Để xác định mẫu nghiên cứu, lựa chọn phương pháp thích hợp phương pháp chọn mẫu phân tầng theo một hay nhiều tiêu thức có liên quan đến mục đích nghiên cứu như phân tổ các tiêu chí nhóm tuổi, thu nhập…Sau đó, trong từng phân tổ, dùng cách chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản hay chọn mẫu hệ thống để chọn ra các đơn
vị của mẫu18. Trong đề tài này, tác giả bằng cách tính mẫu theo ước lượng tỷ lệ
người có uống sữa thường xuyên (20-25%)19 và dựa theo tiêu chí nhóm tuổi của
người tiêu dùng. Trong đó, tiêu chí nhóm tuổi được thực hiện theo chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản theo từng phân tổ. Với đối tượng nghiên cứu từ 21-35 tuổi, theo đó, tổng số quan sát được lựa chọn để điều tra là 250 quan sát (sau khi đã làm sạch dữ liệu từ 278 phiếu thông tin nhận được từ khảo sát trực tuyến). Trong đó, điều kiện gạn lọc ở bảng câu hỏi là đối tượng có uống sữa tươi trong vòng một tháng qua, là người quyết định chính thương hiệu và mua sản phẩm cho bản thân uống. Vì họ có thường xuyên uống và bản thân quyết định chính và chọn mua thì mới cung cấp chính xác thông tin mà mục tiêu nghiên cứu cần khảo sát.
Dựa vào tỷ lệ người thường xuyên uống sữa, tác giả ước tính số mẫu cần nghiên cứu như sau:
Nếu p được ước tính từ n đối tượng, thì khoảng tin cậy 95% của một tỉ lệ P
[trong quần thể] là: , trong đó tìm số lượng
đối tượng n để đạt yêu cầu trên. Qua cách diễn đạt trên, dễ dàng thấy rằng:
Với:
- n=là cỡ mẫu
- z=giá trị phân phối tương ứng với độ tin cậy lựa chọn (nếu độ tin cậy là 95%
thì giá trị z là 1,96) - p=là ước tính tỷ lệ % của tổng thể 18 http://www2.hcmuaf.edu.vn/data/quoctuan/Chuong%205%20%28PPNC%29.pdf 19 http://nhipcaudautu.vn/article.aspx?id=17409-tham-vong-cua-nguoi-dan-ba-thep
- q=1-p
- m=sai số cho phép
Dựa vào công thức trên, với p=0.2, sai lệch trong mức 5% với khoảng tin cậy 95% thì
Và kết quả tính được là n ≥ 245.8624, vì thế tác giả chọn cỡ mẫu nghiên cứu là 250.