Phụ lục 3: SOẠN THẢO CHUẨN LATEX

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng phần mềm violet trong dạy và học hóa học lớp 10, ban cơ bản (Trang 170 - 175)

1. Nguồn gốc, lịch sử của Latex

Vào những năm 1970, khi máy tính điện tử vẫn còn là những khái niệm vô cùng xa lạ với người dân, trong đó có các nhà Toán học, thì không cần nói cũng hiểu việc chế bản các tài liệu Toán là khó khăn, phức tạp như thế nào. Và đọc các sách Toán xuất bản vào thời gian ấy, chắc hẳn chúng ta cũng thấy được nó trình bày ra sao.

Với mục đích tạo ra các văn bản Toán học đẹp, có tính chuẩn hóa cao, năm 1977, nhà Toán học Donald E. Knuth ở Đại học Stanford bắt đầu tạo ra một hệ thống xử lý văn bản theo một phương thức hoàn toàn khác các trình soạn thảo lúc bấy giờ, đó là TeX. Trong cuốn sách TeX book ông có viết: “TeX là một hệ thống xếp chữ mới để tạo ra những cuốn sách đẹp và đặc biệt là những cuốn sách có nhiều ký hiệu Toán học. Với bản thảo định dạng bằng TeX bạn sẽ nói với máy tính bản thảo chính xác như thế nào để triển khai vào các trang mà chất lượng nghệ thuật của nó so sánh với những máy in tốt nhất thế giới”. Và TeX từ đó phổ biến trên toàn thế giới, nhất là trong giới Toán học. Đã có rất nhiều người dùng TeX và phát triển nó tiếp, tiêu biểu là Latex của Leslie Lamport.

Latex được phát triển dựa trên định dạng của TeX, nó thêm vào những lệnh tổng quát và hướng người dùng vào cấu trúc văn bản hơn là định dạng chi tiết.

TeX có các mặt mạnh sau:

– Đây là phần mềm mở, miễn phí nên không phải lo lắng về vấn đề bản quyền. – Ít lỗi.

– Văn bản tạo thành với mức độ chuẩn hóa cao, hiển thị như nhau trên mọi máy tính và máy in.

– Tập tin có dung lượng nhỏ, không chưa mã điều khiển nên thuận tiện cho lưu trữ và trao đổi.

– Soạn thảo công thức Toán học dễ dàng vì có nhiều chương trình hỗ trợ. Ngoài những thế mạnh của TeX, Latex còn có thêm các mặt mạnh sau:

– Quản lý tốt cấu trúc của tài liệu, cho phép người dùng định nghĩa giao diện của tài liệu từ đầu.

GVHD:TS. Bùi Phương Thanh Huấn SVTH:Võ Thái Sang

157

– Tùy biến lệnh để tài liệu mang phong cách cá nhân. – Hỗ trợ nhiều hơn cho việc soạn thảo công thức Toán.

Đấy chính là những lợi thế để TeX và Latex hầu như thống trị trong các trình soạn thảo văn bản của các nhà Toán học. Hầu hết các tạp chí Toán học đều yêu cầu các bài báo gửi đến được soạn thảo bằng TeX hoặc Latex để việc xuất bản được dễ dàng hơn.

2. Những yêu cầu ban đầu để sử dụng Latex

Latex không phải là trình soạn thảo theo kiểu WYSIWYG (What you see is what you get) mà thông qua biên dịch tập tin nguồn của Latex để tạo ra văn bản cần soạn thảo.

Soạn thảo bằng Latex khác hẳn việc soạn thảo bằng MS Word, vì nó không trực quan như Word, mà thay vào đó, chúng ta sử dụng các lệnh định dạng để soạn thảo. Do vậy, đây có thể là một khó khăn làm nản lòng một số người muốn tìm hiểu hay sử dụng Latex, vì muốn dùng tốt, người dùng phải nhớ càng nhiều lệnh càng tốt.

Để dùng Latex, cần có tối thiểu các trình sau đây:

Trình biên dịch: Đây là phần rất quan trọng của Latex, nó sẽ giúp biên dịch tập tin nguồn để tạo ra văn bản cần soạn. Hiện có rất nhiều trình biên dịch Latex như MikTeX, PcTeX32, Scientific Work Place (SWP)… Các phần mềm này liên tục được cập nhật để đem đến nhiều lợi ích cho người dùng, các anh chị nên cố gắng tìm phiên bản mới nhất để có được những trải nghiệm tốt nhất.

Trình soạn thảo: Là một chương trình soạn thảo văn bản có liên kết với trình biên dịch (nếu không thì cũng được nhưng khi dịch thì hơi… mất công). Với PcTeX và SWP thì đã có ngay trình soạn thảo của nó, còn với MikTeX thì có khá nhiều trình soạn thảo liên kết được với nó như: WinEdt, WinShell, TexnicCenter, LatexEditor, TexMaker… – Trình hiển thị văn bản được dịch.

3. Gõ chuẩn Latex trong Violet

Trong phần mềm Violet đã tích hợp đầy đủ các trình trên nên bạn chỉ cần thao tác như hướng dẫn dưới đây là có thể thực hiện được các công thức, ký hiệu Toán học, Hóa học trong Violet.

Để gõ được công thức Toán học, Hóa học trong Violet ta gõ:

GVHD:TS. Bùi Phương Thanh Huấn SVTH:Võ Thái Sang

158

Trong đó:

Latex(): là tên hàm.

[Tham số]: là tham số cần nhập để hiển thị các ký hiệu Toán học, Hóa học.

Ví dụ:

Ta nhập: Latex(H_2SO_4) thì kết quả hiển thị sẽ là: H2SO4

Vậy: Latex() là hàm cầm nhập; H_2SO_4 là tham số; H2SO4 là kết quả.

Bảng tham số và các ký hiệu hiển thị thường gặp trong Toán học, Hóa học khi sử dụng gõ chuẩn Latex

[Tham số] Hiển thị [Tham số] Hiển thị [Tham số] Hiển thị

alpha α sqrt = = beta β rootn(a) n a != ≠ chi χ + + < < delta Δ - - > > Delta Δ * ⋅ <= ≤ epsilon ε ** ⋆ >= ≥ varepsilon ɛ // / -< ≺ eta η \\ \ >- ≻ gamma γ xx × in ∈ Gamma Γ -: ÷ !in ∉ iota ι @ ∘ sub ⊂ kappa κ o+ ⊕ sup ⊃ lambda Λ ox ⊗ sube ⊆ Lambda Λ o. ⊙ supe ⊇ mu μ sum ∑ -= ≡

GVHD:TS. Bùi Phương Thanh Huấn SVTH:Võ Thái Sang 159 nu ν prod ∏ ~= ≅ omega ω ^^ ∧ ~~ ≈ Omega Ω ^^^ ⋀ prop ∝ phi φ vv ∨ ( ( varphi Φ vvv ⋁ ) ) Phi Φ nn ∩ [ [ pi π nnn ⋂ ] ] Pi Π uu ∪ { { psi ψ uuu ⋃ } }

rho ρ angle(ABC) ABC upsilon Υ

sigma σ hat x x^ xi ξ

Sigma Σ bar x x¯ Xi Ξ

tau τ ul x x̲ zeta Ζ

theta Θ vec x x→ upsilon Υ

vartheta ϑ dot x x. xi Ξ

Theta Θ ddot x x.. Xi Ξ

uarr ↑ and and a^n an

darr ↓ or or a_n an

rarr → not ¬ a/n

n a

-> → => ⇒ int ∫

|-> ↦ if if oint ∮

GVHD:TS. Bùi Phương Thanh Huấn SVTH:Võ Thái Sang 160 harr ↔ AA ∀ grad ∇ rArr ⇒ EE ∃ +- ± lArr ⇐ _|_ ⊥ O/ ∅ hArr ⇔ TT ⊤ oo ∞

aleph ℵ vdots ⋮ |quad| | |

|...| |...| ddots ⋱ |\ | | |

GVHD:TS. Bùi Phương Thanh Huấn SVTH:Võ Thái Sang

161

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng phần mềm violet trong dạy và học hóa học lớp 10, ban cơ bản (Trang 170 - 175)