Phương hướng đổi mới

Một phần của tài liệu hoàn thiện cơ chế quản lý để nâng cao hiệu quả quản lý khai thác công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh hưng yên (Trang 57 - 58)

a) Thực hiện phân cấp triệt để gắn liền với đổi mới thể chế quản lý để huy động tính tự chủ, năng động, sáng tạo của các cấp, các lực lượng xã hội tham gia quản lý công trình thủy lợi theo thông tư 65 của Bộ Nông nghiệp & PTNT.

Hoàn thiện khung pháp lý để đẩy nhanh việc phân cấp quản lý khai thác công trình thủy lợi, làm rõ trách nhiệm giữa Trung ương và địa phương, Nhà nước và người dân trong việc quản lý khai thác công trình thủy lợi. Xây dựng và hoàn thiện cơ chế đặt hàng theo thông tư 56 của Bộ Nông nghiệp & PTNT để huy động các thành phần kinh tế tham gia quản lý, minh bạch hóa các hoạt động của doanh nghiệp, thí điểm đấu thầu quản lý.

b) Củng cố và tăng cường bộ máy quản lý Nhà nước, tổ chức quản lý khai thác công trình thủy lợi.

Củng cố và nâng cao năng lực các cơ quan chuyên môn quản lý Nhà nước về thủy lợi theo hướng tính gọn nhưng có hiệu lực và hiệu quả, một nhiệm vụ chỉ một cơ quản chủ trì thực hiện; sắp xếp củng cố các tổ chức quản lý khai thác công trình thủy lợi, tạo lập hành lang pháp lý để các thành phần kinh tế, các tổ chức cộng đồng tham gia quản lý bảo vệ công trình thủy lợi.

c) Bảo đảm sự quản lý thống nhất theo hệ thống, khai thác và sử dụng phải đi đôi với bảo vệ nguồn nước, đảm bảo an toàn công trình.

Mô hình quản lý phải bảo đảm nguyên tắc quản lý thống nhất, khai thác tổng hợp theo hệ thống công trình không chi cắt theo địa giới hành chính.

d) Phục vụ đa mục tiêu.

Coi trọng việc khai thác sử dụng công trình thủy lợi đa mục tiêu, ưu tiên hàng đầu cho sản xuất nông lâm nghiệp và nước sinh hoạt nông thôn, mở rộng khả năng cong nghiệp, thủy sản, dịch vụ du lịch, dùy trì và cải thiện môi trường sinh thái, khai thác thủy năng.

Một phần của tài liệu hoàn thiện cơ chế quản lý để nâng cao hiệu quả quản lý khai thác công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh hưng yên (Trang 57 - 58)