- Quản lý nhà nước công tác quản lý khai thác công trình thuỷ lợi
Về nguyên tắc UBND tỉnh quản lý chung, sở Nông nghiệp & PTNT là cơ
quan tham mưu giúp việc cho UBND tỉnh quản lý về mặt chuyên ngành đối với
công tác thuỷ lợi trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên có một số bất cập sau:
Vai trò quản lý nhà nước về công tác quản lý khai thác công trình thuỷ lợi
mờ nhạt. Do không có các cơ chế, chế tài cụ thể quy định chức năng quản lý nhà
nước về chuyên môn nghiệp vụ cho công tác quản lý khai thác công trình thuỷ lợi.
UBND tỉnh quyết định quản lý trực tiếp công ty TNHH một thành viên khai thác
công trình thuỷ lợi tỉnh (sở Nông nghiệp & PTNT không được giao nhiệm vụ quản
lý hoạt động chuyên ngành về thuỷ lợi đối với công ty), UBND thành phố quản lý
trực tiếp công ty TNHH một thành viên khai thác công trình thuỷ lợi và thoát nước
thành phố. Do không có sự quản lý chặt chẽ, kiểm tra đôn đốc, giám sát cụ thể của
nhà nước nên dẫn tới việc tưới tiêu không đảm bảo kịp thời vụ, chi tiêu sai mục
đích, bố trí bộ máy hoạt động cồng kềnh, lãng phí nước, điện năng, nhiên liệu.
Chính vì không có cơ chế cụ thể nên các công ty TNHH một thành viên
KTCT thuỷ lợi coi thường cơ quan quản lý chuyên ngành, không thực hiện theo sự
chỉ đạo chung của cơ quan chuyên ngành, không báo cáo nội dung hoạt động, kết
quả thực hiện các nhiệm vụ tỉnh phân công. Dẫn đến tình trạng tự làm tự hoạt động
hiệu quả quản lý khai thác kém.
- Quản lý vận hành quản lý khai thác công trình thuỷ lợi
Hiện nay trên địa bàn tỉnh tồn tại hai loại hình tổ chức quản lý khai thác công
trình thuỷ lợi; Thứ nhất là các công ty TNHH một thành viên khai thác công trình
thuỷ lợi làm nhiệm vụ quản lý, thứ hai là các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp quản lý ở các địa phương.
Tổng số cán bộ của các công ty làm nhiệm vụ quản lý khai thác công trình thuỷ lợi là: 839 người trong đó: Công ty TNHH một thành viên khai thác công trình thuỷ lợi tỉnh Hưng Yên gồm 8 xí nghiệp và văn phòng công ty với 789 người; Công ty TNHH một thành viên KTCT thuỷ lợi và thoát nước thành phố Hưng Yên với 50 người;
Tổng số cán bộ của địa phương làm nhiệm vụ quản lý khai thác công trình thuỷ lợi là: 1.373 người của 153 hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp trong 9 huyện làm nhiệm vụ quản lý khai thác tại các địa phương.
Bộ máy tổ chức trong quản lý, vận hành khai thác công trình thủy lợi cũng được phân chia theo nhiều hình thức. Ở những hệ thống thủy lợi lớn thì công ty KTCTTL của Nhà nước đảm nhận khâu tưới, tiêu nước từ công trình đầu mối đến đầu các kênh cấp 3. Từ kênh cấp 3 trở vào đến mặt ruộng do đội thủy nông ở các HTX đảm nhận điều tiết theo yêu cầu tưới, tiêu. Đối với những công trình thủy lợi nhỏ trạm bơm điện có diện tích phục vụ nằm trong một xã hoặc một HTX thì được giao cho chính quyền cấp xã hoặc Ban chủ nhiệm HTX đảm nhận, tự quản lý, vận hành và thu thủy lợi phí theo sự thỏa thuận với các hộ nông dân. Từ đặc thù này, hầu hết các cán bộ, công nhân thủy nông ở các HTX đều chưa được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, cho nên vận hành công trình thủy lợi chưa đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật, lãng phí nguồn điện do thất thoát nước; chưa phối hợp nhịp nhàng với các công ty KTCTTL trong việc tưới, tiêu, hiệu quả phục vụ đạt thấp.
Nguồn nhân lực của các công ty làm nhiệm vụ quản lý khai thác công trình thuỷ lợi tương đối đảm bảo để đáp ứng thực hiện nhiệm vụ được giao.
Nguồn nhân lực của các địa phương nhìn chung trình độ cán bộ quản lý khai thác công trình thuỷ lợi còn thấp, phần lớn chưa qua đào tạo hoặc đào tạo không đúng ngành nghề. Tuy nhiên số lượng cán bộ đều là những người có kinh nghiệm, hiểu được tập quán canh tác của địa phương, làm việc có trách nhiệm và nhiệt tình trong trong công việc.
Khi nhà nước có chủ trương miễn giảm thuỷ lợi phí. Đối với HTX việc cấp bù
TLP cho các HTX thường khó quản lý nguồn tiền cấp bù TLP cho các đối tượng này. Không giống như các công ty quản lý và KTCTTL được hướng dẫn chi tiết và quy định cụ thể các hạng mục chi tiêu để làm cơ sở cho việc kiểm soát, thanh quyết toàn thì đối với các HTX lại không có một văn bản hướng dẫn nào. Vì vậy, sau khi ngân sách cấp bù miễn TLP được chuyển về HTX thì việc chi tiêu này hoàn toàn bị thả nổi không có sự kiểm soát của cơ quan nhà nước. Với cấp huyện một trong
những lý do chính khiến các cơ quan quản lý Nhà nước về thuỷ nông cấp huyện không ủng hộ việc miễn TLP là thủ tục miễn TLP rất rườm rà, phức tạp. Mặt khác,
do thiếu các quy định, hướng dẫn cụ thể nên sự phối hợp giữa các đơn vị quản lý
cấp huyện còn thiếu sự nhịp nhàng, gây khó khăn trong quá trình cấp bù miễn TLP. Các Công ty chậm trễ trong việc thực hiện lập đề án phân cấp, thông tư số:
65/2009/TT-BNNPTNT ngày 12/10/2009 ngay sau khi có thông tư UBND tỉnh chỉ đạo