Mô hình Hiệp hội tưới quản lý đã được một số nước áp dụng từ nhiều thập kỷ qua như Đài Loan (Irrigation Association), Philippines (National Irrigation Association), Nepal (FMIS)… Hội tưới là một tổ chức phi chính phủ, do những người hưởng lợi thành lập để quản lý vận hành công trình phục vụ cho chính họ. Kinh phí hoạt động của Hội tưới do người hưởng lợi đóng góp (thủy lợi phí) và một phần do Chính phủ trợ cấp. Mô hình này hiện đang vận hành rất tốt tại Đài Loan (Xem sơ đồ 1.3).
Hiện nay Đài Loan có 17 Hội tưới với 1.421.897 thành viên, trong đó 15 Hội tưới tổ chức thành một Hiệp hội (Joint Irrigation Association). Mặc dù mô hình này khá thành công ở Đài Loan, Mỹ…, nhưng ở một số quốc gia Hiệp hội hoạt không hiệu quả.
Sơ đồ 1.3: Sơ đồ tổ chức của Hội tưới Đài Loan Chủ tịch Hội (Chairman) Tổng Giám đốc (General Manager) Bộ phận giám sát (Supervision Section) Bộ phận quản lý tưới (Irrigation Section) Trạm vận hành (Operation Station) Tổ quản lý tưới (Irrigation Group) Nhóm quản lý tưới (Team) Hệ nông dân (Mermbers) Tổ trưởng (Grroup Chief) Tổ trưởng (Team Leader) Bầu cử (Election) Bầu cử (Election) Các phòng quản lý (Management Division)
Kết luận chương 1
Qua nghiên cứu kinh nghiệm tổ chức quản lý thủy lợi trong và ngoài nước, có rút ra một số nhận xét:
- Không có một mô hình mẫu nào có thể áp dụng được cho tất cả hệ thống
thủy lợi, mà phải căn cứ vào quy mô, đặc điểm hoạt động, điều kiện kỹ thuật, trình độ phát triển khoa học công nghệ và các đặc điểm về văn hoá xã hội, phong tục tập quán, trình độ dân trí của từng khu vực cũng như điều kiện phát triển kinh tế xã hội của từng địa phương, từng khu vực và của từng Quốc gia để xây dựng cho phù hợp.
- Cũng không có một mô hình tổ chức nào tồn tại vĩnh viễn mà phải thường
xuyên đổi mới và hoàn thiện cho thích nghi với từng giai đoạn phát triển kinh tế xã hội (Hàn Quốc đã 5 lần thay đổi; Đài Loan 4 lần thay đổi…).
- Không nên coi nhẹ vai trò của người hưởng lợi trong quản lý các hệ thống
thủy lợi. Nếu chỉ để các tổ chức Nhà nước quản lý thì hiệu quả sẽ không cao và thường và gánh nặng cho ngân sách Nhà nước trong việc cấp kinh phí hoạt động hàng năm.
- Mô hình tổ chức quản lý nhất thiết phải tuân thủ tính hệ thống. Mô hình tổ
chức và thể chế quản lý phải đồng bộ là 2 mặt của một vấn đề. Không có một tổ chức nào hoạt động tốt mà thiếu một trong 2 nội dung đó.
- Hệ thống thủy lợi thuộc công trình cơ sở hạ tầng, công tác quản lý không thể
Chương 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ KHAI THÁC CÔNG TRÌNH THUỶ LỢI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HƯNG YÊN 2.1. Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội tỉnh Hưng Yên
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
* Vị trí địa lý:
Hưng Yên là một tỉnh thuộc trung tâm đồng bằng sông Hồng, nằm trong vùng trọng điểm kinh tế Bắc Bộ (Hà Nội - Hưng Yên - Hải Dương - Hải Phòng - Quảng Ninh - Bắc Ninh - Vĩnh Phúc), có tọa độ địa lý:
+ Vĩ độ Bắc từ 20P 0 P 00' đến 21P 0 P 36'. + Kinh độ Đông từ 105P 0 P 53' đến 106P 0 P 09' Được giới hạn bởi:
- Phía Bắc và Tây Bắc giáp tỉnh Bắc Ninh và Thành phố Hà Nội
- Phía Nam giáp tỉnh Thái Bình, Hà Nam
- Phía Đông giáp tỉnh Hải Dương
- Phía Tây và Tây Nam giáp thành phố Hà Nội và tỉnh Hà Nam
Tỉnh Hưng Yên được chia thành 10 đơn vị hành chính cấp huyện, thành phố gồm các huyện: Văn Lâm, Mỹ Hào, Yên Mỹ, Khoái Châu, Văn Giang, Kim Động, Ân Thi, Phù Cừ, Tiên Lữ và thành phố Hưng Yên với tổng diện tích tự nhiên 923,09 kmP
2
P
, dân số 1.167.134 người. * Địa hình
Địa hình tỉnh Hưng Yên có hướng dốc chung từ Tây Bắc xuống Đông Nam và từ Tây sang Đông. Nhìn chung địa hình phức tạp cao độ đất đai không đồng đều mà hình thành các dải, các khu, vùng cao thấp xen kẽ nhau như làn sóng.
Về cao độ toàn tỉnh, sơ bộ đánh giá như sau:
+ Cao độ trung bình từ +2,0 đến + 4,5 m chiếm 70% + Cao độ thấp nhất từ +1,2 đến +1,8 m chiếm 10% + Cao độ cao nhất từ +5 đến +7 m chiếm 20%
Địa hình cao tập trung chủ yếu ở phía Tây Bắc tỉnh gồm các huyện: Văn Giang, Khoái Châu, Văn Lâm, địa hình thấp tập trung ở các huyện: Phù Cừ, Tiên Lữ, Ân Thi.
Do điều kiện địa hình phức tạp, ruộng đất cao thấp chênh lệch lớn và xen kẽ nhau nên việc tưới, tiêu gặp rất nhiều khó khăn. Tình trạng mới nắng đã hạn, mới mưa đã úng xảy ra thường xuyên gây ảnh hưởng lớn đến thời vụ năng suất cây trồng và chi phí quản lý khai thác các công trình thuỷ lợi rất lớn. Đất đai trong tỉnh tuy phì nhiêu, màu mỡ nhưng phần lớn là chua và phèn.
* Địa chất
Tỉnh Hưng Yên nằm gọn trong một ô trũng thuộc đồng bằng sông Hồng được cấu tạo bằng các trầm tích bở rời thuộc kỷ Đệ Tứ , chiều dày từ 150 m đến 160 m.
Theo thứ tự địa tầng bao gồm các loại đất đá như sau:
- Các trầm tích Phistoxen, bề dày 130 m đến 140 m với các trầm tích vụn thô
gồm sạn, sỏi, cát thô, cát trung có xen kẹp các thấu kính sét bột. Bao gồm các lớp:
+ Tầng bồi tích sông, thành phần chủ yếu là cuội, sạn, cát đá khoáng xen kẹp các lớp sét mỏng màu xám, màu nâu, nâu gụ, bề dày đạt 75 đến 80 m, nằm chính hợp trên tầng bồi tích sông, phân bố khắp khu vực.
+ Tầng bồi tích sông kiểu hỗn hợp, thành phần là cát, sét, sét cát màu xám, màu nâu, nâu gụ, bề dày đạt 50 đến 60 m nằm chỉnh hợp trên tầng bồi tích sông, phân bố khắp khu vực.
- Các trầm tích Holoxen, bề dày 5 đến 30 m thành phần chủ yếu là sét cát, sét bột, sét chứa hữu cơ, phân bố trên mặt địa tầng bao gồm các lớp:
+ Bồi tích sông biển hỗn hợp, thành phần có cát, cát sét, chiều dày trên dưới 10m. + Bồi tích biển, thành phần là sét cát, sét màu xám, chiều dày 3 đến 7 m + Bồi tích sông hiện đại, chủ yếu phân bố ở dải cục bộ ven sông Hồng, chiều dày 3 đến 5m, thành phần là sét pha cát, cát pha sét.
* Thổ nhưỡng
Đất đai trong tỉnh được hình thành do phù sa của các sông trong khu vực bồi đắp, thành phần cơ giới của đất từ đất thịt nhẹ đến đất thịt pha nhiễm chua và nghèo lân, có thể chia ra 9 loại chính sau:
1 - Loại đất phù sa sông Hồng không được bồi, màu nâu thẫm trung tính, ít
chua, đây là loại đất tốt rất thích hợp cho trồng màu và lúa cao sản. Tập trung ở các huyện: Văn Giang, Khoái Châu, Kim Động.
2 - Đất phù sa ít được bồi của hệ thống sông Hồng. Tập trung ở ngoài đê
sông Hồng, sông Luộc thuộc huyện Văn Giang, Khoái Châu, Kim Động, thành phố
Hưng Yên, Tiên Lữ.
3 - Loại đất phù sa được bồi của hệ thống sông Hồng. Tập trung ở ngoài đê
sông Hồng, sông Luộc thuộc huyện Văn Giang, Khoái Châu, Kim Động, thành phố
Hưng Yên, Tiên Lữ.
4 - Đất phù sa không được bồi của hệ thống sông Thái Bình. Tập trung ở các
huyện Văn Lâm, Mỹ Hào, Phù Cừ, Ân Thi.
5 - Đất phù sa glây của hệ thống sông Hồng. Tập trung ở các huyện Kim
Động, Ân Thi, Tiên Lữ, Yên Mỹ, Phù Cừ.
6 - Đất phù sa glây chua của hệ thống sông Hồng có ở các huyện Văn Giang,
7 - Đất phù sa glây của hệ thống sông Thái Bình. Tập trung ở các huyện Mỹ Hào, Ân Thi, Tiên Lữ, Văn Lâm, Phù Cừ.
8 - Đất phù sa úng nước mưa mùa hè, phân bố rải rác ở các huyện.
9 - Đất phù sa loang lổ đỏ vàng, phân bố ở Phù Cừ.
* Mạng lưới sông ngòi
Sông ngòi Hưng Yên có thể chia thành 2 loại: Các sông chính và các sông trong đồng. Các sông chính là sông Hồng và sông Luộc.
- Hưng Yên được bao quanh bởi hai sông lớn là sông Hồng ở phía Tây, sông
Luộc ở phía Nam. Sông Luộc là phân lưu thứ hai bên bờ tả của sông Hồng ở huyện Hưng Hà (Thái Bình) và đổ vào sông Thái Bình ở làng Quý Cao - Tứ Kỳ - Hải Dương. Ngoài ra, còn có sông Đuống là con sông chuyển nước từ sông Hồng sang sông Thái Bình, tuy không chảy qua tỉnh nhưng chảy qua Hải Dương sát tỉnh Hưng Yên, đóng góp phần khá quan trọng trong chế độ dòng chảy sông ngòi cũng như việc tưới tiêu trong tỉnh.
+ Sông Hồngchạy dọc suốt ranh giới phía Tây của tỉnh với chiều dài 64km,
đoạn sông này rộng (có chỗ tới 3 đến 4 km) và sâu, có nhiều cồn bãi lớn.
+ Sông Luộcdài 63 km chảy dọc theo ranh giới phía Nam của tỉnh Hưng Yên
và tỉnh Hải Dương. Đoạn bao quanh Hưng Yên dài khoảng 28 km, sông rộng trung bình 150 đến 250 m, sâu 4 đến 6 m. Sông chảy quanh co uốn khúc, lòng sông hẹp nhưng có bãi khá rộng, sông Luộc chuyển nước từ sông Hồng sang sông Thái Bình đi ra biển.
- Các sông trong đồng đều thuộc hệ thống thuỷ nông Bắc Hưng Hải gồm:
Kim Sơn, Cửu An, Điện Biên, Tây Kẻ Sặt… là các trục tưới tiêu rất quan trọng trong hệ thống tưới tiêu của tỉnh.
+ Sông Kim Sơn: Còn gọi là sông Chính Bắc, từ cống Xuân Quan đến Âu
thuyền Cầu Cất, sông dài 60km là trục tưới chính cho hệ thống và cùng với sông Đình Đào là trục tiêu chính phía Bắc cho hệ thống Bắc Hưng Hải.
+ Sông Điện Biên: Là đoạn sông được nối từ cống Lực Điền của sông Kim
Sơn đến sông Cửu An, dài 25km là sông dẫn nước chủ yếu cho tiểu khu Tây Nam
Cửu An lấy nước của sông Kim Sơn qua cống Lực Điền.
+ Sông Tây Kẻ Sặt: Là con sông khá rộng và sâu nối sông Kim Sơn với sông
Cửu An. Là con sông dẫn nước tưới quan trọng, lấy nước từ sông Kim Sơn qua cống Tranh tưới cho khu Bình Giang - Bắc Thanh Miện, Đông Nam Cửu An và một phần khu Tây Nam Cửu An.
+ Sông Cửu An: Là sông chính Nam của hệ thống từ Sài Thị đến Cự Lộc, là
trục tiêu chính Nam hiện nay.
+ Sông Đình Đào: Đoạn sông từ Bá Thuỷ đến Ngọc Lâm dài 33 km. Là
sông nối sông Kim Sơn với Cửu An, vai trò của sông này cũng như sông Điện Biên và Tây Kẻ Sặt, là trục tiêu chính phía Bắc, tiêu nước từ sông Kim Sơn và sông Tràng Kỷ đổ vào dẫn xuống ngã ba Cự Lộc rồi đổ ra Cầu Xe, An Thổ.
+ Sông Hoà Bình: Là trục dẫn nước tưới chính cho khu Tây Nam Cửu An,
sông nối với sông Cửu An bằng các sông: Bản Lễ - Phượng Tường, Nghĩa Trụ.
+ Sông Đình Dù: Là sông dẫn nước cung cấp cho trạm bơm Văn Lâm và
Như Quỳnh.
Đánh giá về điều kiện tự nhiên * Thuận lợi:
- Cũng như các tỉnh khác thuộc đồng bằng sông Hồng, Hưng Yên chịu ảnh
hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, nhiều nắng, số giờ nắng bình quân
1.473 giờ/năm, nhiệt độ trung bình 23,5P
0
P
C, lượng mưa trung bình năm 1.633 mm. Với điều kiện khí hậu thời tiết như vậy rất thuận lợi cho trồng trọt và chăn nuôi, phù hợp với nhiều loại cây trồng cho năng suất cao, nhất là những cây đặc sản, cây có giá trị kinh tế cao, tạo ra một khối lượng nông sản hàng hoá lớn, chất lượng cao phục vụ cho thị trường Hà Nội và các tỉnh, thành phố khác trong vùng, cho phép Hưng Yên phát triển một nền nông nghiệp phong phú và đa dạng.
- Tài nguyên đất nông nghiệp, đặc biệt đất lúa và cây công nghiệp khá phong phú. Đất sản xuất nông nghiệp của tỉnh hiện có 56.413 ha (chiếm 61% diện tích tự nhiên 92.309,3 ha) trong đó đất canh tác 52.525 ha chiếm 86% diện tích đất nông nghiệp. Quỹ đất nông nghiệp Hưng Yên còn nhiều tiềm năng để khai thác, đặc biệt là tăng vụ. Thực tế cho thấy tại một số huyện như: Văn Giang, Khoái Châu, Văn Lâm, Mỹ Hào đã trồng 4 đến 5 vụ/năm, có thể tăng vụ đông lên tới 18.000 ha để trở thành vụ sản xuất chính. Đất cây lâu năm, đất vườn có khả năng trồng nhiều cây có giá trị kinh tế cao như: nhãn, vải, táo, cây cảnh, cây dược liệu ... cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu.
- Nguồn nước của Hưng Yên cũng hết sức phong phú về nước mặt và nước
ngầm. Theo kết quả điều tra, trong địa phận Hưng Yên có những mỏ nước ngầm rất lớn, nhất là khu vực dọc đường 5 từ Như Quỳnh đến Quán Gỏi, thoả mãn cho yêu cầu phát triển công nghiệp và đô thị của tỉnh. Nguồn nước tưới lấy từ sông Hồng tại huyện Văn Giang có đầu nước cao, đầu vụ mùa có chứa phù sa góp phần cải tạo đất. Có các sông nội đồng như Kim Sơn, Cửu An, Điện Biên, Tây Kẻ Sặt…là các trục dẫn nước tưới và thoát nước tiêu quan trọng trong hệ thống thuỷ lợi của tỉnh.
- Hưng Yên có vị trí nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc bộ, gần thủ đô Hà Nội,
thành phố Hải Phòng, tỉnh Quảng Ninh, nằm trên 2 hành lang kinh tế Côn Minh -
Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng và Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng, có
điều kiện khá thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội. Trên địa bàn tỉnh có các tuyến giao thông quan trọng gồm: Quốc lộ 5, đường cao tốc Hà nội -Hải Phòng, đường 39A, 39B, 38, có trục vành đai 3, 4, 5 của Hà Nội chạy qua, đường sắt Hà Nội - Hải Phòng, đường thuỷ dọc sông Hồng, sông Luộc tạo thuận lợi cho giao lưu hàng hoá và đi lại.
- Là một trong bảy tỉnh vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và là một trong bảy
tỉnh thuộc vùng thủ đô Hà Nội, Hưng Yên chịu tác động lớn của quá trình phát triển của vùng. Từ nay đến năm 2020 vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ sẽ là vùng phát triển mạnh mẽ, đi trước và trở thành động lực lớn thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước.
* Khó khăn.
- Là tỉnh có diện tích nhỏ, mật độ dân số lớn, tài nguyên đất đai chủ yếu là đất nông nghiệp nhưng diện tích đất nông nghiệp bình quân đầu người thấp (580 mP
2
P
/người) so với cả nước và trong vùng, ruộng đất đa phần còn manh mún trong sử dụng, một số khu vực còn bị ảnh hưởng bởi úng, ngập, khô hạn…làm hạn chế không nhỏ tới việc mở rộng quy mô tổ chức sản xuất theo hướng tập trung, thâm canh phát triển nông sản hàng hoá.
- Khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa đông khô, mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều. Mùa
mưa tập trung tới 80% lượng mưa cả năm gây úng lụt, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp. Mùa khô tình trạng hạn hán thường xuyên xảy ra do mực nước sông xuống thấp, vì vậy việc lấy nước tưới gặp nhiều khó khăn.
- Hưng Yên nằm ở vùng hạ lưu các hệ thống sông chính, nguồn nước phát sinh
tại chỗ ít hơn nhiều so với nước chảy qua nên việc khai thác sử dụng cũng có một số hạn chế nhất định. Do khó khống chế được lượng nước chảy qua nên về mùa cạn việc khai thác sử dụng nước gặp khó khăn. Ngoài ra nguồn nước sông Hồng chứa nhiều bùn cát, ít phù hợp cho sinh hoạt và công nghiệp.
- Địa hình cao, thấp rải rác nên rất khó khoanh được vùng tự chảy tập trung