1. Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.2.3.5. Các phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập hoá học
– Các tiêu chí của kiểm tra – đánh giá:
+ Tính toàn diện: đánh giá toàn diện các mặt kiến thức, kỹ năng, năng lực, thái độ, hành vi của HS.
GVHD:TS. Bùi Phương Thanh Huấn SVTH:Võ Thái Sang
12
+ Độ tin cậy: tính chính xác, trung thực, minh bạch, khách quan, công bằng trong đánh giá phản ánh được chất lượng thật của HS và các cơ sở giáo dục.
+ Tính khả thi: nội dung, hình thức, phương tiện tổ chức kiểm tra, đánh giá phải phù hợp với điều kiện HS, cơ sở giáo dục, đặc biệt là phù hợp với mục tiêu theo từng môn học.
+ Tính phân hóa: phân loại được chính xác trình độ, năng lực của HS, cơ sở giáo dục. Dải phân hóa càng rộng càng tốt.
+ Tính hiệu quả cao: đánh giá được tất cả các lĩnh vực cần đánh giá HS, cơ sở giáo dục, thực hiện đầy đủ các mục tiêu đề ra, tác động tích cực vào quá trình dạy học hóa học.
– Có nhiều phương pháp đánh giá trong dạy học. Tuỳ thuộc vào nội dung và mục tiêu đánh giá mà lựa chọn các phương pháp đánh giá cho phù hợp. Không có phương pháp nào là tối ưu cho tất cả các mục tiêu nên cần có sự linh hoạt khi áp dụng các phương pháp.
1.2.3.5.1. Kiểm tra vấn đáp (kiểm tra miệng)
– Thường tiến hành vào đầu tiết học, vừa có tác dụng củng cố và làm chính xác kiến thức, vừa làm “cầu nối” cho bài học mới và rèn luyện khả năng trình bày bằng lời sao cho ngắn gọn, dễ hiểu trước số đông người.
– Với hình thức kiểm tra này, GV phải đưa ra câu hỏi chính xác, rõ ràng, phù hợp và tạo điều kiện thuận lợi cho HS trả lời. Đối với HS nhút nhát, GV cần khuyến khích để các em tự tin hơn.
– Tuỳ theo bài mới và nội dung cần kiểm tra mà GV sử dụng thời gian cho hợp lý. Bên cạnh đó, việc cho điểm phải công bằng, tránh thiên vị, không cho điểm “rộng” quá hay “chặt” quá.
1.2.3.5.2. Kiểm tra viết
– Kiểm tra viết là hình thức kiểm tra phổ biến, được sử dụng đồng thời với nhiều HS ở cùng một thời điểm, thường được sử dụng sau khi học xong một phần của chương, một chương hay nhiều chương. Nội dung kiểm tra có thể bao quát từ vấn đề lớn có tính chất tổng hợp đến vấn đề nhỏ. HS phải diễn đạt câu trả lời bằng ngôn ngữ viết.
GVHD:TS. Bùi Phương Thanh Huấn SVTH:Võ Thái Sang
13 – Phương pháp tự luận: bao gồm:
+ Kiểm tra 10 – 15 phút: được tiến hành đầu hay cuối tiết học và không báo trước, dùng thay cho kiểm tra miệng.
+ Kiểm tra một tiết: thường được tiến hành sau một chương và chỉ thực hiện cho các chương đầu và giữa học kỳ. Mỗi đề kiểm tra có nhiều loại câu hỏi khác nhau (tái hiện, vận dụng, viết và cân bằng phản ứng,…) và một hoặc hai bài toán.
+ Kiểm tra chất lượng, thi học kì và tốt nghiệp phổ thông: là hình thức kiểm tra nhằm nắm tình hình chung và đánh giá kết quả học tập, phải có thời gian thích hợp để HS ôn tập.
1.2.3.5.3. Phương pháp trắc nghiệm
– Kiểm tra theo phương pháp này thời gian thường là ngắn, nhưng số lượng câu hỏi nhiều hơn hẳn so với kiểm tra tự luận.
– Căn cứ vào nhiệm vụ của HS, có bốn loại trắc nghiệm được dùng đánh giá kết quả học tập hoá học:
+ Trắc nghiệm khách quan: mỗi câu hỏi gồm phần câu dẫn và phần phương án gồm hai, ba, bốn, hoặc năm phương án. HS có nhiệm vụ chọn câu đúng nhất. Thông thường dạng câu hỏi bốn phương án được sử dụng nhiều nhất.
+ Loại câu trả lời: Mỗi câu gồm câu hỏi hay câu mệnh lệnh và một hay hai hàng trống để HS điền câu trả lời ngắn gọn.
+ Xác định câu đúng, sai: Mỗi câu gồm một câu hỏi hay câu mệnh lệnh, một câu trả lời đúng và một câu trả lời sai. HS có nhiệm vụ ghi vào bên cạnh câu trả lời đó là đúng hay sai.
+ Điền vào chỗ trống: HS điền một hay vài từ vào chỗ trống trong câu chưa đầy đủ. Những từ hay cụm từ để HS phải điền là phần quan trọng nhất của đơn vị kiến thức.
GVHD:TS. Bùi Phương Thanh Huấn SVTH:Võ Thái Sang
14