Nguyên âm đôi

Một phần của tài liệu hệ thống ngữ âm tiếng rơ-măm (Trang 84 - 87)

6. Bố cục của luận văn

3.2.2. Nguyên âm đôi

Trong hệ thống âm chính ngoài 26 nguyên âm đơn, còn có 8 nguyên âm đôi đơn âm vị tính là: /i, ia, iă, u, ua, ai, ăi, au/.

Các nguyên âm đôi có thể chia thành hai loại:

+ Các nguyên âm đôi có yếu tố thứ nhất là các nguyên âm cao (hẹp) /i, u/ và yếu tố thứ hai là nguyên âm dòng giữa có độ nâng thấp hơn một hoặc hai bậc /, a/.

Nhóm này có 5 nguyên âm: /i, ia, iă, u, ua/

+ Các nguyên âm đôi có yếu tố thứ nhất là nguyên âm có độ nâng thấp nhất (hay độ mở rộng nhất) /a, ă/ và yếu tố thứ hai là các nguyên âm có độ nâng cao nhất (hay độ mở hẹp nhất) /i, u/.

Nhóm này có 3 nguyên âm: /ai, ăi, au/

Có thể hình dung hướng lướt của các nguyên âm đôi bằng sơ đồ sau: (1)

iu

e o

 

 

Sơ đồ 3.1: Sơ đồ hướng lướt các nguyên âm đôi 3.2.2.1. Đặc điểm cấu âm-âm học các nguyên âm đôi

/i/: Khi cấu âm, ban đầu các bộ phận của cơ quan phát âm ở vào vị trí phát âm của /i/, lưỡi nâng lên cao, sau đó hạ thấp độ nâng của lưỡi chuyển sang vị trí cấu âm của //. Hiện thực hóa ngữ âm ở yếu tố thứ hai ở dạng thường xuyên là một nguyên âm trung tính [], dạng tồn tại chủ yếu của /i/ là [i]. /i/ không xuất hiện trước âm cuối là bán nguyên âm /j/ hoặc tổ hợp có yếu tố /j/. Ví dụ như:

Tiếng Rơ-măm Nghĩa tiếng Việt

/Npi/ dẻo

/lhi/ gừng

/ik/ nước

/ia/: Khi cấu âm, ban đầu các bộ phận của cơ quan phát âm ở vào vị trí phát âm của /i/, lưỡi nâng lên cao ở mức độ cực đại, sau đó hạ thấp tối đa độ nâng của lưỡi chuyển sang vị trí cấu âm của /a/. /ia/ không xuất hiện sau những âm quặt lưỡi.

Ví dụ như:

Tiếng Rơ-măm Nghĩa tiếng Việt

/hmia/ nhím

/diah/ kén

/iă/: Khi cấu âm, ban đầu các bộ phận của cơ quan phát âm ở vào vị trí phát âm của /i/, lưỡi nâng lên cao ở mức độ cực đại sau đó hạ thấp tối đa độ nâng của lưỡi chuyển sang vị trí cấu âm của [a] nhưng với một trường độ ngắn [ă]. /iă/ không xuất hiện sau các âm quặt lưỡi, âm thanh hầu. Cũng như các nguyên âm ngắn khác /iă/ không xuất hiện trong âm tiết mở và âm cuối là các âm xát. Ví dụ như:

Tiếng Rơ-măm Nghĩa tiếng Việt

/miăm/ bò tót

/siăk/ rủ

/bliă/ chích chòe

/u/: Khi cấu âm, ban đầu các bộ phận của cơ quan phát âm ở vào vị trí phát âm của /u/, lưỡi được nâng cao, môi chúm tròn, sau đó lưỡi được hạ thấp, môi hơi nhành ra, chuyển sang vị trí cấu âm của //. /u/ được hiện thực hóa ngữ âm là [u], với yếu tố thứ hai là một nguyên âm trung tính []. /u/ có biến thể tự do là []. /u/ không xuất hiện trước các bán nguyên âm cuối có yếu tố môi [w].

Ví dụ như:

Tiếng Rơ-măm Nghĩa tiếng Việt

/bul/ mỏ, miệng

/dur/ mái

/dut/ Nô lệ

/ua/: Khi cấu âm, ban đầu các bộ phận của cơ quan phát âm ở vào vị trí phát âm của /u/, lưỡi nâng lên cao ở mức độ cực đại, môi chúm tròn, sau đó hạ thấp tối đa độ nâng của lưỡi, môi hơi nhành ra và chuyển sang vị trí cấu âm của /a/. /ua/ không xuất hiện trước các âm tắc môi, răng. /ua/ có biến thể ở dạng ngắn là [uă]. Ví dụ như:

Tiếng Rơ-măm Nghĩa tiếng Việt

/sua/ dẫm

/kua/ rán

/kduak/ độc ác

/ai/: Khi cấu âm, ban đầu các bộ phận của cơ quan phát âm ở vào vị trí phát âm của /a/ với độ nâng của lưỡi ở vị trí thấp nhất chuyển sang vị trí cấu

của /i/ với độ nâng của lưỡi cực đại, trong các âm tiết mở /i/ được phát âm kéo dài, trong các âm tiết khép người nghe có ấn tượng như chỉ yếu tố /i/ gắn chặt với âm cuối. Ví dụ như:

Tiếng Rơ-măm Nghĩa tiếng Việt

/ktaiw/ lưng

/air/ gà

/tai/ đuôi

/ăi/: Khi cấu âm, ban đầu các bộ phận của cơ quan phát âm ở vào vị trí phát âm của /a/ với trường độ ngắn [ă] chuyển sang vị trí cấu của /i/. /ăi/ chỉ xuất hiện trước các âm /l, r/ và trong âm tiết mở. Ví dụ như:

Tiếng Rơ-măm Nghĩa tiếng Việt

plăi quả

hăi rơm

ktăir mối

/au/: Khi cấu âm, ban đầu các bộ phận của cơ quan phát âm ở vào vị trí của /a/ với độ nâng của lưỡi ở mức thấp tối đa rồi chuyển sang vị trí của /u/ với độ nâng của lưỡi cao tối đa, đồng thời với quá trình thay đổi độ nâng cũng là quá trình thay đổi hình dáng của môi, ban đầu môi mở, nhành ra chuyển sang vị trí môi chúm tròn lại và nhô ra. /au/ có biến thể là [ău] chỉ xuất hiện trong các âm tiết mở hoặc trước các âm thanh hầu /h, /. Ví dụ như:

Tiếng Rơ-măm Nghĩa tiếng Việt

/klaum/ gan

/kcauk/ móng (trâu, bò)

/saut/ ong mật

Một phần của tài liệu hệ thống ngữ âm tiếng rơ-măm (Trang 84 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w