Các biến thể và những vấn đề thảo luận về các phụ âm

Một phần của tài liệu hệ thống ngữ âm tiếng rơ-măm (Trang 66 - 70)

6. Bố cục của luận văn

3.1.3.Các biến thể và những vấn đề thảo luận về các phụ âm

Trong quá trình thu thập cũng như xử lý tư liệu, chúng tôi nhận thấy rằng: trong tiếng Rơ-măm có nhiều hiện tượng đặc biệt đáng lưu ý như hiện tượng buông lưỡi con sau các âm tắc vô thanh, hiện tượng tăng cường tính mũi của các âm cuối là âm mũi, hay hiện tượng tồn tại các tổ hợp phụ âm vang + âm tắc thanh hầu //.

* Hiện tượng buông lưỡi con sau các âm tắc - vô thanh

Trong tiếng Rơ-măm, ở một số âm tiết kết thúc bằng âm tắc, vô thanh [p, t, k, c] có hiện tượng buông lưỡi con, tức là khi chuẩn bị kết thúc âm tiết, lập tức lưỡi con buông xuống làm cho luồng không khí đi ra thoát qua đường mũi ( thay vì đi ra bằng đường miệng) tạo nên một âm mũi đặc trưng, có cấu âm đồng vị với phụ âm trước đó, hiện tượng này chỉ diễn ra với các phụ âm cuối là âm tắc [p, t, k, c]. Hiện tượng này được chúng tôi phiên âm là: [pm, tn, k, c] .

Ví dụ:

/kip/ > [kipm](ngậm) /luk/ > [luk](hang) /hbit/ > [hbitn](đồng) /kcek/ > [kcek](buồn)

Hình 3.1: Đường nét và sóng âm từ /luk/ [ luk] (hang) trong tiếng Rơ-măm.

Hình 3.2 :Sóng âm và quang phổ từ /luk/ [ luk] (hang) trong tiếng Rơ-măm.

Hiện tượng này diễn ra đối với âm chính trong âm tiết ở cả thể ngắn và dài, ở cả đơn và đôi, cả các âm căng và lơi. Nhưng chủ yếu là các nguyên âm lơi, đơn, ngắn. Còn các nguyên âm căng, đôi, dài ít diễn ra hơn (điều này có lẽ là do cách kết thúc của âm tiết là các âm tắc, vô thanh thường liên quan đến âm ngắn đứng trước nó ?).

Trong từng trường hợp cụ thể thì hiện tượng buông lưỡi con này diễn ra thường xuyên hơn đối với âm tiết có kết thúc là phụ âm tắc vô thanh, mạc /k/.

Ví dụ:

/kuk/ > [kuk] (lồng gà) /pcăk/ > [pcăk] (đám cưới) /Nuk/ > [Nuk] (mây)

Các âm tiết có kết thúc bằng âm tắc, vô thanh, môi /p/ thì hiện tượng buông lưỡi con chỉ xảy ra đối với các âm chính là các nguyên âm có trường độ dài.

Ví dụ:

[tdup] > [tdupm] (bí đỏ) [plaup] > [plaupm] (vắt)

Trên thực tế tư liệu hiện có, chúng tôi chưa thể khẳng định hiện tượng buông lưỡi con, hay đặc trưng buông lưỡi con ở cuối các âm tiết có kết thúc bằng các âm tắc, vô thanh /p, t, c, k/ có giá trị âm vị học hay không?

Xét trong mối quan hệ với các ngôn ngữ nằm trong cùng loại hình với tiếng Rơ-măm cũng như các ngôn ngữ trong khu vực, chúng tôi chưa bắt gặp ngôn ngữ nào với hiện tượng tương tự có giá trị khu biệt âm vị học. Theo đó chúng tôi nhận định đó có thể là trạng thái chưa ổn định của quá trình biến đổi của các phụ âm cuối trong ngôn ngữ này, chứ không phải là hiện tượng riêng lẻ có giá trị âm vị học.

Vì vậy, hiện tượng này được chúng tôi tạm thời chấp nhận nó là biến thể tự do của các âm tiết có âm cuối là các phụ âm tắc, vô thanh.

* Hiện tượng gia tăng tính mũi của các âm cuối là phụ âm mũi

Trong một số âm tiết, có âm cuối là các âm mũi /m, n, , /, có hiện tượng tăng cường tính mũi. Hiện tượng này được chúng tôi phiên âm ngữ âm học là: [], [mm].

Trong hơn 1800 đơn vị, chúng tôi ghi nhận được 9 đơn vị có tồn tại hiện tượng này, hiện tượng này chỉ xuất hiện ở các âm tiết có âm cuối mũi là /, m/ mà âm chính là các nguyên âm ngắn, cụ thể là các nguyên âm /, , o/ và hai nguyên âm đôi /ua, i/. Về mặt ngữ âm, ta có ấn tượng như phụ âm cuối được cấu âm có đủ cả ba giai đoạn là tiến-giữ-lùi.

Ví dụ như:

/tm/ > [tm] (nguyên) /pim/ > [pimm](năm) /j/ > [j](giòn)

Hình 3.3: Sóng âm và quang phổ từ [tmm] (nguyên) trong tiếng Rơ-măm

Xem xét bối cảnh xuất hiện của các phụ âm [] [mm], ta thấy [] chỉ xuất hiện sau các nguyên âm // và [mm] thì xuất hiện sau /, o, ua, i/ mà ở đó cả [], [m] không thể xuất hiện. Như vậy có thể có thể khẳng định [] và [] là hai biến thể của âm vị // và [mm] và [m] cũng là hai biến thể của cùng một âm vị /m/.

* Về hiện tượng tổ hợp [phụ âm mũi + tắc thanh hầu] ở cuối âm tiết.

Ngoài 2 tổ hợp bán âm /j, w/ kết hợp với âm tắc thanh hầu [] trong tiếng Rơ-măm còn tồn tại các tổ hợp (về mặt ngữ âm) các âm vang mũi /m, n, , / kết

hợp với âm tắc thanh hầu [] ở cuối âm tiết tạo nên các tổ hợp [m, n, , ] ở cuối âm tiết, chẳng hạn như:

[n n] (én) [han] (chật) [e] (hờn dỗi) [dein] (táo bón)

Hiện tượng này là một hiện tượng phổ biến xuất hiện trong nhiều ngôn ngữ ở khu vực Đông Nam Á [31]. Ở Việt Nam, theo thông tin từ Đoàn Văn Phúc hiện tượng này xuất hiện ở một số ngôn ngữ Chamic như: tiếng Ra-glai ở các thổ ngữ, phương ngữ khác nhau ở các huyện thuộc các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, Khánh Hòa, và ở một vài thổ ngữ Chu-ru ở xã Đạ Quyn, xã Loan (huyện Đức Trọng, Lâm Đồng).

Khi cấu âm các tổ hợp này sau giai đoạn cấu âm âm mũi thì lập tức các dây thanh trong khoang thanh hầu xát lại bịt kín hoàn toàn khe thanh, luồng hơi đi lên bị ngắt quảng ở thanh hầu. Người nghe có cảm giác được phát âm như âm tiết có thanh “nặng” trong tiếng Việt, trong một số từ vay mượn có phụ âm cuối là những âm mũi và thanh nặng của tiếng Việt được người Rơ-măm phát âm thành các tổ hợp [m, n, , ], chẳng hạn như:

Bệnh > [ben] Nhuộm > [um] (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu hệ thống ngữ âm tiếng rơ-măm (Trang 66 - 70)