6. Bố cục của luận văn
3.2. Hệ thống nguyên âm tiếng Rơ-măm
Trước khi đi vào miêu tả đặc điểm cấu âm-âm học của hệ thống nguyên âm tiếng Rơ-măm cũng cần nói thêm rằng những đặc trưng nổi bật trong hệ thống nguyên âm của ngôn ngữ này, cũng như giải pháp âm vị học mà chúng tôi xác định và phân loại hệ thống.
Điểm đặc biệt của nguyên âm ngôn ngữ này là hiện tượng register của nguyên âm, thuật ngữ mà nhiều học giả dùng để miêu tả nguyên âm nhiều ngôn
ngữ ở khu vực. Cái gọi là register theo từ điển thuật ngữ ngôn ngữ học thì gọi là
âm vực (1). Nhiều học giả sử dụng thuật ngữ này để biểu thị đặc trưng tương phản
giữa: “sáng (trong)”, “đầu”, “bình thường”, “cao”, “căng” , “thứ nhất” và “tối (trầm, đục)”, “ngực”, “thở”, “thấp”, “chùng” (lơi) …. Tức để chỉ hiện tượng phát âm (phonation) với những đặc trưng: hạ thấp thanh quản kèm theo sự mở rộng của lỗ mũi, co hẹp (hay mở rộng) thanh quản, dây thanh căng (hay không căng, chùng), lưỡi nhích lên phía trước (hay lùi lại phía sau), tăng cường (hay làm yếu đi) sự cộng hưởng ở khoang miệng, hiện tượng khép chặt hay tắc khe thanh ... (2)
Ở tiếng Rơ-măm, theo quan sát của chúng tôi, cái gọi là "âm vực căng" (tense) và "âm vực lơi" (lax) ở các nguyên âm trong các thứ tiếng này thực chất là một cách cấu âm nguyên âm căng hơn bình thường, và kèm theo có một hiện tượng lướt (glide) khi cấu âm chúng.
Khi cấu âm nguyên âm "căng", lưỡi hơi lùi về phía sau một chút và làm cho thanh hầu hơi bị thấp hơn bình thường. Chính hiện tượng hạ thấp thanh hầu này đã làm gia tăng áp suất không khí ở khoang thanh hầu và làm thay đổi chất giọng (voice quality) của nguyên âm. Các nguyên âm bao giờ cũng được lướt từ một nguyên âm thấp hơn (đối với các nguyên âm cao), và từ một nguyên âm cao hơn (đối với các nguyên thấp và trung bình). Đi kèm theo hiện tượng lướt nguyên âm này, đó là hiện tượng yết hầu hóa nhẹ và mũi hóa ở nguyên âm, thậm chí của cả âm tiết chứa nguyên âm. Hệ quả của cách cấu âm này làm cho chất giọng của nguyên âm bị bị "đục/ tối".
Trong những âm tiết có nguyên âm làm chính âm có độ nâng cao và hơi cao [i, e, u, o] được cấu âm căng và lướt. Điều đó có nghĩa là, khi cấu âm các nguyên âm căng này có sự lướt từ một nguyên âm thấp hơn một bậc lên một nguyên âm cao hơn. Hệ quả là các nguyên âm này có độ nâng thấp hơn so với nguyên âm bình thường. Nhưng ngược lại, các nguyên âm chính âm có độ nâng hơi thấp và thấp [, , a, ] thì lại được cấu âm bằng cách lướt từ một nguyên âm cao hơn một bậc (một
1() Theo Từ điển thuật ngữ ngôn ngữ học Việt-Anh-Pháp-Nga do PGS.TS Vương Toàn (chủ biên)
số trường hợp cao hơn 2 bậc) xuống một nguyên âm thấp hơn. Hệ quả là các nguyên âm này có độ nâng cao hơn so với nguyên âm bình thường. Kèm theo hiện tượng cấu âm lướt này, người nghe nhận thấy có hiện tượng yết hầu hóa nhẹ và mũi hóa ở các nguyên âm chính âm. Cách cấu âm này làm cho chất giọng của nguyên âm căng bị "đục/ tối". Thực chất, cái gọi là register của nguyên âm trong tiếng Rơ- măm chính là sự đối lập giữa hai loại nguyên âm này.
Một số đặc trưng cấu âm-âm học phân biệt giữa nguyên âm căng và nguyên âm lơi trong tiếng Rơ-măm là:
Nguyên âm căng Nguyên âm thường (lơi)
- Thanh hầu hơi tụt xuống
- Các cơ khoang thanh hầu bị căng và dây thanh bị chùng
- Lướt (lên/ xuống) từ một nguyên âm cùng vị trí cấu âm làm cho độ nâng thay đổi. Nguyên âm mở hơn (với nguyên âm lướt lên) hoặc khép hơn (với nguyên âm lướt xuống)
- Chất giọng thay đổi, chất giọng nguyên âm "đục/tối".
- Thanh hầu bình thường - Dây thanh bình thường
- Không lướt, độ nâng không thay đổi
- Chất giọng bình thường, "sáng” Như trên đã đề cập đến hiện tượng lướt (glide), tức là hiện tượng cấu âm chuyển từ một nguyên âm này sang một nguyên âm khác. Như vậy, chúng ta cũng cần phải nói rõ hơn về nguyên âm căng và nguyên âm đôi, bởi lẽ chúng đều là hiện tượng cấu âm chuyển từ vị trí một nguyên âm này sang vị trí một nguyên âm khác.
- Nguyên âm căng là nguyên âm được cấu âm lướt từ một yếu tố cùng dòng, mà yếu tố đầu được lướt nhẹ và yếu tố sau được nhấn mạnh. Dựa theo hướng lướt, các nguyên âm căng trong tiếng Rơ-măm có thể chia thành hai loại:
+ Các nguyên âm lướt xuống: Những nguyên âm có độ nâng thấp và hơi thấp, được cấu âm lướt từ một nguyên âm cùng dòng, cao hơn một hoặc hai bậc lướt xuống nguyên âm thấp hơn.
+ Các nguyên âm lướt lên: Những nguyên âm có độ nâng cao và hơi cao được cấu âm từ một nguyên âm thấp hơn một hoặc hai bậc lướt lên một nguyên âm cao hơn.
Các nguyên âm căng được chúng tôi phiên âm ngữ âm học là: [ou], [o], [e], [a] ....
- Còn nguyên âm đôi trong tiếng Rơ-măm được cấu âm chuyển từ một nguyên âm này sang một nguyên âm khác, trong đó yếu tố đầu thường được nhấn mạnh hơn yếu tố sau.
Theo đó trong tiếng Rơ-măm chúng tôi xác định được 26 nguyên âm đơn: /i, i, e, e, e, , , , , , a, ă, a, ă, u, u, u, o, o, o, , , , , , /. Và 8 nguyên âm đôi /i, ia, iă, u, ua, ai, ăi, au/.
Về trường độ, các nguyên âm đơn (lơi) có sự đối lập đều đặn về trường độ. Ngoại trừ, hai nguyên âm đơn (lơi) dòng giữa có độ nâng cao và hơi cao /, / không có đối lập về trường độ.
Về âm vực, các nguyên âm đơn (ở thể dài) có sự đối lập nhau đều đặn về âm vực, ngoại trừ nguyên âm dòng trước /i/ và nguyên âm dòng giữa /, /. Các nguyên âm đôi trong ngôn ngữ này không thấy đối lập nhau về âm vực.
Sau đây là các đặc điểm chi tiết cấu âm, âm học các nguyên âm trong tiếng Rơ-măm: