tại các quận trung tâm và phía nam thành phố Hà Nội là các quận Hoàng Mai, Đống Đa, Hai Bà Trưng và Thanh Xuân.

Lứa tuổi mắc bệnh cao nhất trong nghiên cứu này là nhóm tuổi 16-30 chiếm (54,8%), thấp nhất ở nhóm tuổi < 16 tuổi chiếm (1,4%), lứa tuổi > 60 tuổi chiếm tỉ lệ (5,2%), bệnh nhân cao tuổi nhất là 86 tuổi, thấp nhất là 11 tuổi. Tuổi trung bình của các bệnh nhân mắc tả trong nghiên cứu này là 34,3 + 13,9 tuổi. Độ tuổi trung bình mắc bệnh ở các vụ dịch tại tỉnh Tamatave – Madagasca năm 2000 và thành phố Dakar – Senegal năm 2004 lần lượt là 27,8 và 30 ± 17 tuổi. Các bệnh nhân trên 60 tuổi chiếm 5,2% các trường hợp, thấp hơn kết quả của một số nghiên cứu khác. Trong vụ dịch tại Thừa Thiên Huế trong những năm 1992, 1993, và 2003 lứa tuổi > 60 mắc tả là 13,3%; 13,57%; và 10,2%.

Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra có 52,9% bệnh nhân nam và 47,1% bệnh nhân nữ mắc tả, sự khác biệt về tỷ lệ mắc bệnh giữa nam và nữ không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Tác giả Nguyễn Đình Sơn ghi nhận những tỷ lệ Nam - Nữ ở Thừa Thiên Huế trong những năm 1992, 1993, 2005 lần lượt là: 48,24% – 51,76%; 47,61% – 52,38%; và 48,48% – 51,52%.[19].

Mọi đối tượng đều bị mắc bệnh tả trong đó chiếm tỉ lệ cao nhất là công chức, viên chức chiếm(23,25%). Thấp nhất là nhóm người già chiếm (4,87%), trong đó nhóm nông dân và nhóm học sinh, sinh viên là gần tương đương nhau (15,90% và 15,56%). Tác giả Ndour ghi nhận trên 593 bệnh tả tại Dakar – Senegal với 31,3% ca bệnh làm nghề tự do (buôn bán, thợ cơ khí, thợ thủ công), 22,5% học sinh sinh viên, 22% phụ nữ nội trợ ở nhà [45]. Theo Nguyễn Văn Kính, nông dân và những người làm nghề kinh doanh buôn bán chiếm tỷ lệ cao nhất trong số các bệnh nhân mắc tả (24,7% và 19,7%), đối tượng học sinh, sinh viên mắc bệnh tả trong đợt dịch chỉ chiếm 12,1% [14].

Trong nghiên cứu này chỉ ra các bệnh nhân chủ yếu tập chung ở các quận phía nam thành phố Hà Nội tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh chiếm cao nhất là Hoàng Mai (19,1%), Đống Đa (19,3%), Thanh Xuân (17,2%), Hai Bà Trưng (14% ), Số lượng bệnh nhân chuyển từ tỉnh khác đến chiếm tỉ lệ thấp (1,5%). Theo Nguyễn Văn Kính, các bệnh nhân tả phân bố ở 16 tỉnh thành phía bắc, trong đó chiếm tỷ lệ cao nhất vẫn là các bệnh nhân đang sống hoặc đang thường trú tại thành phố Hà Nội (73,8%), sau đó là đến các bệnh nhân ở các tỉnh lân cận như Hà Tây (6,8%), Hải Phòng (6,7%) [14]. Tác giả Phạm Bá Đà thấy rằng 75% ca bệnh tập chung ở các quận trung tâm và phía nam thành phố Hà Nội, nơi có địa hình dọc sông hồng và có nhiều hồ nhỏ [10].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhân tả có biến chứng tại bệnh viện bệnh nhiệt đới trung ương (10 2007 5 2009) (Trang 62 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)