Phương pháp Grap dạy học [2]

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng phần mềm violet trong dạy và học hóa học lớp 10, ban cơ bản (Trang 38 - 40)

1. Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.3.5.2.Phương pháp Grap dạy học [2]

– Grap nội dung dạy học là sơ đồ phản ánh trực quan tập hợp những kiến thức chủ chốt (kiến thức cơ bản, cần và đủ) của một nội dung dạy học và cả logic phát triển bên trong. – Khi sử dụng Grap trong dạy học cần đảm bảo những yêu cầu sau:

+ Tính khái quát: Grap thể hiện được tính tổng thể của các kiến thức, logic phát triển của vấn đề và các mối liên hệ giữa chúng.

+ Tính trực quan: đường liên hệ rõ ràng, bắt mắt; hình khối cân đối; sử dụng các ký hiệu, màu sắc, độ đậm nhạt của đường nét,… giúp nhấn mạnh những ý quan trọng. + Tính hệ thống: thể hiện rõ trình tự kiến thức, logic phát triển của kiến thức.

+ Tính súc tích: dùng ký hiệu, quy ước viết tắt ở các đỉnh để nêu được những dấu hiệu mang tính bản chất của kiến thức.

Nguyên tắc xây dựng Grap nội dung dạy học:

Hình 1.2. Nguyên tắc xây dựng Grap nội dung dạy học

Sáu hình thức xây dựng Grap (từ dễ đến khó):

+ GV triển khai Grap nội dung có sẵn cho nội dung bài. + Xây dựng Grap cho một phần của bài giảng.

Logic

Đỉnh Đỉnh Đỉnh

Kiến thức chốt Nội dung

GVHD:TS. Bùi Phương Thanh Huấn SVTH:Võ Thái Sang

25

+ GV cho trước một Grap nội dung chưa hoàn chỉnh (chưa rõ đỉnh và chưa có cung), HS tự lực hoàn thành.

+ HS xây dựng Grap nội dung dựa vào sơ đồ câm và những câu hỏi gợi ý của GV. + Bài giảng được tiến hành dựa trên nội dung do HS tự chuẩn bị trước ở nhà.

+ HS lập Grap cho bài học ngay từ đầu giờ dựa vào SGK theo sự hướng dẫn của GV, bằng hệ thống câu hỏi và bài tập. Sau đó, HS trình bày, thảo luận để hoàn thiện Grap. Cuối cùng, GV đưa ra Grap hoàn chỉnh.

Các bước cụ thể lập Grap nội dung dạy học – Bước 1: Tổ chức các đỉnh. Gồm:

+ Chọn kiến thức trọng tâm, tối thiểu, cần và đủ.

+ Mã hóa cho thật súc tích, có thể dùng ký hiệu quy ước. + Đặt chúng vào các đỉnh trên mặt phẳng.

Bước 2: Thiết lập các cung. Thực chất là nối các đỉnh lại với nhau bằng các mũi tên để diễn tả mối liên hệ phụ thuộc giữa nội dung các đỉnh với nhau, làm thế nào để phản ánh được logic phát triển của nội dung.

Bước 3: Hoàn thiện Grap. Làm sao cho Grap trung thành với nội dung được mô hình hóa về cấu trúc logic, nhưng lại giúp HS dễ dàng tiếp thu được những kiến thức đó; bên cạnh đó, cũng cần đảm bảo tính mỹ thuật của Grap.

Ưu điểm của phương pháp Grap dạy học – HS dễ nắm được trọng tâm của bài học. – HS dễ hiểu và khắc sâu trọng tâm bài học. – Có lợi cho sự ghi nhớ kiến thức.

Phạm vi áp dụng

– Thiết kế nội dung dạy học + Ôn tập, luyện tập chương.

GVHD:TS. Bùi Phương Thanh Huấn SVTH:Võ Thái Sang

26 + Phương pháp giải bài tập.

– Thiết kế PPDH Grap nội dung bài học cần tuân thủ tính khoa học, tính sư phạm và cả tính thẩm mỹ.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng phần mềm violet trong dạy và học hóa học lớp 10, ban cơ bản (Trang 38 - 40)