Cấu trúc âm tiết chính

Một phần của tài liệu hệ thống ngữ âm tiếng rơ-măm (Trang 47 - 50)

6. Bố cục của luận văn

2.2.2. Cấu trúc âm tiết chính

Âm tiết chính là “hạt nhân” trong cả từ đơn tiết và từ đa tiết. Âm tiết chính được cấu tạo bằng ít nhất một phụ âm mở đầu âm tiết cùng với một nguyên âm làm âm chính trong âm tiết. Âm tiết chính tiếng Rơ-măm có mô hình cấu trúc ngữ âm – âm vị học bao gồm: Phần đầu + Vần [âm chính + âm cuối]. Phần đầu âm tiết có thể là một phụ âm hoặc tổ hợp phụ âm. Phần vần bao gồm âm chính và âm cuối, âm chính có thể là một nguyên âm đơn hoặc nguyên âm đôi hay nguyên âm căng hoặc một nguyên âm lơi. Âm cuối có thể là một phụ âm đơn hay một tổ hợp phụ âm. Như vậy, có thể khái quát mô hình âm tiết chính như sau:

ÂM TIẾT CHÍNH

PHẦN ĐẦU PHẦN VẦN

ÂM CHÍNH ÂM CUỐI

C1 ± C2 V ± C3C4

Trong đó:

- C : là phụ âm - V : là nguyên âm

Trong đó thành phần bắt buộc của âm tiết chính là phụ âm đầu C1 và âm chính V. Hay có thể nói cấu trúc đơn giản nhất của âm tiết chính là C1V.

2.2.2.1. Phần đầu

- Phần đầu âm tiết có thể là một phụ âm đơn hoặc tổ hợp phụ âm là các phụ âm đôi, trong tiếng Rơ-măm không có các tổ hợp phụ âm trên hai yếu tố như các ngôn ngữ nhóm Chăm, điển hình như tiếng Ê Đê, thổ ngữ MDHUR [15], [16].

- Đóng vai trò là phụ âm đầu âm tiết chính ở vị trí C1 trong tiếng Rơ-măm có thể là một trong 24 phụ âm đơn sau: /p, t, c, k, , p, t, k b, d, , , b, d, m, n, , , s, , h, , j, l/

Chẳng hạn như: /pum/ (củ), /Ntur/ (mào gà), c/ (chắt), /kă/ (già), /t/ (phân), /pit/ (ấm pha trà), /Ntăk/ (sặc nước), /kăt/ (nhọn), /bm/ (nụ), /deh/ (làng), /ik/ (nước), /kbut/ (thủy đậu), /dk/ (tượng nhà mồ), /ul/ (đầu), /mam/ (sắt), /năm/ (chống), /ăl/ (rét) /uj/ (khói), /eh/ (rẽ), /si/ (rẫy), /hel har/ (giun đất), /lun/ (lợi).

- Đóng vai trò âm đầu còn có là 1 tổ hợp phụ âm hai yếu tố (C1C2) mà trong đó yếu tố đầu C1 thường là một trong các âm tắc /p, t, k, b, b, / hay âm xát: /h, s/ và yếu tố thứ hai C2 là các phụ âm có mức hữu thanh lớn như: /l, r/. Theo nguồn ngữ liệu mà chúng tôi khảo sát thì trong tiếng Rơ-măm có tất cả 11 tổ hợp phụ âm đầu loại này đó là : Pl, kl, bl, tl, bl, hl, l, sl, hr, pr, tr. Các tổ hợp này xuất hiện với tần số cao.

Chẳng hạn như:

/blah si/ (đùi), /klăn/ (thận), /ple/ (trời), /tlur/ (trượt), /bliă/ (chim chích chòe), /sla/ (gai), /hlap/ (lông), /dlek/ (bong gân), /hre/ (người Hrê), /pria u/ (cái nong), /tra măt/ (thái dương).

Ngoài ra còn có một số tổ hợp xuất hiện với tần số thấp, đó là những tổ hợp bắt đầu bằng yếu tố tắc thanh hầu [] kết hợp với một phụ âm bất kì trong hệ thống, chúng tôi thống kê được 8 tổ hợp ở loại này đó là: , m,, , h, , k, hn.

Chẳng hạn như: /ma/ (bố), /h/ (người Giẻ), /tian / (dê), /hai hmă/ (hôm qua), /ua Ntăi/ (sau này), /kai mj/ ( tháng giêng), /ja to hnar/ (nói chuyện)

Trong quá trình thu thập tư liệu chúng tôi nhận thấy rằng trong một số trường hợp, trong ngữ lưu, một số tiền âm tiết (ở dạng mở), có âm đầu là âm tắc thanh hầu [], trong ngữ lưu âm đầu của tiền âm tiết được phát âm nhập làm một với phụ âm đầu của âm tiết chính tạo thành tổ hợp phụ âm hoặc là bỏ luôn tiền âm tiết.

Chẳng hạn:

[hăw] (đá) > [hăw ik kla] (đá ngầm) [hai] (ngày) > [hai hmă] (hôm qua)

2.2.2.2. Phần vần

- Phần vần trong âm tiết chính bao gồm hai thành phần: Âm chính (V) và âm cuối (C3C4). Trong đó âm chính V là thành phần bắt buộc phải có trong phần vần.

+ Âm chính trong tiếng Rơ-măm là các nguyên âm : /i, i, e, e, e, , , , a, ă, a, ă, , , u, u, u, o, o, o, , , , , , ,i, u, ia, iă, ua, ai, ăi, au/

Chẳng hạn như:

/bip/(ngan), /tah lnah/ ( sấm), /lun/ (lợi), /Nbo/ ( người ta), / kn/ (ánh nắng), /dk/ (mù), /d ăw/ (bọ ngựa), /Nmm/ (mớm), /si/ (rẫy), /hne/ (răng), /tkk/ (muỗi), /lmăl/ ( mây), /Nmk/ (rau), /l/ ( được), /ki/ (chia cắt), /et/ (uống), /c/ (chắt), /pa/ (cà), /sut/ (ong mật), /sot/ (chùi, xóa),. /blit/ (bọ xít), /mpait/, /plăi/ (quả), /kcauk/ (móng); / psia/ (đồng bằng), /ka kua/ (cá Rô).

+ Âm cuối (C3C4): Đóng vai trò âm cuối trong âm tiết chính ở vị trí C3 có thể là một phụ âm hoặc bán nguyên âm. Ở vị trí này có 13 phụ âm đơn: /p, t, k, , m, n, , , h, l, r, w, j/.

Ví dụ như: bip/ (vịt), /but/ (rừng), /măt/ (mắt), /Ntak/ (chì), /llă/ (Cái lao), /mam/ (sắt), /kn/ (con), /l/ (gỗ), /lsh/ (ngựa), /ktul/ (bụi), /Ntur/ (mào gà), /hăw/ (đá), hluj/ (ngô).

Còn ở vị trí C4 (nếu có) thìluôn là các âm thanh hầu /, h/, các âm thanh hầu này là yếu tố đi sau luôn nằm trong tổ hợp phụ âm mà yếu tố trước nó (C3) là các bán nguyên âm /j, w/. Có 3 tổ hợp là: /jh, j, w/.

Ví dụ như: /klew/ (lườm), /majh/ (vàng), /ktuj/ (thấp).

Qua tổng hợp tư liệu hiện có, chúng tôi thấy rằng trong tiếng Rơ-măm có 6 mô hình cấu trúc âm tiết chính sau:

1. C1V: /ka/ (cá), /c/ (chó), /do/ (thoát).

2. C1VC3: /măt/ (mặt), /but/ (rừng), /luh/ (lỗ), /deh/ (làng).

3. C1V C3C4: /tajh/ (nông), /majh/ (vàng), /luj/ (lưới), /kuj/ (đặc).

4. C1C2V: /bla/ (vách), /hla/ (lá), /sla/ (gai).

5. C1C2 VC3: /bluh/ (nồi), /bleh/ (Nhức), /kla/ (lạ), / klik/ (điếc).

6. C1C2VC3C4: /plăj/ (nhão), /plajh/ ( sải).

Trong 6 mô hình cấu trúc trong âm tiết chính trên mô hình 4 và 6 không xuất hiện trong từ đa tiết.

Nhìn chung, số lượng âm vị trong cấu trúc âm tiết chính đa dạng, phong phú hơn nhiều so với tiền âm tiết. Trong tiếng Rơ-măm chỉ một bộ phận các thành tố nguyên âm và phụ âm của âm tiết chính có thể tham gia cấu tạo tiền âm tiết.

Trong 24 phụ âm đầu âm tiết chính: /p, t, c, k, , p, t, k b, d, , , b, d, m, n, , , s, , h, , j, l/ thì chỉ có 19/24 phụ âm tham gia cấu tạo tiền âm tiết thứ nhất (p1) đó là: /p, p, b, b, t, d, d, j, , c, k, , , m, n, , s, h, l/, Trong số đó chỉ có 2 phụ âm /t, h/ tham gia cấu tạo tiền âm tiết thứ hai (p2).

Còn về nguyên âm, ở âm tiết chính đóng vai trò âm chính có đến 34 nguyên âm, còn nguyên âm tiền âm tiết thì chỉ có nguyên âm trung tính // với hai biến thể [] và [a].

Trong khi đó phụ âm cuối âm tiết chính có đến 16 phụ âm: /p, t, k, , m, n, , , h, l, r, w, j, jh, j, w/. Trong đó chỉ có 5/14 phụ âm /, m, n, l, r/ tham gia cấu tạo âm cuối tiền âm tiết và chúng cũng chỉ xuất hiện trong tiền âm tiết thứ nhất.

Một phần của tài liệu hệ thống ngữ âm tiếng rơ-măm (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w