Mô hình Nhà nước quản lý

Một phần của tài liệu hoàn thiện cơ chế quản lý để nâng cao hiệu quả quản lý khai thác công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh hưng yên (Trang 30 - 32)

Nhà nước thường thực hiện theo các hình thức như thành lập các tổ chức của Nhà nước trực tiếp quản lý; tổ chức đấu thầu quản lý hoặc đặt hàng cho các tổ chức có năng lực quản lý.

a) Tổ chức của Nhà nước trực tiếp quản lý.

Theo mô hình này, Nhà nước thành lập các tổ chức của Nhà nước (Cục, công

ty, xí nghiệp) để trực tiếp quản lý vận hành công trình thủy lợi. Mô hình này hiện đang áp dụng ở Thái Lan (Cục thủy lợi), Hàn Quốc (Korea Rural Community & Agriculture Corporation viết tắt KARICO), Nhật Bản và một số nước thuộc khối XHCN trước đây…

Điển hình về mô hình quản lý này là ở Hàn Quốc. Karico quản lý toàn bộ hệ thống công trình từ đối mối đến mặt ruộng. KARICO trực thuộc Bộ Nông, lâm thủy sản có bộ máy từ trung ương đến địa phương (9 văn phòng tại các tỉnh và 90 đơn vị tại các huyện với số cán bộ lên đến trên 6000 người. KARICO chịu trách nhiệm quản lý vận hành các công trình thủy lợi (Xem sơ đồ 1.2).

Sơ đồ 1.2:

Mô hình quản lý thủy lợi của Hàn Quốc

(Mô hình Tổng Công ty quản lý khai thác công trình thủy lợi KARICO)

Ban Giám đốc Chủ tịch Ban kiểm soát

Phòng chiến lược quản lý Phó chủ tịch điều hành kiêm G.đốc điều hành PT nông thôn

Cơ quan ngân hàng nông dân Cơ quan Q.lý vốn N.hàng nông thôn

Văn phòng dự án Gimpo, KRC G. đốc điều hành quy hoạch

tổng hợp vùng

Phòng q.hoạch t.hợp cộng đồng n.thôn Phòng dự án phát triển nông thôn Trung tâm giao lưu n.thôn - thành thị

G. đốc điều hành PT sản phẩm Bộ phận dự án nước ngoài

Phòng kế hoạch dự án Phòng các dự án lớn Phòng địa chất môi trường 9 văn phòng đại diện tại các tỉnh và 90 văn phòng tại các

Phòng chiến lược quản lý Phòng quản lý nguồn nước

Phòng quản lý dự án Phòng cơ khí, điện và kiến trúc

Phó chủ tịch điều hành kiêm G.đốc điều hành PT nông thôn Phòng điều phối kế hoạch sản xuất

Phòng phát triển nguồn nhân lực Phòng hỗ trợ quản lý Phòng dịch vụ thông tin

Phòng quản lý thiên tai

Viện nghiên cứu nông thôn

Office of R&D Coordination Bộ môn NC phát triển nông thôn Bộ môn NC kỹ thuật nông nghiệp

Bộ môn NC môi trường Bộ môn NC thủy năng Bộ phận NC dự án Saemangeum

Viện đào tạo 4 văn phòng dự án

Năm 2007 KARICO được cấp khoảng 2 tỷ USD cho công tác quản lý vận hành công trình thủy lợi.

Mô hình này chỉ phù hợp với các nước phát triển, tỷ trọng nông nghiệp thấp, như Hàn Quốc tỷ trọng GDP của nông nghiệp chỉ chiếm 3,3%; lao động trong nông nghiệp chỉ chiếm 6,7%. Mô hình quản lý ở Vĩnh Phúc - Việt Nam cũng tương tự mô hình này. Các Công ty KTCT thủy lợi quản lý toàn bộ hệ thống thủy lợi.

a) Nhà nước tổ chức đấu thầu quản lý.

Thông qua đấu thầu cạnh tranh, Chính phủ sẽ trao cho doanh nghiệp, tổ chức nào có năng lực tốt với mức giá thấp nhất nhận quản lý. Việc đấu thầu bảo đảm được tính cạnh tranh, minh bạch, bình đẳng, công bằng trong quản lý sản xuất và cung ứng hàng hóa dịch vụ mà Nhà nước vẫn nắm quyền sở hữu, vẫn thực hiện được chính sách hỗ trợ người sử dụng. Hình thức này đã được áp dụng ở một số vùng ở Trung Quốc như khu tưới Jingui của Xianyang và thành phố tự trị Xi'an ở Trung Quốc. Ở Việt Nam, mô hình đấu thầu đã được áp dụng ở An Giang từ những năm 1997 và đến nay đã áp dụng khá nhiều ở An Giang, Đồng Tháp, ở dự án Bắc Vàm Nao.

b) Nhà nước ký hợp đồng quản lý.

Nhà nước lựa chọn và ký hợp đồng với tổ chức có năng lực kinh nghiệm để quản lý công trình thủy lợi. Hợp đồng kinh tế là công cụ bảo vệ lợi ích và trách nhiệm của Nhà nước và người hưởng lợi. Hình thức này tương tự hình thức đặt hàng, chỉ định đấu thầu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tóm lại, tùy theo đặc điểm, yêu cầu kỹ thuật, tính chất hoạt động, tầm quan trọng, ảnh hưởng của từng công trình, hệ thống công trình mà lựa chọn hình thức phù hợp. Qua nghiên cứu tổng kết cho thấy đấu thầu là giải pháp được đánh giá là đem lại hiệu quả cao nhất.

Một phần của tài liệu hoàn thiện cơ chế quản lý để nâng cao hiệu quả quản lý khai thác công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh hưng yên (Trang 30 - 32)