Nhãn hiệu chứng nhận

Một phần của tài liệu Xác định nhu cầu xây dựng và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “vải lai chín sớm phù cừ” của người trồng vải tại xã minh tiến, huyện phù cừ, tỉnh hưng yên (Trang 30)

2.1.3.1. Khái niệm

Theo khoản 18, điều 4, Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam: Nhãn hiệu chứng nhận là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hoá, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu.

Nhãn hiệu chứng nhận được cấp để chứng nhận sự phù hợp với các tiêu chuẩn xác định nhưng không bị hạn chế ở thành viên bất kỳ. Nhãn hiệu

chứng nhận có thể được người bất kỳ sử dụng với điều kiện người đó chứng minh được rằng sản phẩm có liên quan đáp ứng các tiêu chuẩn nhất định đã được thiết lập.

Một điều kiện quan trọng đối với nhãn hiệu chứng nhận là chủ thể nộp đơn đăng ký nhãn hiệu sẽ được coi là “có thẩm quyền chứng nhận” sản phẩm có liên quan. Ví dụ điển hình về nhãn hiệu chứng nhận là Woolmark, nhãn hiệu này chỉ được sử dụng để chứng nhận các sản phẩm được sản xuất từ 100% chất liệu len.

2.1.3.2. Đặc tính của nhãn hiệu chứng nhận

Nhãn hiệu chứng nhận cũng có những đặc tính như một nhãn hiệu nói chung. Để xem xét đặc tính của nhãn hiệu chứng nhận cần phải xem xét dưới các giác độ khác nhau như là một sản phẩm, một tổ chức, một con người, một biểu tượng.

Các đặc tính cơ bản của sản phẩm cũng là một bộ phận cấu thành của nhãn hiệu nên nhãn hiệu được coi như là một sản phẩm. Thông qua nhãn hiệu đó, người tiêu dùng biết mình tiêu dùng biết mình tiêu dùng sản phẩm gì?chất lượng như thế nào?

Nhãn hiệu cũng có thể được coi như một tổ chức. Khi xét trên phuong diện này thì nhãn hiệu có thể xem xét là những đặc tính của tổ chức. Để có một nhãn hiệu mạnh thì không thể chú trọng đến những vấn đề bên trong của tổ chức.

Về đặc tính xem xét với giác độ con người, nhãn hiệu cũng có thể được cảm nhận với cá tính vượt trội, tính cạnh tranh độc đáo,… Những cá tính này thể hiện những nhãn hiệu mạnh qua các cách khác nhau.

Một biểu tượng cũng là một khía cạnh xem xét của nhãn hiệu chứng nhận. Biểu tượng thể hiện dấu hiệu, gợi nhớ trong tâm trí người tiêu dùng.

2.1.3.3. Quy trình xây dựng và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận

 Điều tra sơ bộ, thu thập và tổng hợp thông tin làm cơ sở cho việc xây dựng NHCN

- Khảo sát thực trạng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, tìm ra các điểm mạnh và yếu của việc sản xuất và tiêu thụ

- Hội thảo tuyên truyền, phổ biến cho người sản xuất, kinh doanh chủ trương xây dựng NHCN cho sản phẩm.

- Khảo sát đánh giá khả năng tham gia của người sản xuất vào việc sử dụng NHCN

 Xác định các tiêu chí cần chứng nhận cho sản phẩm - Xác định tiêu chí nguồn gốc, xuất xứ

- Xác định tiêu chí chất lượng:

+) Khảo sát kỹ năng thực hành sản xuất, bảo quản của người sản xuất +) Xây dựng quy trình kỹ thuật chuẩn về chăm sóc, thu hoạch và bảo quản

 Xây dựng hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận cho NHCN

- Xây dựng mẫu NHCN, bao bì cho sản phẩm na mang NHCN - Xây dựng quy chế sử dụng NHCN đối với sản phẩm

- Nộp và theo dõi Đơn đăng ký NHCN cho sản phẩm đến Cục Sở hữu trí tuệ.

- Tổ chức công bố NHCN cho sản phẩm.

* Những điều kiện cần thiết để xây dựng nhãn hiệu chứng nhận

- Về nhận thức của hộ sản xuất và doanh nghiệp: cần nhận thức được vai trò và tác dụng của việc xây dựng nhãn hiệu chứng nhận.

- Cơ sở pháp lý cũng là một trong những điều kiện cần thiết trong việc thiết lập và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận. Trên cơ sở hành lang pháp lý, luật thương mại, nhãn hiệu cũng là một trong những vấn đề đang được quan tâm của các doanh nghiệp, các hộ sản xuất.

- Tiềm lực tài chính: Đây cũng là yếu tố vô cùng quan trọng trong việc xây dựng nhãn hiệu chứng nhận. Vì để xây dựng, quảng bá, bảo vệ nhãn hiệu

sản phẩm, gìn giữ đều phải có nguồn lực mà ở đây là tiềm lực tài chính.

( Lê Lan, năm 2009,”[8])

2.1.3.4. Các quy định về bảo hộ sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu chứng nhận

 Điều kiện bảo hộ:

- Theo điều 72 Luật Sở hữu trí tuệ, nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

+ Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc.

+ Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác.

- Quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận thuộc về tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hoá, dịch vụ có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận với điều kiện không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ đó.

 Yêu cầu đối với đơn đăng ký nhãn hiệu chứng nhận :

Theo Điều 105 Luật Sở Hữu trí tuệ: Tài liệu, mẫu vật, thông tin xác định nhãn hiệu cần bảo hộ trong đơn đăng ký nhãn hiệu bao gồm: Mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu và quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận.

- Mẫu nhãn hiệu phải được mô tả để làm rõ các yếu tố cấu thành của nhãn hiệu và ý nghĩa tổng thể của nhãn hiệu nếu có; nếu nhãn hiệu có từ, ngữ thuộc ngôn ngữ tượng hình thì từ, ngữ đó phải được phiên âm; nhãn hiệu có từ, ngữ bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt.

- Quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận phải có những nội dung chủ yếu sau đây:

+ Tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu nhãn hiệu; + Điều kiện để được sử dụng nhãn hiệu;

+ Các đặc tính của hàng hoá, dịch vụ được chứng nhận bởi nhãn hiệu; + Phương pháp đánh giá các đặc tính của hàng hóa, dịch vụ và phương pháp kiểm soát việc sử dụng nhãn hiệu;

+ Chi phí mà người sử dụng nhãn hiệu phải trả cho việc chứng nhận, bảo vệ nhãn hiệu, nếu có.

Một phần của tài liệu Xác định nhu cầu xây dựng và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “vải lai chín sớm phù cừ” của người trồng vải tại xã minh tiến, huyện phù cừ, tỉnh hưng yên (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w