Tiểu kết chương 2

Một phần của tài liệu hệ thống ngữ âm tiếng rơ-măm (Trang 50 - 66)

6. Bố cục của luận văn

2.3.Tiểu kết chương 2

Nhìn chung, cả cấu trúc từ ngữ âm-âm vị học và cấu trúc âm tiết trong tiếng Rơ-măm đều mang những đặc trưng của ngôn ngữ cận âm tiết tính (quasi- syllabic), Đó là những đặc trưng chung của các ngôn ngữ Bahnaric.

Trong cấu trúc âm tiết có sự phân biệt rõ ràng giữa tiền âm tiết và âm tiết chính, giữa chúng có sự khác nhau cả về cấu trúc và chức năng, trong đó

âm tiết chính là thành phần bắt buộc của từ, tiền âm tiết là thành phần không bắt buộc. Âm tiết chính có thể tồn tại độc lập, trong khi đó tiền âm tiết phải đi kèm với âm tiết chính.

Nhìn tổng thể, cấu trúc âm tiết của tiền âm tiết khá đơn giản, số lượng âm vị có khả năng tham gia vào cấu trúc này không nhiều so với âm tiết chính (không phải tất cả các nguyên âm và phụ âm Rơ-măm đều có thể được dùng cấu tạo nên tiền âm tiết).

CHƯƠNG 3. HỆ THỐNG ÂM VỊ TRONG TIẾNG RƠ-MĂM

Trong phần cấu trúc âm tiết, chúng tôi phân đoạn âm tiết thành hai phần: phần đầu và phần vần, trong phần vần bao gồm: âm chính và âm cuối.

Về cơ bản âm đầu và âm cuối của âm tiết được cấu tạo bằng các phụ âm. Và đóng vai trò âm chính của âm tiết là các nguyên âm. Vì vậy trong miêu tả và phân tích hệ thống âm vị, để cho giản tiện chúng tôi phân ra thành hệ thống phụ âm và hệ thống nguyên âm thay vì theo tuyến tính là phần đầu và phần vần.

3.1. Hệ thống phụ âm tiếng Rơ Măm

Về phẩm chất của phụ âm tiếng Rơ-măm ở hai vị trí: đầu âm tiết và cuối âm tiết là không hoàn toàn như nhau. Nếu như phụ âm đầu sẽ được thể hiện đầy đủ phẩm chất ngữ âm của nó với cả ba giai đoạn cấu âm: tiến-giữ-lùi thì cũng phụ âm đó ở cuối âm tiết nó chỉ có hai giai đoạn cấu âm: tiến và giữ chứ không có giai đoạn lùi.

Trong tiếng Rơ-măm có 24 phụ âm đơn có thể đứng ở vị trí đầu âm tiết đó là: /p, t, c, k, , p, t, k b, d, , , b, d, m, n, , , s, , h, , j, l/. Trong các phụ âm đó chỉ có 10 phụ âm: /p, t, k, , m, n, , , h, l/có thể đứng vị trí cuối âm tiết.

Do sự hạn chế về dung lượng của luận văn, những phụ âm được trình bày ở phần phụ âm đầu chúng tôi sẽ không trình bày lại ở phần phụ âm cuối.

3.1.1. Hệ thống phụ âm đầu

Âm tiết trong tiếng Rơ-măm luôn luôn có phụ âm đầu, tại vị trí thứ nhất trong âm tiết chính, âm đầu có chức năng mở đầu âm tiết. Thông qua thao tác đối lập âm vị học để phân xuất âm vị phụ âm từ các cặp đối lập tối thiểu, chúng tôi thu được danh sách 24 phụ âm đầu trong tiếng Rơ-măm. Dưới đây là phần trình bày chi tiết về các phụ âm tiếng Rơ-măm và ví dụ cụ thể.

3.1.1.1. Phụ âm đơn

* Đặc điểm cấu âm-âm học các phụ âm

/p/ : Đây là một phụ âm môi, tắc, ồn, vô thanh [p]. Khi phát âm môi trên và môi dưới tiếp xúc với nhau, tạo thành chỗ tắc, làm cho luồng không khí từ phổi đi lên phải vượt qua chỗ tắc. Khi cấu âm dây thanh không chấn động. Ví dụ:

Tiếng Rơ-măm Nghĩa tiếng Việt

/pk/ mỡ

/p/ gặp

/păt/ khuyên tai

/t/: Đây là phụ âm tắc, vô thanh, đầu lưỡi-răng [t]. Khi cấu âm, đầu lưỡi chạm vào chân răng, chặn luồng không khí từ phổi đi ra, rồi mở ra đột ngột cho không khí thoát ra ngoài, tạo nên tiếng nổ mạnh. Ví dụ:

Tiếng Rơ-măm Nghĩa tiếng Việt

/tih/ Viết

/te/ che

/taw/ cháy

/c/: Đây là phụ âm tắc, vô thanh, ngạc [c]. Khi cấu âm, đầu lưỡi hạ thấp, mặt lưỡi nâng lên áp chặt vào ngạc cứng (ngạc), tạo nên chỗ cản luồng không khí đi ra. Ví dụ:

Tiếng Rơ-măm Nghĩa tiếng Việt

/căk/ lấy

/caw/ mời

/cem/ chim

/k/: Đây là phụ âm tắc, vô thanh, mạc [k]. Khi cấu âm, cuống lưỡi nâng lên cao sát mạc (ngạc mềm) tạo nên chỗ cản luồng không khí từ phổi đi ra và gây nên một tiếng nổ mạnh. Ví dụ: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tiếng Rơ-măm Nghĩa tiếng Việt

/Nkap/ bẫy chuột

/kn/ con

//: Đây là phụ âm tắc, vô thanh, thanh hầu []. Khi cấu âm, các dây thanh ở thanh hầu khép lại làm thành các khe thanh, sau đó các dây thanh lại mở ra, gây tiếng bật nổ nhẹ ở vùng thanh hầu. Ví dụ:

Tiếng Rơ-măm Nghĩa tiếng Việt

/ul/ nghẹn

/mak/ vui

/eh/ vết thương

/p/: Đây là phụ âm, tắc, vô thanh, bật hơi, môi [p]. Khi cấu âm, môi trên và môi dưới tiếp xúc với nhau tạo thành chỗ tắc. Luồng không khí bị dồn nén từ phổi đi lên, vượt qua chỗ tắc để ra ngoài, có tiếng bật mạnh. Ví dụ:

Tiếng Rơ-măm Nghĩa tiếng Việt

/păk/ Bùn

/păi/ gạo

/pam/ máu

/t/: Đây là phụ âm tắc, vô thanh, bật hơi, đầu lưỡi-răng [t]. Khi cấu âm, đầu lưỡi uốn lên chạm vào chân răng và lợi hàm trên tạo thành chỗ tắc. Luồng hơi đi ra vượt qua chỗ tắc, tạo ra tiếng bật mạnh.

Ví dụ như:

Tiếng Rơ-măm Nghĩa tiếng Việt

/tin/ thưởng

/Ntu/ đuổi

/tp/ vá

/k/: Đây là phụ âm tắc, vô thanh, bật hơi, mạc [k]. Khi cấu âm, phần sau lưỡi lùi về, nâng lên chạm vào ngạc mềm rồi buông xuống, luồng hơi từ phổi đi ra với áp lực lớn tạo nên tiếng bật mạnh. Ví dụ:

Tiếng Rơ-măm Nghĩa tiếng Việt

/kăt/ nhọn

/kiar/ nhẵn

/kau/ loãng

/b/: Đây là phụ âm môi, tắc, ồn, hữu thanh, không bật hơi [b]. Khi phát âm, môi trên và môi dưới tiếp xúc với nhau tạo thành chỗ cản. Khi luồng không

khí từ phổi đi lên vượt qua chỗ cản, thoát ra ngoài tạo thành tiếng nổ mạnh. Khi cấu âm phụ âm /b/ có sự tham gia của dây thanh. Ví dụ:

Tiếng Rơ-măm Nghĩa tiếng Việt

/bip/ vịt

/bujh/ rắn

/Nbuh/ nướng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

/d/: Đây là phụ âm tắc, ồn, hữu thanh, đầu lưỡi-răng [d]. Khi cấu âm, đầu lưỡi chạm vào chân răng, tạo thành chỗ cản khi luồng không khí từ phổi đi lên vượt qua chỗ cản, thoát ra ngoài tạo thành tiếng nổ mạnh. Khi cấu âm phụ âm /d/ có sự tham gia của dây thanh. Ví dụ như:

Tiếng Rơ-măm Nghĩa tiếng Việt

/deh/ làng

/bduk/ dạ dày

/duj/ rốn

//: Đây là phụ âm tắc – xát, hữu thanh, mặt lưỡi trước [dj]. Khi cấu âm, đầu lưỡi hơi chạm vào ngạc rồi lùi lại phía sau, mặt lưỡi được nâng lên áp sát vào ngạc cứng. Lúc đầu, luồng không khí bị cản ở đầu lưỡi - ngạc, nhưng do tư thế cấu âm thay đổi, chỗ cản không khí lại ở mặt trước - ngạc cứng, đồng thời luồng không khí đi ra bị cọ xát tại đó. Nhưng ấn tượng về tính chất xát của phụ âm này không rõ bằng tính chất tắc. Về mặt âm vị học chúng tôi quy chúng thành âm tắc ồn, hữu thanh - thở, ngạc // để hệ thống đảm bảo tính cân đối, đều đặn. Ví dụ như:

Tiếng Rơ-măm Nghĩa tiếng Việt

/ek/ chim sẻ

/păw/ thầy cúng

/ă (knk)/ cơn lốc

//: Đây là phụ âm tắc, ồn, hữu thanh thở, mạc []. Khi cấu âm mặt gốc lưỡi nâng lên che khoang yết hầu tạo chỗ tắc; thanh môn mở rộng, luồng hơi từ phổi ra khá mạnh qua chỗ tắc đồng thời với sự rung lên của dây thanh tạo nên tiếng thở đặc trưng. Ví dụ:

/ăt (hla)/ gân (lá)

/hăi/ rơm

/(pum) k/ (củ) lạc

/b/: Đây là phụ âm môi, tắc, ồn, hữu thanh thở [b]. /b/ được cấu âm bằng cách hai môi tiếp xúc nhẹ tạo chỗ tắc; thanh môn mở rộng, dây thanh trong trạng thái buông lỏng, luồng hơi từ phổi ra qua chỗ tắc tương đối mạnh tạo nên giọng thở. Ví dụ:

Tiếng Rơ-măm Nghĩa tiếng Việt

/bo/ người ta

/bu ham/ láng giềng

/but/ rừng

/d/: Đây là phụ âm tắc, ồn, hữu thanh thở, đầu lưỡi lợi [d]. /d/ được phát âm bằng cách đầu lưỡi tiếp xúc nhẹ vào lợi trên tạo chỗ tắc; khe thanh mở với các dây thanh trong trạng thái lơi; luồng hơi khá mạnh từ phổi ra qua chỗ tắc đồng thời với sự rung lên của dây thanh tạo nên tiếng thở rất đặc trưng. Ví dụ:

Tiếng Rơ-măm Nghĩa tiếng Việt

/Ndum/ sàn nhà

/duak/ khỉ

/hdi/ Người Xơ Đăng

/m/: Đây là phụ âm môi, tắc, vang mũi [m]. Khi phát âm, hai môi tiếp xúc với nhau. Tại vị trí này, luồng không khí từ phổi đi lên bị cản trở ở miệng trước khi đi ra ngoài, luồng không khí liên tục đi qua khoang mũi. Khi phát âm dây thanh chấn động mạnh tạo thành tiếng vang. Ví dụ:

Tiếng Rơ-măm Nghĩa tiếng Việt

/mauh/ phát

/majh/ vàng

/muh/ bác

/n/: Đây là phụ âm tắc, vang mũi, đầu lưỡi-lợi [n]. Khi phát âm, luồng hơi đi lên bị cản trở ở chỗ tắc do đầu lưỡi tiếp xúc với chân răng tạo thành. Không khí đi lên bị cản trở nên thoát ra ngoài qua đường mũi. Dây thanh chấn động mạnh tạo thành tiếng vang. Ví dụ: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tiếng Rơ-măm Nghĩa tiếng Việt

/lnim/ chậm

/hne/ răng

/kn/ ánh nắng

//: Đây là phụ âm tắc, vang mũi, ngạc []. Khi phát âm, mặt lưỡi nâng lên, chạm vào ngạc cứng, tạo thành chỗ tắc. Luồng không khí đi lên bị chặn ở ngạc nên thoát ra ngoài qua khoang mũi. Dây thanh chấn động mạnh tạo thành tiếng vang. Ví dụ:

Tiếng Rơ-măm Nghĩa tiếng Việt

/uj/ khói

/ăw/ đốt (ngón tay)

/la/ vừng

//: Đây là phụ âm tắc, vang mũi, mạc []. Khi phát âm, gốc lưỡi nâng lên chạm vào mạc tạo thành chỗ tắc. Luồng không khí từ phổi đi lên bị chặn lại ở mạc thoát ra ngoài bằng đường mũi. Khi cấu âm dây thanh chấn động tích cực tạo thành tiếng vang. Ví dụ:

Tiếng Rơ-măm Nghĩa tiếng Việt

/(lăt) uh/ cỏ chồn

/krih/ nghi ngờ

/tait/ rét

/s/: Đây là phụ âm xát, ồn, vô thanh, đầu lưỡi lợi [s]. Khi phát âm, đầu lưỡi nhích gần sát đến lợi và ngạc tạo thành một khe hở hẹp, khi luồng không khí từ phổi đi lên vượt qua khe hẹp tạo thành một tiếng rít nhẹ. Khi cấu âm phụ âm /s/ dây thanh không rung động. Ví dụ:

Tiếng Rơ-măm Nghĩa tiếng Việt

/si/ rẫy

/sen/ thân thể

/săk/ lông

//: Đây là phụ âm quặt lưỡi, xát, ồn, vô thanh []. Khi phát âm, đầu lưỡi uốn lên, gần sát với lợi tạo thành khe hở hẹp. Luồng không khí từ phổi đi lên, lách qua khe hở tạo thành tiếng xát. Khi cấu âm phụ âm /s/ dây thanh không rung động. Ví dụ:

Tiếng Rơ-măm Nghĩa tiếng Việt

/Nuk/ mây

/ap/ vo (gạo)

/u/ sâu

/h/: Đây là phụ âm xát, ồn, vô thanh, thanh hầu [h]. Khi cấu âm, các cơ bóp dưới của yết hầu bị co lại, kéo gốc lưỡi hơi lùi về sau, làm cho khoang yết hầu bị thu hẹp lại, đồng thời luồng không khí từ trong phổi đi ra cọ xát vào thành yết hầu, tạo nên phụ âm xát yết hầu [h]. Ví dụ:

Tiếng Rơ-măm Nghĩa tiếng Việt

/h/ họ

/hăt (hla)/ thuốc (lá)

/hăw/ đá

//: Đây là phụ âm môi, xát, hữu thanh []. Khi phát âm, hai môi tiếp xúc với nhau tạo thành chỗ cản. Luồng hơi từ phổi đi lên cọ xát vào khe hẹp được tạo bởi hai môi. Dây thanh rung động. Ví dụ: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tiếng Rơ-măm Nghĩa tiếng Việt

/ul/ tròn

/eh/ mệt

/haj/ xoài

/j/: Đây là phụ âm ngạc, xát, ồn, hữu thanh [j]. Khi cấu âm, mặt lưỡi giữa nâng lên gần sát ngạc cứng. Luồng không khí đi ra thoát qua khe hở giữa ngạc và mặt lưỡi, xát nhẹ vào mặt lưỡi. Khi cấu âm có sự rung động của dây thanh.

Ví dụ:

Tiếng Rơ-măm Nghĩa tiếng Việt

/ljă/ cầu vồng

/si jam/ (rẫy) mới

/ja/ bà

/l/: Đây là âm xát-bên, đầu lưỡi [l]. Khi cấu âm, đầu lưỡi tiếp xúc với lợi và một phần ngạc cứng, buộc luồng không khí lách qua các khe hẹp giữa hai cạnh lưỡi và vách của khoang miệng mà ra ngoài. Khi cấu âm /l/ dây thanh chấn động tích cực tạo thành tiếng vang. Ví dụ:

Tiếng Rơ-măm Nghĩa tiếng Việt

/lla/ cỏ tranh

/hla/ lá

/l/ cây

Trong 24 phụ âm đã trình bày ở trên, có 19 phụ âm: /p, p, b, b, t, d, d, j, , c, k, , , m, n, , s, h, l/ có thể đứng ở vị trí phụ âm đầu tiền âm tiết thứ nhất (p1) và chỉ có /t, h/ có thể đứng ở vị trí tiền âm tiết thứ hai (p2).

* Tiêu chí đối lập âm vị học các phụ âm đầu

Hệ thống phụ âm đầu tiếng Rơ-măm có 24 âm vị chúng đối lập nhau theo hai tiêu chí đó là: Phương thức cấu âm và vị trí phát âm.

* Tiêu chí về phương thức cấu âm

- Sự đối lập giữa phương thức tắc và phương thức xát tạo nên sự đối lập giữa: + Các âm tắc: /p, t, c, k, , p, t, k, b, d, , , b, d, m, n, , /

+ Các âm xát: / , s, , h, j, l/

- Sự đối lập về thanh tính tạo nên sự đối lập giữa:

+ Các phụ âm ồn: / p, t, c, k, , p, t, k, b, d, , , b, d, , s, , h, j/ + Các phụ âm vang: /m, n, , , l/.

Trong các phụ âm ồn lại có sự khu biệt tiếng thanh, tức có sự tham gia của dây thanh trong quá trình cấu âm, tạo nên sự đối lập giữa:

+ Các phụ âm ồn, hữu thanh: / b, d, , , b, d, , j/

- Trong các phụ âm tắc, ồn, vô thanh thì tiêu chí bật hơi tạo nên đối lập giữa: + Các phụ âm tắc, vô thanh, bật hơi: /p, t, k/

+ Các phụ âm tắc, vô thanh, không bật hơi: /p, t, c, k, /

- Trong các phụ âm tắc, ồn, hữu thanh thì tiêu chí về tỉ lệ lượng không khí đi qua thanh môn tạo nên sự đối lập giữa:

+ Các phụ âm tắc, hữu thanh thở (các phụ âm khi phát âm có lượng lớn không khí đi qua thanh môn): /b, d, , /

+ Các phụ âm tắc, hữu thanh, thường (không thở): /b, d/ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Trong các phụ âm vang thì tính mũi (sự tham gia của cộng minh trường mũi khi cấu âm) tạo nên đối lập giữa:

+ Các phụ âm mũi: /m, n, , / + Các phụ âm không mũi: /l/ * Tiêu chí về vị trí cấu âm

Dựa vào tiêu chí định vị cấu âm hay nói cách khác là căn cứ vào tiêu điểm hình thành tiếng động, chúng ta có thể chia hệ thống phụ âm đầu tiếng Rơ-măm như sau:

- Các phụ âm môi (là các phụ âm hai môi): /p, p, b, b, m, / - Các phụ âm đầu lưỡi: /t, t, d, d, n, s, l/

Một phần của tài liệu hệ thống ngữ âm tiếng rơ-măm (Trang 50 - 66)