Mức độ trầm trọng của VLGM

Một phần của tài liệu đánh giá tác dụng của fluconazole trong điều trị viêm loét giác mạc do nấm (Trang 52 - 54)

Bảng 3.17: cho biết ở mức độ lâm sàng nặng ở 2 nhóm nghiên cứu có tỷ lệ khỏi thấp hơn ở mức độ lâm sàng vừa và nhẹ và có sự khác biệt rõ rệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ khỏi ở mức độ lâm sàng nặng giữa 2 nhóm nghiên cứu với p < 0,05, trong khi đó ở mức độ lâm sàng vừa và nhẹ thì không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.

Yilmaz S và cs (2005), Khi nghiên cứu tiêm 1ml Fluconazole 2% dưới kết mạc cho 13 mắt viêm loét giác mạc nặng do nấm cho kết quả khỏi 8/13 mắt (61,5%). So sánh với kết quả khỏi ở mức độ lâm sàng nặng của chúng tôi thì nghiên cứu này có tỷ lệ khỏi thấp hơn và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,01 [7]. Đây có thể do Yilmaz S nghiên cứu với cở mẫu ít và điều trị các thuốc khác sau 10 ngày không thấy đáp ứng mới tiêm fluconazole.

Một số tác giả khác khi nghiên cứu bằng các thuốc chống nấm không sử dụng fluconazole cũng cho thấy mức độ lâm sàng ảnh hưởng rất lớn đến kết quả điều trị. Mức độ lâm sàng càng nặng cho kết quả khỏi càng thấp.

Đoàn Cao Minh và cs (1992 - 1994) đã sử dụng miconazole tiêm dưới kết mạc và tra mắt để điều trị 285 ca viêm loét giác mạc do nấm cho kết quả khỏi: 58/58 mắt (100%) ở mức độ lâm sàng nhẹ, 56/79 mắt (71%) ở mắc độ lâm sàng vừa và chỉ có 23/112 mắt (20%) ở mức độ lâm sàng nặng [42]. So sánh với kết của của nhóm II chúng tôi thì tỷ lệ khỏi ở bệnh nhân có mức độ lâm sàng nhẹ không có sự khác biệt nhưng tỷ lệ khỏi ở bệnh nhân có mức độ lâm sàng vừa và nặng ở nghiên cứu chúng tôi cao hơn với sự khác biệt có ý nghĩa thống kê p < 0,01.

Theo nghiên cứu cảu Nguyễn Duy Anh (1996) thì tỷ lệ khỏi ở mức độ nhẹ là 20/24 mắt (83,3%), ở mức độ vừa là 49/63 mắt (77,8%) và ở mức độ nặng chỉ có 37/82 mắt (45,1%) [48]. So sánh với kết quả của nhóm II chúng tôi thì tỷ lệ khỏi ở mức độ nhẹ và vừa không có sự khác biệt nhưng ở bệnh

nhân có mức độ lâm sàng nặng của chúng tôi cao hơn với sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.

Nghiên cứu của Thái Lê Na (2006) đã sử dụng phối hợp amphotericin B nhỏ mắt hoặc truyền rữa tại chổ và itraconazole uống để điều trị 98 bệnh nhân viêm loét giác mạc do nấm cho kết quả khỏi: 96,9% ở mức độ lâm sàng nhẹ, 91,7% ở mức độ lâm sàng vừa, 53,1% ở mức độ lâm sàng nặng [44]. So sánh với kết quả của nhóm II chúng tôi thì tỷ lệ khỏi ở mức độ nhẹ và vừa không có sự khác biệt nhưng ở bệnh nhân có mức độ lâm sàng nặng của chúng tôi cao hơn với sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,01.

Kết quả trên cho thấy với các trường hợp nhẹ và vừa, chỉ cần điều trị bằng phác đồ thường quy là đã có tác dụng, không cần tiêm fluconazole. Trong khi đó, với nhóm nặng việc dùng fluconazole sẽ làm tăng khả năng loại trừ nấm.

Cho đến nay vẫn chưa có thuốc chống nấm nào có tác dụng phổ rộng cho nên việc dùng phối hợp tiêm fluconazole dưới kết mạc với các thuốc chống nấm khác làm tăng hiệu quả điều trị đặc biệt là trong trường hợp viêm loét giác mạc năng.

Một phần của tài liệu đánh giá tác dụng của fluconazole trong điều trị viêm loét giác mạc do nấm (Trang 52 - 54)