Về việc thành lập tổ chức thuỷ nông cơ sở ở các địa phương sau khi bàn giao để quản lý vận hành là cần thiết đối với các xã, hợp tác xã trước mắt có thể thực hiện như sau:
a) Tên tổ chức thuỷ nông cơ sở:
Trạm thuỷ lợi (x) tuỳ theo diện tích và địa hình phục vụ. X: Có thể là tên xã, tên địa danh, vùng hay hệ thống…
b) Chức năng nhiệm vụ
Là đơn vị trực thuộc do các huyện thành lập
- Chức năng: Quản lý, khai thác và bảo vệ các công trình thuỷ lợi trên địa bàn
đã bàn giao và các nhiệm vụ khác do huyện giao phó.
- Nhiệm vụ: Quản lý vận hành, bảo vệ và dẫn nước từ kênh cấp 3 lấy nước từ
hệ thống thuỷ lợi do các công ty TNHH MTV KTCTTL quản lý đảm bảo công bằng hợp lý tránh lãng phí ô nhiễm nguồn nước.
- Tu bổ, quản lý, nạo vét và bảo vệ hệ thống kênh mương nội đồng, ngăn chặn
ô nhiễm nguồn nước, thực hiện duy tu các hệ thống kênh.
- Quản lý diện tích tưới tiêu, diện tích hạn úng, kiểm tra công trình hàng ngày
và định kỳ.
- Lập hợp đồng dẫn nước giữa các Công ty và các hộ dùng nước.
- Quan trắc mực nước, kiểm tra sạt lở, bồi lấp, kiểm tra chất lượng nước.
- Bảo vệ công trình, quan hệ với tổ chức an ninh và nhân dân tham gia bảo vệ
công trình.
- Hướng dẫn các hộ xã viên sử dụng nước tưới và tiêu có hiệu quả.
- Nghiệm thu kết quả tưới tiêu và thanh lý hợp đồng giữa các công ty TNHH
- Chống bão lụt, úng hạn phục vụ tưới tiêu khẩn trương trong mọi thời gian kể cả trong và ngoài giờ.
c) Tổ chức bộ máy
- 01 trạm trưởng;
- 01 trạm phó (nếu cần);
- Tổ quản lý vận hành đầu mối trạm bơm (nếu cần);
- Tổ quản lý vận hành hệ thống kênh và dẫn nước tới mặt ruộng;
- Các bộ phận khác (nếu cần).
Trạm trưởng do giám đốc công ty quyết định, trình tự thực hiện theo qui định hiện hành.
Số lượng cán bộ thuỷ nông quản lý và công nhân vận hành trên cơ sở căn cứ vào diện tích tưới, tiêu số lượng công trình, số Km kênh mương quản lý và diện tích phục vụ để xác định cho phù hợp theo định mức kinh tế kỹ thuật quản lý khai thác công trình thuỷ lợi của cơ quan nhà nước, và các văn bản liên quan.
d) Kinh phí hoạt động của tổ chức thuỷ nông cơ sở
Kinh phí được lấy từ nguồn kinh phí thuỷ lợi phí cấp hàng năm theo tỷ lệ và từ thuỷ lợi phí nội đồng.
Mức tiền lương, tiền công trạm trưởng, trạm phó xác định theo nhu cầu công việc và địa bàn phục vụ, nhưng tối thiểu không thấp hơn hệ số 1.0 mức lương cơ bản hiện hàn.
Lương và chế độ khác của cán bộ (BHYT, BHXH) theo kết quả sản xuất kinh doanh, theo thoả thuận, hoặc theo hệ số và các qui định hiện hành.
e) Số lượng tổ chức thuỷ nông cơ sở
Tuỳ theo địa bàn, số lượng công trình đầu mối, kênh mương và diện tích phục vụ của các xã có thể thành lập mỗi xã một trạm, hoặc nhiều xã một trạm.
3.3.2. Giao nhiệm vụ từng ngành.
Áp dụng tốt Thông tư số: 56/2010/TT-BNNPTNT ngày 01/10/2010 V/v quy
thuỷ lợi (gọi tắt TT 56) và Thông tư số: 65/2009/TT-BNNPTNT ngày 12/10/2009 của Bộ Nông nghiệp & PTNT V/v Hướng dẫn tổ chức hoạt động và phân cấp quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi (gọi tăt TT 65) trên địa bàn tỉnh.
Trong nội dung thông tư 56/2010/TT-BNNPTNT quy định rõ các hoạt động
quản lý khai thác công trình thuỷ lợi dựa trên cơ chế đặt hàng mà nhà nước đóng
vai trò là đơn vị đặt hàng các tổ chức, quản lý khai thác đóng vai trò đơn vị nhận
đặt hàng.
Đặt hàng thực hiện nhiệm vụ quản lý, khai thác công trình thủy lợi:là việc cơ
quan đặt hàng lựa chọn và chỉ định đơn vị thực hiện nhiệm vụ quản lý, khai thác và bảo vệ các công trình thủy lợi nhằm cung cấp dịch vụ tưới, tiêu, cấp nước cho sản xuất, dân sinh, kinh tế, xã hội đáp ứng yêu cầu về số lượng, chất lượng sản phẩm, đơn giá, thời gian,... theo quy định.
Cơ quan đặt hàng:là các cơ quan, đơn vị được cấp có thẩm quyền giao.
Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc đơn vị được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao, ủy quyền là cơ quan đặt hàng thực hiện nhiệm vụ quản lý, khai thác và bảo vệ các công trình thủy lợi do tỉnh quản lý.
Đơn vị nhận đặt hàng: là các tổ chức quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi
theo quy định tại Điều 5 của Thông tư số 65/2009/TT-BNNPTNT ngày 12/10/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về Hướng dẫn tổ chức hoạt động và phân cấp quản lý khai thác công trình thủy lợi.
Trích Điều 5 TT65
“ Điều 5. Tổ chức quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi
Tổ chức quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi gồm các loại hình sau:
1. Doanh nghiệp: gồm Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
(TNHHMTV) nhà nước sở hữu 100% vốn; các công ty khác tham gia hoặc được giao nhiệm vụ quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi.
2. Tổ chức hợp tác dùng nước hoạt động theo quy định của Luật Hợp tác xã hoặc Bộ Luật Dân sự và các hướng dẫn hiện hành, không phân biệt tên gọi của tổ chức đó.
3. Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi (theo hình thức đấu thầu hoặc giao khoán thí điểm).
4. Trường hợp địa phương chưa có doanh nghiệp chuyên trách thực hiện nhiệm vụ quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi, có thể tạm thời giao cho doanh nghiệp khác (hoặc đơn vị sự nghiệp) trên địa bàn thực hiện. Đơn vị được giao phải tổ chức một bộ phận chuyên trách về quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi, sau đó củng cố, kiện toàn, hoàn thiện tổ chức theo khoản 1 điều này. Không thành lập mới các đơn vị sự nghiệp để thay thế các doanh nghiệp đang thực hiện nhiệm vụ quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi.
Tuỳ điều kiện cụ thể của từng địa phương để thành lập mô hình tổ chức quản lý, khai thác công trình thủy lợi cho phù hợp theo các quy định của pháp luật, đảm bảo tinh gọn, hiệu quả.”
Sản phẩm đặt hàng: Sản phẩm đặt hàng được tính theo diện tích (ha) hoặc
khối lượng nước (mP
3
P
) tưới, tiêu, cấp nước,... trên cơ sở thực hiện đầy đủ các nội dung, yêu cầu công tác quản lý khai thác công trình thuỷ lợi quy định tại Điều 4, Thông tư 65 và tuân thủ các quy trình, quy phạm hiện hành. Một số công trình đặc
thù, không xác định được theo diện tích (ha) hoặc khối lượng nước (mP
3
P
) tưới, tiêu, cấp nước,... thì xác định rõ các nội dung công việc phải thực hiện.
Giá, đơn giá, hợp đồng, hồ sơ đặt hàng:
a) Giá đặt hàng: Là khoản kinh phí mà cơ quan đặt hàng cam kết trả cho đơn vị nhận đặt hàng để thực hiện và hoàn thành toàn bộ khối lượng sản phẩm đặt hàng, bảo đảm về chất lượng, tiến độ, thời gian và các yêu cầu khác đã qui định trong Hồ sơ đặt hàng và Hợp đồng đặt hàng trong điều kiện thời tiết bình thường. Trường hợp xảy ra thiên tai (hạn hán, bão, lụt,...) thì lập dự toán cấp bù hoặc khắc phục trình cấp có thẩm quyền phê duyệt riêng theo các quy định hiện hành.
b) Đơn giá đặt hàng: đơn giá đặt hàng tính cho một đơn vị sản phẩm đặt hàng. Đơn giá được tính từ dự toán đặt hàng, trên cơ sở áp dụng định mức kinh tế kỹ thuật, định mức chi phí do các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành; các chế độ chính sách của nhà nước; giá cả về nguyên, nhiên, vật liệu, năng lượng, nhân công, giá ca máy thi công,...
c) Hợp đồng đặt hàng: Hợp đồng đặt hàng thực hiện nhiệm vụ quản lý, khai thác công trình thủy lợi (sau đây gọi tắt là hợp đồng đặt hàng) là văn bản pháp lý ràng buộc quyền và nghĩa vụ các bên tham gia hợp đồng. Các tranh chấp giữa các bên tham gia hợp đồng được giải quyết trên cơ sở hợp đồng đã ký kết có hiệu lực pháp luật, các tranh chấp chưa được thoả thuận trong hợp đồng thì giải quyết theo qui định của pháp luật và các quy định khác có liên quan.
d) Hồ sơ đặt hàng: Là toàn bộ tài liệu sử dụng cho việc đặt hàng bao gồm hồ sơ yêu cầu, hồ sơ đề xuất, kế hoạch đặt hàng, hợp đồng đặt hàng, tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy trình quy phạm áp dụng và các văn bản pháp lý có liên quan khác.
Từ các văn bản trên để có thể quản lý được hệ thống công trình thuỷ lợi trên
địa bàn tỉnh như trên sau khi phân cấp quản lý cần có sự chỉ đạo nhiệm vụ cụ thể
cho từng ngành phối hợp ăn khớp. Đề nghị UBND tỉnh giao nhiệm vụ cho các Sở,
ngành, đơn vị liên quan triển khai thực hiện như sau:
1. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm: Phê duyệt
kế hoạch đặt hàng và phê duyệt hồ sơ đề xuất; thẩm định nội dung nhiệm vụ quản lý khai thác công trình thuỷ lợi, số lượng sản phẩm, dự toán đặt hàng (giá hoặc đơn giá đặt hàng) trình UBND tỉnh phê duyệt; thẩm định, phê duyệt hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công và dự toán sửa chữa thường xuyên, tài sản cố định, công trình thuỷ lợi theo nội dung tại Điều 6 Thông tư 56 quy định. (Thông tư số 65/2009/TT-BNNPTNT ngày 12/10/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về Hướng dẫn tổ chức hoạt động và phân cấp quản lý khai thác công trình thủy lợi: Viết tắt: Thông tư 65 (Có phụ lục đi kèm); Thông tư số: 56/2010/TT-BNNPTNT ngày 01/10/2010 của Bộ Nông nghiệp & PTNT V/v quy định một số nội dung trong hoạt động của các tổ chức quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi: Viết tắt: Thông tư 56 (có phụ lục đi kèm)).
2. Chi cục thuỷ lợi là đơn vị đặt hàng chịu trách nhiệm: Hàng năm xây dựng kế hoạch đặt hàng quản lý khai thác công trình thuỷ lợi phục vụ tưới, tiêu cấp nước.. trình Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt theo quy định. Lập hồ sơ yêu cầu theo nội dung tại Điều 4 Thông tư 56 quy định. Tham gia đánh giá hồ sơ đề xuất theo nội dung tại Điều 6 Thông tư 56 quy định. Thực hiện quyền và trách nhiệm bên đặt hàng trong hợp đồng đặt hàng.
3. Các Công ty TNHH một thành viên khai thác công trình thuỷ lợi là đơn vị
nhận đặt hàng chịu trách nhiệm: Hàng năm báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ quản lý khai thác công trình thuỷ lợi; đánh giá hiện trạng công trình, máy móc và năng lực hoạt động của công trình, hệ thống công trình. Lập hồ sơ đề xuất theo nội dung tại Điều 5 Thông tư 56. Thẩm định, phê duyệt hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công và dự toán sử chữa các công trình (hoặc hạng mục công trình) theo nội dung Mục 3 Điều 6 Thông tư 56 quy định. Thực hiện quyền và trách nhiệm bên nhận đặt hàng trong hợp đồng đặt hàng.
4. Trên cơ sở Quyết định phê duyệt phương án, nội dung nhiệm vụ quản lý,
khai thác công trình thuỷ lợi, số lượng, sản phẩm, dự toán đặt hàng, cơ quan đặt hàng và đơn vị nhận đặt hàng thương thảo, hoàn thiện hợp đồng để ký kết hợp đồng trước khi thực hiện.
5. Nguyên tắc ký kết hợp đồng và quản lý thực hiện hợp đồng đặt hàng, nội
dung hợp đồng đặt hàng và nghiệm thu, thanh toán hợp đồng đặt hàng theo nội dung tại Điều 9, Điều 10, Điều 11 Thông tư 56.
6. Sở Tài Chính có trách nhiệm phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn, các đơn vị liên quan thực hiện cấp phát kinh phí cho đơn vị đặt hàng theo quy định, đồng thời tham gia đánh giá hồ sơ đề xuất, thống nhất phương án, nội dung nhiệm vụ quản lý khai thác công trình thuỷ lợi, số lượng sản phẩm và dự toán đặt hàng trình UBND tỉnh phê duyệt. Thực hiện Thông Tư số 11/2009/TT - BTC ngày 21/01/2009 của Bộ Tài Chính về việc hướng dẫn đặt hàng, giao kế hoạch đối với các đơn vị làm nhiệm vụ quản lý khai thác công trình thuỷ lợi và quy chế quản lý tài chính của Công ty Nhà nước làm nhiệm vụ quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi.
7. UBND cấp huyện có trách nhiệm thành lập tổ đặt hàng cấp huyện. Tổ đặt
hàng cấp huyện có trách nhiệm tiến hành đặt hàng các công trình có quy mô phục
vụ nhỏ hơn 50ha do các tổ thuỷ nông cơ sở quản lý.
3.3.3. Tiến hành đặt hàng quản lý khai thác công trình thuỷ lợi.
Để có thay đổi mang tính đột phá về cơ chế quản lý, Nên tiến hành cơ chế đặt
hàng quản lý khai thác công trình thuỷ lợi với mục tiêu là từng bước xã hội hóa
công tác quản lý, huy động tối đa nguồn lực xã hội tham gia quản lý khai thác công trình thủy lợi thông qua cơ chế thị trường, cạnh tranh lành mạnh và Nhà nước vẫn phải giữ được vai trò quản lý với tư cách là chủ sở hữu công trình. Sau khi hoàn
thiện các bước đề xuất phân cấp công trình thuỷ lợi, Giao nhiệm vụ thực hiện trình
tự đặt hàng theo trình tự như sau:
Chi cục thuỷ lợi lập kế hoạch đặt hàng công trình thủy lợi phục vụ tưới, tiêu, cấp nước... trình cấp có sở Nông nghiệp & PTNT (UBND tỉnh Uỷ quyền sở Nông nghiệp & PTNT phê duyệt kế hoạch đặt hàng) phê duyệt theo quy định. Kế hoạch đặt hàng được lập cho từng công trình hoặc hệ thống công trình (theo đơn vị quản lý).
Từ kế hoạch đặt hàng được duyệt Chi cục thuỷ lợi căn cứ lập hồ sơ yêu cầu
Căn cứ quy mô, tính chất, đặc điểm của công trình mà quy định nội dung, yêu cầu công tác quản lý, khai thác công trình thủy lợi cho phù hợp. Hồ sơ yêu cầu phải đạt được mục tiêu công bằng, minh bạch, hợp lý, lựa chọn được đơn vị đủ năng lực thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý, vận hành công trình thủy lợi theo các quy định của nhà nước và có mức giá đặt hàng hợp lý nhất. Hồ sơ yêu cầu được gửi cho các tổ chức quản lý khai thác công trình thủy lợi để lập hồ sơ đề xuất.
Chi cục thuỷ lợi chủ trì tổ chức đánh giá hồ sơ đề xuất trình cấp có thẩm quyền phê duyệt về phương án, nội dung nhiệm vụ quản lý khai thác công trình thủy lợi, số lượng sản phẩm, dự toán đặt hàng (giá hoặc đơn giá đặt hàng) và đơn vị nhận đặt hàng. Trình sở phê duyệt hồ sơ đề xuất. Sở Nông nghiệp căn cứ vào các hồ sơ đã được phê duyệt trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt phương án, nội dung nhiệm vụ quản lý khai thác công trình thủy lợi, số lượng sản phẩm, dự toán đặt hàng (giá hoặc đơn giá đặt hàng) và đơn vị nhận đặt hàng của các công trình thủy lợi do tỉnh quản lý.
- Chi cục thuỷ lợi căn cứ vào hồ sơ được phê duyệt thực hiện theo hợp đồng như sau:
a. Thoả thuận
Căn cứ vào nhu cầu sử dụng dịch vụ trong hệ thống công trình thuỷ lợi, thông qua hợp đồng đặt hàng giữa hai bên gồm:
- Đại diện bên đặt hàng (Bên A): Chi cục thuỷ lợi.
- Đại diện bên cung cấp dịch vụ (Bên B): Công ty khai thác công trình thuỷ lợi. Hai bên ký kết hợp đồng cung cấp dịch vụ với các thỏa thuận sau:
a.1. Khối lượng công việc dịch vụ.
Bên A giao cho bên B thực hiện các công việc về quản lý, vận hành khai thác