Qui trình bàn giao

Một phần của tài liệu hoàn thiện cơ chế quản lý để nâng cao hiệu quả quản lý khai thác công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh hưng yên (Trang 71 - 73)

a) Công tác chuẩn bị bàn giao

Các công ty có trách nhiệm chỉ đạo công tác bàn giao đúng thời gian qui định.

Đơn vị bàn giao thành lập tổ bàn giao, chuẩn bị số liệu, hồ sơ, sổ sách, thống kê đánh giá hiện trạng công trình để thực hiện tốt công tác bàn giao.

Đơn vị nhận bàn giao thành lập tổ nhận bàn giao, để kiểm kê đánh giá, kiểm tra các công trình, chuẩn bị thành lập tổ chức thuỷ nông cơ sở đảm bảo khi bàn giao xong kịp thời phục vụ sản xuất.

Đối tượng bàn giao các công ty TNHH một thành viên KTCT thuỷ lợi có quản lý khai thác công trình thuỷ lợi với quy mô nhỏ phù hợp với các quy định trên thực hiện bàn giao cho các UBND các xã, hợp tác xã.

Sau khi có ý kiến đồng thuận của cấp uỷ, chính quyền cấp huyện và cơ sở hai bên tiến hành bàn giao các công trình từ đầu mối đến kênh mương các cấp kể cả đường điện theo nguyên tắc chỉ bàn giao quản lý vận hành giữa bên giao và bên nhận. Trên cơ sở đánh giá hiện trạng tài sản, để bên nhận bàn giao ghi tăng vốn và tài sản, bên giao ghi giảm vốn và tài sản.

Để việc bàn giao dễ quản lý vận hành và phục vụ tưới tiêu kịp thời, trước mắt chưa tính toán xử lý các khoản kinh phí đã được đầu tư vào các công trình thuỷ lợi (không phân biệt nguồn vốn ngân sách nhà nước hay vốn của xã, HTX và vốn góp của xã viên hợp tác xã). Sau khi bàn giao đề nghị Sở tài chính phối hợp với các ngành liên quan, cấp huyện và cấp xã cơ phương án xử lý, đảm bảo không để khiếu lại sau này.

b) Quy trình bàn giao b.1. Chuẩn bị bàn giao

+ Đối với bên bàn giao ( các công ty TNHH Một thành viên KTCT TL): - Thành lập tổ bàn giao: Lãnh đạo công ty, kế toán, cán bộ kỹ thuật

- Rà soát kiểm kê lại toàn bộ tài sản các công trình thuỷ lợi đơn vị đang quản lý bao gồm: Các hạng mục công trình như hệ thống các kênh, mương dẫn nước, hệ thống

các trạm bơm, hồ đập các phương tiện phục vụ cho việc vận hành hệ thống thuỷ lợi tưới, tiêu cho diện tích trên địa bàn quản lý và các hồ sơ tài liệu liên quan.

- Xác định rõ: Số km kênh mương dẫn nước, số trạm bơm, máy bơm nước, công

suất thiết kế trạm bơm, số thiết bị phục vụ tưới tiêu khác (nếu có) và tình trạng chất lượng sử dụng tại thời điểm bàn giao.

- Xác định tổng diện tích tưới tiêu.

+ Đối với bên nhận bàn giao ( Các xã, hợp tác xã ):

Thành lập tổ nhận bàn giao: Thành phần là lãnh đạo các xã, HTX, kế toán, cán bộ kỹ thuật (nếu có), cán bộ dự kiến sau khi bàn giao sẽ đảm nhận công trình.

- Lập kế hoạch tiếp nhận bàn giao: Tổ chức vận hành hệ thống tưới tiêu trên địa bàn

nhận bàn giao, để đảm bảo việc cung cấp nước ngay sau khi nhận bàn giao đảm bảo được thực hiện tốt và những vấn đề giải quyết tồn tại sau bàn giao.

b.2. Thực hiện bàn giao

Căn cứ hồ sơ bàn giao và bản kê đánh giá hệ thống các công trình thuỷ lợi của bên bàn giao, hai bên cùng nhau tiến hành kiểm kê, đối chiếu từng danh mục: Số lượng, chủng loại, quy cách, chất lượng… bằng hình thức đo, kiểm đếm trực tiếp và đánh giá tình trạng sử dụng, chất lượng theo thực tế.

Hai bên thống nhất lập biên bản bàn giao nhận: Theo số lượng và chất lượng thực tế

nguyên trạng của hệ thống các công trình thuỷ lợi hiện có: Nội dung biên bản bàn

giao gồm ngày tháng, địa điểm bàn giao; Đại diện bên bàn giao, bên nhận bàn giao; danh mục tài sản; số lượng tài sản; chủng loại, quy cách, chất lượng, diện tích và năng lực phục vụ ký giao nhận các bên.

Danh mục được lập thành các biểu để theo dõi và đính kèm theo biên bản bàn giao nhận giữa các bên

Thành phần tham dự bàn giao

- Lãnh đạo UBND cấp huyện trực tiếp chỉ đạo;

- Bên giao: Lãnh đạo công ty, kế toán, cán bộ kỹ thuật

- Thành phần tham dự, chứng kiến: Sở Nông nghiệp & PTNT; Sở Tài chính; lãnh đạo UBND cấp huyện và các phòng chức năng;

Một phần của tài liệu hoàn thiện cơ chế quản lý để nâng cao hiệu quả quản lý khai thác công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh hưng yên (Trang 71 - 73)