Với nấm khi nuôi cấy mọc được định danh: fusarium khỏi ở nhóm I 13/19 (68,4%) thấp hơn khỏi nhóm II 12/15(80%), Aspergillus khỏi ở nhóm I 4/6 (66,7%) thấp hơn nhóm II khỏi 4/4 (100%), Bipolaris khỏi ở nhóm I 1/1 (100%) bằng khỏi nhóm II 1/1 (100. Sự khác biệt về loại trừ các loại nấm này giữa 2 nhóm nghiên cứu không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p> 0,05. Tuy nhiên, kết quả trên cho ta gợi ý fluconazole làm tăng khả năng lạo trừ nấm fusarium và Aspergillus
Theo nghiên cứu của Dev S và cs (2006), khi tiêm dưới kết mạc Fluconazole cho 33 mắt viêm loét giác mạc nặng do nấm sợi cho kết quả khỏi: 13 trong 22 mắt nhiễm nấm Fusarium chiếm 68%, 5 trong 10 mắt
nhiễm Aspergillus chiếm 50% [9]. So sánh với kết quả nhóm II của chúng tôi thì sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p >0,05.
Với nấm khi nuôi cấy thấy nấm mọc nhưng không xác định được: nấm sợi khác khỏi ở nhóm I là 2/2 (100%) và ở nhóm I 6/7 (85,7%). Nấm men khỏi ở nhóm I là 4/4 trường hợp (100%) và ở nhóm II 4/4 (100%), chúng tôi không thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ khỏi của loại nấm này.
Với nấm khi nuôi cấy không thấy nấm mọc có 55/114 (48,2%) khi điều trị ở nhóm I cho kết quả khỏi 17/29 (58,6%) thấp hơn ở nhóm II cho kết quả khỏi 23/26 (88,5%) và sự khác biệt này có ý nghĩa thống với p < 0,05. Như vậy, fluconazole có tác dụng tốt ở nhóm có nấm không mọc. Có thể do ở nhóm này, hoạt lực của nấm yếu hơn nên có tác dụng. Còn ở nhóm có mọc, hoạt lực của nấm quá mạnh nên kể cả dùng fluconazole cũng không có sự khác biệt. Đây cũng chỉ là giả thuyết. Vấn đề này cần được nghiên cứu thêm.