Định hướng phát triển kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu hoàn thiện cơ chế quản lý để nâng cao hiệu quả quản lý khai thác công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh hưng yên (Trang 46 - 117)

a) Dân số và nguồn nhân lực

Nhờ vào những thành quả trong công tác dân số và kế hoạch hoá gia đình được thực hiện tốt trong giai đoạn vừa qua, tốc độ tăng dân số tự nhiên trên địa bàn tỉnh có xu hướng giảm. Đến năm 2010, dự báo dân số trên địa bàn tỉnh khoảng 1.183.000 người. Giai đoạn 2011-2020 dự kiến tốc độ tăng dân số tự nhiên bình quân khoảng 0,8 – 1,0 %/năm, dự báo dân số trên địa bàn tỉnh năm 2015 khoảng 1.240.000 người, năm 2020 khoảng 1.300.000 người ( Xem bảng 2.3).

Bảng 2.3. Dự báo dân số năm 2015 tỉnh Hưng Yên Huyện, thành phố Năm 2015

Dân số Thành thị Nông thôn

TP Hưng Yên 87530 50043 37487 Văn Lâm 108839 14377 94462 Văn Giang 106300 9798 96503 Yên Mỹ 142257 14195 128062 Mỹ Hào 94385 9802 84583 Ân Thi 144167 8863 135304 Khoái Châu 207145 7851 199295 Kim Động 136676 10428 126249 Tiên Lữ 116162 5054 111108 Phù Cừ 96536 5988 90548 Tổng toàn tỉnh 1240000 136400 1103600

Trên cơ sở xu hướng phát triển của lực lượng lao động trên địa bàn tỉnh trong các giai đoạn phát triển vừa qua, dự báo dân số trong độ tuổi lao động của tỉnh đến năm 2015 khoảng 775.000 người, chiếm 62,5% dân số tỉnh, đến năm 2020 khoảng 800.000 người, chiếm 61,5% dân số tỉnh.

b) Định hướng cụ thể

- Các chỉ tiêu kinh tế

Theo “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Hưng Yên đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020” nhịp độ tăng trưởng GDP thời kỳ 2006 - 2010 đạt 13,5 %/năm, trong đó ngành công nghiệp-xây dựng tăng bình quân 19,8%, dịch vụ tăng bình quân 14,3% và ngành nông nghiệp-thuỷ sản tăng bình quân 3,1 %/năm.

Giai đoạn 2011-2015 đạt 13,2 %/năm, trong đó ngành công nghiệp-xây dựng tăng bình quân 16,8%, dịch vụ tăng bình quân 12,8% và ngành nông nghiệp-thuỷ sản tăng bình quân 4 %/năm.

Phấn đấu mức GDP bình quân đầu người năm 2010 đạt khoảng 1.200 USD, năm 2015 khoảng 2.080 USD.

Sản lượng lương thực quy thóc đến năm 2010 dự báo đạt 528.950tấn, đến năm 2015 đạt 510.744 tấn. Bình quân lương thực đầu người ước đạt 447kg/người năm 2010 và 410kg/người vào năm 2015.

Tỷ trọng GDP các khối ngành: Năm 2010 Năm 2015 + Ngành nông nghiệp: 20% 12,6%

+ Công nghiệp và xây dựng: 47% 52,5%

+ Dịch vụ, thương nghiệp: 33% 34,9%

- Mục tiêu về xã hội

Đảm bảo việc làm ổn định cho khoảng 95% số lao động trong tỉnh. Tạo thêm 2,2 vạn việc làm mới hàng năm. Nâng tỷ lệ lao động được đào tạo lên trên 40% vào năm 2010, 45% vào năm 2015 và 50% vào năm 2020.

Đến năm 2010, 85% các đô thị (thành phố, thị trấn), các khu công nghiệp và khoảng 80% khu vực nông thôn được dùng nước sạch. Đến năm 2015 khoảng 90% khu vực đô thị và 85% dân cư nông thôn trong tỉnh được dùng nước sạch.

Đến năm 2015 hoàn thành chương trình kiên cố hoá các cơ sở y tế, giáo dục với phương tiện kỹ thuật hiện đại, về cơ bản không còn trẻ em suy dinh dưỡng. Ngăn ngừa và hạn chế đến mức thấp nhất các bệnh dịch, bệnh xã hội.

2.1.4. Những thuận lợi khó khăn chủ yếu đối với công tác quản lý khai thác công

trình thuỷ lợi

2.1.4.1. Thuận lợi

Hệ thống công trình thuỷ lợi trên địa bàn tỉnh về cơ bản đảm bảo được nhu cầu về lưu lượng tưới tiêu nên công tác quản lý không phải xử lý thường xuyên với

Hưng Yên là tỉnh đồng bằng trọng điểm của cả nước, địa hình bằng phẳng nên rất thuận lợi cho công tác tưới, tiêu phục vụ sản xuất.

Bộ máy quản lý nhà nước là đội ngũ cán bộ trẻ có năng lực, năng động sáng

tạo nên đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu đổi mới.

Thuỷ lợi là yếu tố đầu tiên cho sự phát triển của cây trồng trong khi đó tỉnh

Hưng Yên là tỉnh phát triển về nông nghiệp nên thuỷ lợi luôn được các đồng chí

lãnh đạo tỉnh quan tâm đầu tư rất nhiều thời gian và công sức cho công tác thuỷ lợi. 2.1.4.2. Khó khăn

Thứ nhất là, các hệ thống công trình phát huy hiệu quả còn ở mức thấp, bình quân chỉ đạt 70% năng lực thiết kế do nhiều nguyên nhân, như việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất, tốc độ công nghiệp hóa, đô thị hóa, dẫn đến diện tích, mục tiêu phục vụ không còn như thiết kế ban đầu, hiệu suất sử dụng công trình theo thiết kế thấp.

Thứ hai là, hầu hết diện tích được bảo đảm chủ động tưới, tiêu còn thấp hoặc tưới tiêu không chắc chắn. Theo chỉ tiêu thiết kế, công trình tưới bảo đảm ở mức p=75% (đến nay đã có nhiều hệ thống đạt 85%), tiêu ở mức 10% song trên thực tế nhiều vùng diện tích còn bị hạn, bị úng ngay cả khi thời tiết, khí hậu chưa nghiêm trọng như tính toán thiết kế ban đầu. Diện tích không chủ động tiêu tập trung ở các vùng tiêu bằng trọng lực hoặc nội đồng. Vấn đề tiêu thoát nước nội đồng ở nhiều hệ thống rất phức tạp.

Thứ ba là, nhiều công trình bị xuống cấp nhanh do một thời gian dài không được duy tu bảo dưỡng đầy đủ, kịp thời; nhiều công trình có hệ số an toàn theo quy phạm trước đây còn thấp, có thể gây nguy hiểm khi gặp lũ. Nhiều hệ thống kênh dẫn chất lượng kém và tình trạng quản lý nước trên kênh tưới không chặt chẽ, dẫn đến phần đầu kênh thì thừa nước, cuối kênh thiếu nước;

Thứ bốn là, tại các hệ thống thủy lợi lớn, diện tích phải bơm tưới, bơm tiêu hỗ trợ chiếm tỷ lệ khá cao, đặc biệt là những vùng cuối nguồn; tình trạng lãng phí nước tưới còn phổ biến; mức tiêu hao nhiên liệu, năng lượng lớn; cho phí cho tưới cao;

Thứ năm là, vấn đề ô nhiễm nước trong hệ thống công trình thủy lợi do nước thải, rác thải xả bữa bãi vào hệ thống kênh xảy ra phổ biến; tình trạng phạm vi,

xâm hại, lấn chiếm công trình và phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi xảy ra ở hầu hết các hệ thống thủy lợi chưa được ngăn chặn kịp thời, đặc biệt là ở hệ thống kênh chuyển nước.

2.2 Thực trạng về quản lý khai thác công trình thuỷ lợi tỉnh Hưng Yên

2.2.1. Hiện trạng công trình thuỷ lợi tỉnh Hưng Yên.

+ Hệ thống trạm bơm gồm 434 trạm bơm. Trong đó: diện tích tưới thiết kế: 69.407ha diện tích tưới thực tế 45.889ha; diện tích tiêu thiết kế 65.936ha, diện tích tiêu thực tế 60.869ha;

- Tổng số trạm bơm do các Công ty TNHH một thành viên KTCTTL quản lý 161

trạm bơm, trong đó: Trạm bơm chuyên tưới là 47 trạm, trạm bơm chuyên tiêu 12 trạm, trạm bơm tưới, tiêu kết hợp 102 trạm. Diện tích tưới thiết kế 51.560ha diện tích tưới thực tế 28.424ha. Diện tích tiêu thiết kế 61289ha diện tích tiêu thực tế 56.430ha.

- Trạm bơm Hợp tác xã quản lý 273 trạm. Chuyên tưới 243 trạm, trạm bơm chuyên tiêu 10 trạm, trạm bơm tưới tiêu kết hợp 20 trạm. Diện tích tưới thiết kế 17.847ha diện tích tưới thực tế 17465ha. Diện tích tiêu thiết kế 4.647ha diện tích tiêu thực tế 4.439ha.

+ Hiện trạng kênh mương:

- Tổng chiều dài kênh tưới: 815,78km;

Chiều dài kênh chính: 298,141km trong đó kênh đất: 166,67km, kênh xây: 131,48km. Chiều dài kênh cấp I: 503,18 km trong đó kênh đất: 422,66km, kênh xây: 80,53km. Chiều dài kênh cấp II: 14,45km trong đó kênh đất: 12,2km kênh xây 2,25km.

- Tổng chiều dài hệ thống kênh tiêu: 1025,33km;

Chiều dài trung thuỷ nông: 8,57km; Chiều dài các trục rút tiêu: 9km; Chiều dài các tuyến sông: 303,35km; chiều dài kênh tiêu chính: 91,42km; Chiều dài kênh cấp I: 479,54; Chiều dài kênh cấp II: 86,08km.

2.2.2. Công tác quản lý khai thác công trình thuỷ lợi

- Quản lý nhà nước công tác quản lý khai thác công trình thuỷ lợi

Về nguyên tắc UBND tỉnh quản lý chung, sở Nông nghiệp & PTNT là cơ

quan tham mưu giúp việc cho UBND tỉnh quản lý về mặt chuyên ngành đối với

công tác thuỷ lợi trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên có một số bất cập sau:

Vai trò quản lý nhà nước về công tác quản lý khai thác công trình thuỷ lợi

mờ nhạt. Do không có các cơ chế, chế tài cụ thể quy định chức năng quản lý nhà

nước về chuyên môn nghiệp vụ cho công tác quản lý khai thác công trình thuỷ lợi.

UBND tỉnh quyết định quản lý trực tiếp công ty TNHH một thành viên khai thác

công trình thuỷ lợi tỉnh (sở Nông nghiệp & PTNT không được giao nhiệm vụ quản

lý hoạt động chuyên ngành về thuỷ lợi đối với công ty), UBND thành phố quản lý

trực tiếp công ty TNHH một thành viên khai thác công trình thuỷ lợi và thoát nước

thành phố. Do không có sự quản lý chặt chẽ, kiểm tra đôn đốc, giám sát cụ thể của

nhà nước nên dẫn tới việc tưới tiêu không đảm bảo kịp thời vụ, chi tiêu sai mục

đích, bố trí bộ máy hoạt động cồng kềnh, lãng phí nước, điện năng, nhiên liệu.

Chính vì không có cơ chế cụ thể nên các công ty TNHH một thành viên

KTCT thuỷ lợi coi thường cơ quan quản lý chuyên ngành, không thực hiện theo sự

chỉ đạo chung của cơ quan chuyên ngành, không báo cáo nội dung hoạt động, kết

quả thực hiện các nhiệm vụ tỉnh phân công. Dẫn đến tình trạng tự làm tự hoạt động

hiệu quả quản lý khai thác kém.

- Quản lý vận hành quản lý khai thác công trình thuỷ lợi

Hiện nay trên địa bàn tỉnh tồn tại hai loại hình tổ chức quản lý khai thác công

trình thuỷ lợi; Thứ nhất là các công ty TNHH một thành viên khai thác công trình

thuỷ lợi làm nhiệm vụ quản lý, thứ hai là các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp quản lý ở các địa phương.

Tổng số cán bộ của các công ty làm nhiệm vụ quản lý khai thác công trình thuỷ lợi là: 839 người trong đó: Công ty TNHH một thành viên khai thác công trình thuỷ lợi tỉnh Hưng Yên gồm 8 xí nghiệp và văn phòng công ty với 789 người; Công ty TNHH một thành viên KTCT thuỷ lợi và thoát nước thành phố Hưng Yên với 50 người;

Tổng số cán bộ của địa phương làm nhiệm vụ quản lý khai thác công trình thuỷ lợi là: 1.373 người của 153 hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp trong 9 huyện làm nhiệm vụ quản lý khai thác tại các địa phương.

Bộ máy tổ chức trong quản lý, vận hành khai thác công trình thủy lợi cũng được phân chia theo nhiều hình thức. Ở những hệ thống thủy lợi lớn thì công ty KTCTTL của Nhà nước đảm nhận khâu tưới, tiêu nước từ công trình đầu mối đến đầu các kênh cấp 3. Từ kênh cấp 3 trở vào đến mặt ruộng do đội thủy nông ở các HTX đảm nhận điều tiết theo yêu cầu tưới, tiêu. Đối với những công trình thủy lợi nhỏ trạm bơm điện có diện tích phục vụ nằm trong một xã hoặc một HTX thì được giao cho chính quyền cấp xã hoặc Ban chủ nhiệm HTX đảm nhận, tự quản lý, vận hành và thu thủy lợi phí theo sự thỏa thuận với các hộ nông dân. Từ đặc thù này, hầu hết các cán bộ, công nhân thủy nông ở các HTX đều chưa được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, cho nên vận hành công trình thủy lợi chưa đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật, lãng phí nguồn điện do thất thoát nước; chưa phối hợp nhịp nhàng với các công ty KTCTTL trong việc tưới, tiêu, hiệu quả phục vụ đạt thấp.

Nguồn nhân lực của các công ty làm nhiệm vụ quản lý khai thác công trình thuỷ lợi tương đối đảm bảo để đáp ứng thực hiện nhiệm vụ được giao.

Nguồn nhân lực của các địa phương nhìn chung trình độ cán bộ quản lý khai thác công trình thuỷ lợi còn thấp, phần lớn chưa qua đào tạo hoặc đào tạo không đúng ngành nghề. Tuy nhiên số lượng cán bộ đều là những người có kinh nghiệm, hiểu được tập quán canh tác của địa phương, làm việc có trách nhiệm và nhiệt tình trong trong công việc.

Khi nhà nước có chủ trương miễn giảm thuỷ lợi phí. Đối với HTX việc cấp bù

TLP cho các HTX thường khó quản lý nguồn tiền cấp bù TLP cho các đối tượng này. Không giống như các công ty quản lý và KTCTTL được hướng dẫn chi tiết và quy định cụ thể các hạng mục chi tiêu để làm cơ sở cho việc kiểm soát, thanh quyết toàn thì đối với các HTX lại không có một văn bản hướng dẫn nào. Vì vậy, sau khi ngân sách cấp bù miễn TLP được chuyển về HTX thì việc chi tiêu này hoàn toàn bị thả nổi không có sự kiểm soát của cơ quan nhà nước. Với cấp huyện một trong

những lý do chính khiến các cơ quan quản lý Nhà nước về thuỷ nông cấp huyện không ủng hộ việc miễn TLP là thủ tục miễn TLP rất rườm rà, phức tạp. Mặt khác,

do thiếu các quy định, hướng dẫn cụ thể nên sự phối hợp giữa các đơn vị quản lý

cấp huyện còn thiếu sự nhịp nhàng, gây khó khăn trong quá trình cấp bù miễn TLP. Các Công ty chậm trễ trong việc thực hiện lập đề án phân cấp, thông tư số:

65/2009/TT-BNNPTNT ngày 12/10/2009 ngay sau khi có thông tư UBND tỉnh chỉ đạo

Công ty TNHH một thành viên KTCT thuỷ lợi tỉnh Hưng Yên xây dựng đề án phân cấp tuy nhiên đến tháng 7 năm 2011 công ty mới xây dựng xong nội dung đề án phân cấp. Nội dung đề án sơ sài không đi vào trọng tâm thực hiện phân cấp cụ thể.

2.3. Những vấn đề đặt ra về cơ chế quản lý khai thác các công trình thuỷ lợi tỉnh Hưng Yên tỉnh Hưng Yên

Khi nhà nước ban hành các chính sách mới đã đặt ra nhiều vấn đề mới mẻ

trong công tác quản lý khai thác công trình thuỷ lợi do đó việc hoàn thiện cơ chế ở

hai cấp độ là quản lý nhà nước và quản lý sản xuất cho phù hợp với các chủ trương

chính sách của Đảng và nhà nước, phù hợp với các quy luật tối ưu lợi ích là một yêu

cầu cần thiết khách quan.

Sau hơn 25 năm thực hiện chủ trương đổi mới và chuyển đổi nền kinh tế thị

trường, hầu hết các ngành các lĩnh vực sản xuất dịch vụ đã tự đổi mới thích nghi và

phát huy được hiệu quả trong thời đại mới. Vì vậy lĩnh vực quản lý khai thác công

trình thuỷ lợi cũng phải tự đổi mới cho phù hợp với cơ chế mới. Tuy nhiên do tính

đặc thù riêng biệt của hoạt động quản lý khai thác công trình thuỷ lợi nên cần thiết

phải nghiên cứu đề xuất một thể chế hoạt động phù hợp, một mặt phải khai thác

được tính ưu việt của nền kinh tế mới đồng thời phải giữ được vai trò quản lý vĩ mô của nhà nước.

Thiếu thống nhất trong cơ chế chính sách quản lý là khó khăn lớn trong công

tác quản lý nhà nước từ trên xuống dưới. Vai trò quản lý nhà nước trong công tác

quản lý khai thác công trình thuỷ lợi bị xem nhẹ.

Các Công ty làm nhiệm vụ quản lý khai thác công trình thuỷ lợi dường như

nước và người hưởng lợi không rõ ràng trong quản lý tài chính thiếu minh bạch. Bộ máy quản lý cồng kềnh hoạt động kém hiệu quả. Quản lý vẫn theo cơ chế bao cấp không huy động được cộng đồng tham gia quản lý dẫn tới hoạt động kém hiệu quả gây tốn kém nhiều tiền bạc và tài nguyên của nhà nước. Hơn nữa, một số cán bộ quản lý ở các công ty đã thể hiện sự yếu kém trong tổ chức quản lý kinh doanh lại thiếu năng động sáng tạo, không nắm vững nguyên tắc hoạt động doanh nghiệp trong thời đại mới, lại mang tư tưởng chây ì, chỉ trông chờ vào nhà nước. Vì vậy cần củng cố bộ máy quản lý để nâng cao hiệu quả điều hành sản xuất, năng lực

cán bộ quản lý doanh nghiệp ngày càng cao, bộ máy quản lý phải tinh gọn, cơ chế

Một phần của tài liệu hoàn thiện cơ chế quản lý để nâng cao hiệu quả quản lý khai thác công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh hưng yên (Trang 46 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)