3.2.2.1 Phương pháp tạo dựng thị trường (CVM- Contingent Valuation Method).
Phương pháp CVM là phương pháp sử dụng rộng rãi trong đáng giá giá trị hàng hóa, dịch vụ hay nói cách khác CVM cho phép ước lượng giá trị của các hàng hóa, dịch vụ đó. Về thực chất, CVM tạo ra được một thị trường giả
định, trong đó cá nhân trong mẫu điều tra được coi như các thành phần tham gia vào thị trường có thể sử dụng hay không sử dụng nhãn hiệu chứng nhận và bằng lòng chi trả cho việc xây dựng nhãn hiệu này.
Nội dung chủ yếu của phương pháp này là việc ước lượng các giá trị môi trường trực tiếp theo cách tiếp cận hành vi, dựa trên các câu trả lời và phản hồi của người được hỏi đối với những vấn đề liên quan đến chất lượng môi trường. Bằng việc sử dụng kỹ thuật điều tra phỏng vấn trực tiếp về xây dựng và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận để tìm ra các khoảng chấp nhận hay không chấp nhận. Và nếu các tác nhân chấp nhận xây dựng và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận thì mức WTP là bao nhiêu. Ngược lại, nếu không chấp nhận ý kiến họ ra sao? Giải quyết vấn đề này như thế nào?
Cơ sở của phương pháp CVM chính là lý thuyết về độ thỏa dụng ngẫu nhiên (RUT). Theo lý thuyết này, xác suất của việc một cá nhân lựa chọn một loại hàng hóa trong nhóm các loại hàng hóa phụ thuộc vào độ thỏa dụng của loại hàng hóa đó với độ thỏa dụng của loại hàng hóa khác.
Trong phạm vi nghiên cứu đề tài, tôi sử dụng phương pháp tạo dựng thị trường (CVM) để tìm hiểu về nhu cầu của các hộ nông dân, hộ sản xuất. Từ đó, tìm hiểu mức chi phí, mức sẵn lòng trả và đóng góp của các chủ hộ sản xuất để xây dựng và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận vải lai chín sớm Phù Cừ.
Thực tế hiện nay chưa có nhãn hiệu chứng nhận cho sản phẩm “ vải lai chín sớm Phù Cừ”, từ đó xảy ra rất nhiều khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm, giá bán,… Do đó, ta cần phải xây dựng nhãn hiệu chứng nhận cho sản phẩm” vải lai chín sớm Phù Cừ”. Coi nhãn hiệu chứng nhận đó như là một hàng hóa đặc biệt và để sử dụng hàng hóa đặc biệt đó thì các hộ sản xuất vải phải chi trả một mức phí nhất định.
3.2.2.2. Phương pháp thống kê mô tả
Thông qua quan sát, thu thập thông tin, tìm hiểu thực tế, qua các số liệu thứ cấp, tôi tiến hành thống kê mô tả lại các hiện tượng trong quá trình
sản xuất, tiêu thụ, của hộ trồng vải.
Tìm hiểu nhu cầu của người trồng vải về việc xây dựng và sử dụng NHCN cho vải lai chín sớm và những khó khăn mà họ gặp phải là gì. Dựa trên những thông tin thu thập được, tôi tiến hành nghiên cứu, phân tích nhằm đưa ra ý kiến, kiến nghị giải pháp để đáp ứng nhu cầu của người trồng vải về việc xây dựng và sử dụng NHCN Vải lai chín sớm Phù Cừ.
3.2.2.3 Phương pháp so sánh
Phương pháp so sánh là phương pháp chủ yếu được sử dụng rộng rãi nhất để phân tích các hiện tượng tự nhiên xã hội, để đánh giá được các mặt phát triển hay kém phát triển, hiệu quả hay không hiệu quả, từ đó tìm ra được các định hướng và giải pháp tối ưu trong mỗi trường hợp cụ thể. Khi so sánh phải xác định số gốc để tiến hành do vậy có nhiều dạng so sánh khác nhau:
- So sánh số liệu của đơn vị này với số liệu của đơn vị khác tương đương giúp ta biết được mặt mạnh, mặt yếu của đơn vị này với đơn vị kia.
- So sánh số liệu kỳ này với số liệu kỳ trước giúp ta thấy được nhịp độ biến động, tốc độ tăng trưởng của hiện tượng.
3.2.2.4 Phương pháp thống kê kinh tế
Sử dụng để thống kê về đất đai, dân số, lao động, giá trị sản xuất, diện tích, năng suất, sản lượng của xã qua các năm. Đồng thời, tính các chỉ tiêu về tốc độ phát triển liên hoàn, tốc độ phát triển bình quân về các chỉ tiêu đó. Thống kê về hiện trạng sản xuất, tiêu thụ và nhu cầu về xây dựng và sử dụng NHCN của các hộ.
3.2.2.5 Phương pháp xử lý số liệu
- Sử dụng các chỉ tiêu số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân để tính toán, mô tả thực trạng việc sản xuất sản phẩm vải lai chín sớm cùng với những khó khăn và thuận lợi một cách khoa học.
- Từ đó hệ thống các chỉ tiêu thống kê có thể đánh giá mức độ, tình hình biến động của các hiện tượng, mối quan hệ giữa các hiện tượng qua bảng
tính Excel.