Hình thái lâm sàng

Một phần của tài liệu đánh giá tác dụng của fluconazole trong điều trị viêm loét giác mạc do nấm (Trang 54 - 55)

Với nhóm loét: bệnh nhân nhóm I có áp xe nhu mô sâu là 8/20 bệnh nhân (40%) thấp hơn ở nhóm II có áp xe nhu mô sâu 22/26 bệnh nhân (84,6%) và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,01. Kết quả khỏi của bệnh nhân không có áp xe sâu nhu mô ở nhóm I 28/35 bệnh nhân (80%) tuy thấp hơn nhóm II 25/27 trường hợp (92,6%) nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. Như vậy, fluconazole có tác dụng tốt với nhóm có áp xe sâu. Với nhóm nông, việc dùng thêm fluconazole không có tác dụng vì phác đồ thông thường đã có hiệu quả. Do fluconazole là thuốc có trọng

lượng phân tử thấp, có khả năng thấm sâu vào nhãn cầu, ức chế tiểu thể cytochrom của nấm làm tăng tính thấm màng tế bào và làm giảm khả năng gắn kết với men tế bào nấm từ đó ngăn cản sự phát triển tế bào nấm trong khi đó các thuốc chống nấm dạng tra lại không có khả năng này nên chủ yếu có tác dụng bề mặt.

Theo nghiên cứu Thái Lê Na (2006) thì tỷ lệ khỏi đối với những bệnh nhân có loét kèm theo áp xe sâu nhu mô sâu là 11/21 bệnh nhân (52,4%) [44]. So sánh với nhóm II có áp xe nhu mô sâu của chúng tôi thì tỷ lệ khỏi của chúng tôi cao hơn với sự khác biệt có ý nghĩa thống kê p < 0,01.

Với nhóm không loét nhưng có áp xe nhu mô sâu: bệnh nhân nhóm I khỏi là 1/2 (50%), bệnh nhân nhóm II khỏi 3/4 (75%). tỷ lệ khỏi giữa 2 nhóm nghiên cứu không có sự khác biệt có ý nghĩa thông kê với p > 0,05. Tuy nhiên, nó cũng gợi ý rằng fluconazole có tác dụng hơn ở nhóm II. Do số lượng bệnh nhân còn ít nên cần nghiên cứu thêm để khẳng định vai trò của fluconazole trong hình thái bệnh này.

Một phần của tài liệu đánh giá tác dụng của fluconazole trong điều trị viêm loét giác mạc do nấm (Trang 54 - 55)