Phương pháp Algorit

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng phần mềm violet trong dạy và học hóa học lớp 10, ban cơ bản (Trang 40 - 44)

1. Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.3.5.3.Phương pháp Algorit

– Algorit thường được hiểu là bản ghi chính xác, tường minh tập hợp những thao tác sơ đẳng, những đơn vị theo một trình tự nhất định (theo từng trường hợp cụ thể) để giải quyết vấn đề bất kỳ, thuộc cùng một loại.

Algorit giải có hai dạng:

+ Algorit giải dùng lời.

+ Algorit giải dạng sơ đồ block. – Các kiểu Algorit dạy học:

+ Algorit nhận biết: là Algorit dẫn tới kết quả là sự phán đoán kiểu x  A; trong đó, x là đối tượng nhận biết, A là một loại nào đó.

+ Algorit biến đổi: tất cả những Algorit không phải là Algorit nhận biết. – Ba khái niệm cơ bản khi tiếp cận Algorit:

Mô tả Algorit →Bản ghi Algorit → Quá trình Algorit của hoạt động

+ Mô tả Algorit: là mô hình hóa cấu trúc của hoạt động, là bước đầu tiên của việc Algorit hóa hoạt động. Bản thân Algorit không giải quyết được bài toán nào, nhưng là cơ sở xuất phát của quá trình Algorit hóa.

+ Bản ghi Algorit: là tập hợp những mệnh lệnh, thao tác sơ đẳng, đơn trị, theo một trình tự nhất định. Bản ghi Algorit chứa chức năng điều khiển quá trình giải bài toán, cho ta biết phải hành động như thế nào, theo logic nào, bắt đầu từ đâu, qua những bước nào và đi đến mục đích gì.

+ Quá trình Algorit của hoạt động: dựa trên sự hướng dẫn của bản ghi Algorit, người giải bài toán chỉ việc chấp hành chính xác những mệnh lệnh trong bản ghi đó và đi tới đáp án một cách chắc chắn.

GVHD:TS. Bùi Phương Thanh Huấn SVTH:Võ Thái Sang

27

Những nét đặc trưng cơ bản của Algorit dạy học:

+ Tính xác định. + Tính đại trà. + Tính hiệu quả.

Các mức độ của Algorit dạy học:

+ Mức 1: GV đưa ra Algorit giải bài toán, HS áp dụng Algorit đã cho.

+ Mức 2: giải bài toán mẫu, GV phân tích phương pháp giải và chỉ dẫn cho HS, HS dựa vào đó để giải những bài toán cùng dạng.

+ Mức 3: phân tích những bài toán đầu tiên, GV yêu cầu HS tự vạch ra Algorit giải bài toán.

1.3.5.4. Phương pháp thảo luận nhóm

– Thảo luận nhóm là phương pháp mà trong đó nhóm lớn (lớp học) được chia thành các nhóm nhỏ để tất cả thành viên trong lớp đều được làm việc và thảo luận về một chủ đề cụ thể, và đưa ra ý kiến chung của nhóm mình về vấn đề đó.

– Tùy mục đích, yêu cầu của vấn đề học tập, các nhóm sẽ được phân chia một cách có chủ định hay ngẫu nhiên, được duy trì ổn định hay thay đổi theo từng phần của tiết học, được giao cùng một nhiệm vụ hay mỗi nhóm có nhiệm vụ khác nhau.

– Nhóm tự bầu nhóm trưởng (nếu cần). Trong nhóm, mỗi thành viên đều phải tham gia tích cực, không được ỷ lại vào những người hiểu biết và năng động hơn. Các thành viên trong nhóm giúp đỡ nhau tìm hiểu vấn đề nêu ra trong không khí thi đua với các nhóm khác. Kết quả làm việc của mỗi nhóm sẽ đóng góp vào kết quả học tập chung của cả lớp. Khi trình bày kết quả làm việc của mình trước cả lớp, nhóm có thể cử đại diện hoặc mỗi thành viên trong nhóm sẽ trình bày một phần.

Phương pháp hoạt động nhóm có thể tiến hành:

+ Làm việc chung cả lớp

 Nêu vấn đề, xác định nhiệm vụ nhận thức.

GVHD:TS. Bùi Phương Thanh Huấn SVTH:Võ Thái Sang

28

 Hướng dẫn cách làm việc trong nhóm. + Làm việc theo nhóm

 Phân công trong nhóm.

 Cá nhân làm việc độc lập rồi trao đổi hoặc đưa ra ý kiến thảo luận trong cả nhóm.

 Cử đại diện hoặc phân công trình bày kết quả làm việc của nhóm. + Tổng kết trước lớp

 Các nhóm lần lượt báo cáo kết quả.

 Cả lớp thảo luận chung.

 GV tổng kết, đặt vấn đề tiếp theo.

– Phương pháp hoạt động nhóm giúp các thành viên trong nhóm chia sẻ các thắc mắc, cũng như kinh nghiệm của mỗi cá nhân, từ đó có thể cùng nhau tìm hiểu kiến thức mới. Bằng cách nói ra những suy nghĩ của mình, mỗi thành viên có thể nhận ra mức độ hiểu biết của mình về vấn đề nêu ra, từ đó ý thức được mình cần tìm hiểu thêm những gì để nắm được toàn bộ vấn đề. Bài học trở thành quá trình trao đổi, học hỏi lẫn nhau, chứ không còn là sự tiếp nhận thụ động một chiều từ GV đến HS.

– Sự thành công của bài học phụ thuộc vào sự tham gia tích cực của mọi thành viên trong lớp, vì vậy phương pháp này còn được gọi là phương pháp “Cùng tham gia”. Tuy nhiên, phương pháp này bị chi phối bởi không gian chật hẹp của lớp học, bởi thời gian quy định của một tiết học. Do đó, GV cần biết cách tổ chức hợp lý và HS đã được làm quen với cách học này thì mới đạt được hiệu quả.

– Trong hoạt động nhóm, tư duy tích cực của HS phải được phát huy. Ý nghĩa quan trọng của phương pháp này là giúp rèn luyện năng lực hợp tác giữa các thành viên trong môi trường làm việc tập thể. Cần tránh khuynh hướng hình thức và đề phòng tình trạng lạm dụng, cho rằng tổ chức hoạt động nhóm là dấu hiệu tiêu biểu nhất của đổi mới PPDH và hoạt động nhóm càng nhiều thì càng chứng tỏ sự đổi mới PPDH.

GVHD:TS. Bùi Phương Thanh Huấn SVTH:Võ Thái Sang

29

– Tạo cơ hội cho mỗi thành viên trong nhóm bộc lộ sự hiểu biết và quan điểm của mình về nội dung và phương pháp học tập.

– Tạo điều kiện thuận lợi để các thành viên học hỏi lẫn nhau.

– Tạo điều kiện thuận lợi để các thành viên trong lớp học làm quen, trao đổi và hợp tác với nhau.

– Tạo yếu tố kích thích thi đua giữa các thành viên trong nhóm và giữa các nhóm với nhau.

– Tạo nhiều cơ hội cho GV tổng hợp thông tin phản hồi về HS. Hạn chế của phương pháp thảo luận nhóm

– Các nhóm và cá nhân trong nhóm dễ bị chệch hướng với chủ đề ban đầu. – Tốn nhiều thời gian.

– Hiệu quả học tập phụ thuộc vào ý thức cá nhân, vào tinh thần tham gia học tập của các thành viên trong nhóm.

– Dễ tạo ra trạng thái mệt mỏi và trì trệ. Các hình thức thảo luận nhóm

Nhóm nhỏ thông thường: GV chia lớp học thành các nhóm nhỏ (từ 4 đến 6 HS). Nội dung thảo luận thường là các vấn đề nhỏ, cần ít thời gian.

Nhóm rì rầm: GV chia lớp học thành những nhóm rất nhỏ (từ 2 đến 3 HS) để trao đổi. Việc chia lớp học thành những nhóm rất nhỏ là để hạn chế tình trạng có HS không tham gia làm việc, giúp tăng hiệu quả của phương pháp thảo luận nhóm.

Nhóm kim tự tháp: kết hợp từ 2 đến 3 nhóm rì rầm để hoàn thiện vấn đề chung.

Nhóm đồng tâm (nhóm bể cá): GV chia lớp thành 2 nhóm, nhóm thảo luận và nhóm quan sát, sau đó 2 nhóm sẽ hoán đổi vị trí cho nhau.

Nhóm thảo luận: có nhiệm vụ thảo luận và trình bày vấn đề được giao. – Nhóm quan sát: đóng vai trò là người quan sát và phản biện.

GVHD:TS. Bùi Phương Thanh Huấn SVTH:Võ Thái Sang

30

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng phần mềm violet trong dạy và học hóa học lớp 10, ban cơ bản (Trang 40 - 44)