Nhận thức và mong muốn của người trồng vải lai chín sớm về nhãn hiệu chứng

Một phần của tài liệu Xác định nhu cầu xây dựng và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “vải lai chín sớm phù cừ” của người trồng vải tại xã minh tiến, huyện phù cừ, tỉnh hưng yên (Trang 63)

nhận “vải lai chín sớm Phù Cừ”.

4.2.1 Nhận thức và mong muốn của người trồng vải lai chín sớm về nhãn hiệu chứng nhận chứng nhận

4.2.1.1.Tình hình tiêu thụ vải lai chín sớm Phù Cừ khi chưa có NHCN

Qua thống kê ở xã Minh Tiến cho thấy 100% các hộ trồng vải ở đây đều không có nhãn hiệu cho sản phẩm vải của mình. Người dân tiêu thụ vải lai chín sớm chủ yếu bằng cách bán cho người thu gom ngay tại vườn hay tại nhà mình. Giá cả là do người thu gom ấn định, điều này gây thiệt thòi lớn cho hộ trồng vải.

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều sản phẩm vải được bày bán và việc phân biệt nguồn gốc của vải là hết sức khó khăn. Do đó, sản phẩm vải lai chín sớm gặp không ít khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm, khó khăn trong việc quảng bá giới thiệu về sản phẩm tới người tiêu dùng nên bị ép giá. Những khó khăn khi các hộ trồng vải tham gia thị trường tiêu thụ sản phẩm Vải lai chín sớm Phù Cừ là: chưa có mạng lưới phân phối bền chặt, thông tin thị trường mức độ cập nhật còn kém, giá cả chưa cạnh tranh và nhãn hiệu chưa có. Có thể thấy rằng, việc không có nhãn hiệu đã gây bất lợi cho các hộ trồng vải tại nơi đây trong giai đoạn hiện nay khi mà người tiêu dùng thường lựa chọn các những sản phẩm đã có thương hiệu. Như vậy, yêu cầu thực tế đặt ra là cần phải có phương án xây dựng nhãn hiệu chứng nhận cho sản phẩm “vải lai chín sớm Phù Cừ”.

4.2.1.2. Nhận thức và mong muốn của người sản xuất về NHCN

Trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế, sự tồn tại của nhãn hiệu, thương hiệu là yếu tố quyết định vấn đề sống còn của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhận thức của người sản xuất tại Minh Tiến vẫn còn rất hạn chế. Thực trạng nhận thức của người trồng vải tại xã Minh Tiến về NHCN được thể hiện như sau:

Bảng 4.7 Mức độ hiểu biết của người trồng vải về nhãn hiệu chứng nhận

Chỉ tiêu Số lượng

(người)

Tỷ lệ (%)

Chưa nghe bao giờ 8 13,33

Có biết nhưng chưa hiểu rõ 46 76,67

Khá rõ 5 8,33

Rất rõ 1 1,67

Tổng 60 100,00

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2014

Biểu đồ 4.1 Mức độ hiểu biết của người trồng vải về NHCN

Qua điều tra thực tế thấy được nhận thức của các hộ sản xuất vải lai chín sớm tại xã Minh Tiến về nhãn hiệu chứng nhận vẫn còn rất hạn chế. Điều này được thể hiện rất rõ qua bảng 4.7 và biểu đồ 4.1 ở trên.

Trong tổng số 60 người được hỏi về hiểu biết về nhãn hiệu chứng nhận thì có tới 54 người chiếm 90% gần như không hiểu rõ, trong đó có 8 người là chưa nghe bao giờ về nhãn hiệu chứng nhận. Họ có biết về nhãn hiệu chứng nhận nhưng không hiểu rõ về bản chất, chỉ hiểu lờ mờ và cũng không dành sự quan tâm nhiều về nhãn hiệu. Có 5 người chiếm 8,33% là hiểu khá rõ và 1 người chiếm 1,67% là hiểu rất rõ về nhãn hiệu chứng nhận. Con số này đặt ra vấn đề cho các cấp lãnh đạo khi đưa NHCN này đi vảo hoạt động là làm sao để nâng cao nhận thức, mức độ hiểu biết của người dân về NHCN.

Như vậy, nhóm người được hỏi mức độ nhận thức về NHCN thì tỷ lệ số người hiểu rõ về NHCN chiếm tỷ lệ rất thấp. Do đó công tác tuyên truyền, giải thích về ý nghĩa, tẩm quan trọng của NHCN là rất cần thiết, từ đó vận

động tham gia NHCN, tránh tình trạng hưởng ứng theo phong trào.

4.2.1.3 Nhận thức về lợi ích NHCN mang lại

Do đúng tâm lý của người nông dân cứ có lợi là họ sẽ đồng ý nên hầu hết số người được hỏi dều rất muốn được hưởng những lợi ích mà việc xây dựng NHCN đem lại.

Biểu đồ 4.2 Nhận thức về lợi ích NHCN đem lại

Đánh giá nhận thức về lợi ích của NHCN mang lại, có 100% số người được hỏi mong muốn giá bán vải lai chín sớm cao hơn, sản phẩm tiêu thụ dễ dàng hơn và nâng cao danh tiếng của vải lai chín sớm Phù Cừ. Trong 60 người được hỏi chỉ có 1 người chiếm 1,67% không muốn sản phẩm được kiểm soát có chất lượng cao hơn và có 2 người chiếm 3,33% không cần sự hỗ trợ về vốn, quy trình kỹ thuật. Điều này chứng tỏ người dân cho dù chưa hiểu rõ về NHCN nhưng họ đã có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của nhãn hiệu.

Mong muốn của người dân là rất rõ ràng, những chỉ tiêu đưa ra đều đạt tỷ lệ nhất trí rất cao từ người dân. Tuy nhiên họ lại không thể tự mình tổ chức xây dựng NHCN cho riêng mình để nâng cao uy tín cũng như giá thành của sản phẩm Vải lai chín sớm Phù Cừ. Vì vậy, các cấp chính quyền phải là những người cầm lái và giúp đỡ người dân thực hiện những mong muốn này.

Một phần của tài liệu Xác định nhu cầu xây dựng và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “vải lai chín sớm phù cừ” của người trồng vải tại xã minh tiến, huyện phù cừ, tỉnh hưng yên (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w