Hiện nay, có khoảng mười doanh nghiệp sữa nội địa đang tham gia vào thị trường sữa nước, gồm Vinamilk, FrieslandCampina, đường Quảng Ngãi, sữa Ba Vì, sữa Mộc Châu, Nutifood, TH True Milk, Hà Nội Milk... Theo đánh giá của Công ty nghiên cứu thị trường Nielsen Vietnam, tính đến tháng 7/2013, thị phần sữa nước hiện nay chủ yếu nằm trong tay các doanh nghiệp sữa nội, trong đó, Vinamilk nắm giữ 48,7% thị phần, kế đến là FrieslandCampina Việt Nam với 25,7% và TH True
Milk là 7,7% thị phần16. Vào năm 2010, mức tiêu thụ tăng lên khoảng 10
lít/người/năm và hiện nay là khoảng 15 lít/người/năm. Tuy nhiên, mức tiêu thụ này vẫn còn thấp so với các nước trong khu vực. Nhu cầu tiêu thụ sữa tại Việt Nam có xu hướng tiếp tục gia tăng nên tiềm năng tăng trưởng thị trường sữa và các thức uống dinh dưỡng từ sữa vẫn còn cao. Điều này cho thấy, tiềm năng tăng trưởng thị trường sữa nước nói chung còn rất lớn, dựa trên tăng trưởng tự nhiên dân số và nhu cầu uống sữa của người Việt dự báo tăng trong các năm tới.
Tuy nhiên, theo Tổng cục Thống kê, tính đến cuối năm 2012, tổng đàn bò sữa cả nước đạt gần 170.000 con, trong đó số lượng bò đang cho sữa là 98.372 con, chiếm gần 59%. Tổng lượng sữa tươi nguyên liệu sản xuất năm 2012 đạt khoảng 381.740 tấn, tăng khoảng 10,5% so với năm 2011 nhưng chỉ đáp ứng khoảng 22% tổng lượng sữa tiêu dùng cho cả nước. Con số này đồng nghĩa với thực trạng hơn 70% sữa cho tiêu dùng trong nước phải nhập khẩu. Còn theo Cục Chăn nuôi, thị trường sữa nước Việt Nam chỉ có khoảng 30% là sữa tươi, còn lại 70% là sữa hoàn
16
nguyên. Một số doanh nghiệp như Vinamilk, sữa Mộc Châu, Ba Vì, TH True
Milk… có tung ra thị trường sữa tươi 100%17. Sau khi thông tin trên được công bố,
người tiêu dùng đã có nhiều phản ứng trái chiều: tẩy chay mặt hàng sữa tươi, ngưng hoặc thay đổi nhãn hiệu đang dùng, tìm sản phẩm khác uy tín hơn…Điều này ít nhiều làm ảnh hưởng đến các sản phẩm có uy tín và thương hiệu lâu năm vì chất lượng sẽ luôn chiếm được sự tin dùng của khách hàng, ở đây tác giả muốn nói đến thương hiệu Vinamilk.