* Về sản xuất:
Do quy mô sản xuất của các hộ không tập trung mà phân tán nên rất khó khăn trong khâu thu gom và vận chuyển, nhất là khi thực hiện ký kết hợp đồng tiêu thụ với số lượng lớn. Vì vậy, cần phải quy hoạch vùng sản xuất chuyên canh cây vải, dồn điền đổi thửa, thực hiện tốt mối liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
Để triển sản xuất cây vải cả về năng suất và chất lượng, cần phải có sự hỗ trợ tác động rất lớn từ phía cơ quan tỏ chức nhà nước và chính quyền địa phương. Cần tăng cường truyên truyền cho người dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng cách, đúng liều lượng, tránh tình trạng lạm dụng thuốc, sử dụng thuốc BVTV thân thiện với môi trường nhưng vẫn hiệu quả trên cây vải. Phat triển các loại hình cung ứng dịch vụ vật ư phân bón và dịch vụ sản xuất nông nghiệp. Nâng cấp đầu tư và mở rộng các chợ đầu mối.
người trồng vải. Trong bối cảnh Việt Nam đã là thành viên của các tổ chức WTO, người trồng vải phải được tập huấn, được hiểu về quy định tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm của Việt Nam và thế giới, hướng người sản xuất đến nhu cầu thị trường.
Việc sản xuất Vải lai chín sớm Phù Cừ đang còn nhiều tiềm năng để phát triển. Trong những năm tới các hộ trồng vải phải tập trung các nguồn lực đầu tư để chuyển dần sang hướng sản xuất hàng hóa cho cây vải này. Người trồng vải cần chủ động trang bị cho mình những kiến thức khoa học về sản xuất và bảo quản qua các kĩ năng sản xuất tiên tiến, hiện đại, tăng cường ứng dụng tiến bộ KHKT vào trong sản xuất. Việc ứng dụng mạnh mẽ các tiến bộ KHKT, công nghệ mới vào trong quá trình trông vải không những nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm mà còn giúp giảm thiểu chi phí sản xuát từ đó làm tăng thu nhập cho gia đình.
Qua điều tra, tôi thấy có khá nhiều khó khăn trong việc sản xuất Vải lai chín sớm mà các hộ gặp phải như: giá rẻ, sâu bệnh, thiếu thị trường, thời tiết không thuận lợi, thiếu thủy lợi, thiếu kỹ thuật trồng,.. Trong các khó khăn đó thì thời tiết không thuận lợi là một khó khăn mà tất cả các hộ đều gặp phải. Vì vậy, cần phải khuyến khích người trồng vải áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm tăng năng suất và hạn chế sự tác động của thời tiết. Đồng thời thông qua các hình thức khuyến nông( hội nghị đầu bờ, tập huấn kỹ thuật,...) phổ biến kỹ thuật chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh hại vải cho các hộ.
* Về tiêu thụ
Khi tham gia thị trường tiêu thụ sản phẩm Vải lai chín sớm Phù Cừ, các hộ cho biết còn gặp rất nhiều khó khăn. Đó là, chưa có mạng lưới phân phối bền chặt. Do đó, để tiêu thụ vải trước hết phải thiết lập mối quan hệ bền vững với các tác nhân trong kênh tiêu thụ để liên kết giúp đỡ nhau cùng phát triển. Liên kết với người bán buôn để ký hợp đồng ổn định. Họ cần phải thường xuyên tìm hiểu thị trường nơi họ đang trao đổi mua bán và các thị trường
khác xung quanh.
Thông tin thị trường mức độ cập nhật còn kém, giá cả chưa cạnh tranh, nhãn hiệu chưa có cũng là một trong những khó khăn mà các hộ trồng vải gặp phải. Vì vậy, họ cần phối hợp với các cơ quan nghiên cứu có liên quan để khỏa sát và tìm kiếm thị trường tiềm năng. Cần xây dựng các phương án khai thác, thiết lập và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Xây dựng các phương án marketing sản phẩm vải lai chín sớm chi tiết cho từng thị trường, trước tiên đối với thị trường nội địa và dần dần tiến tới xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Với thị trường nội địa. cần chú trọng đầu tư mở rộng thị trường trong nước. Tăng cường quảng bá về sản phẩm vải lai chín sớm Phù Cừ, xác định các thị trường mục tiêu cần hướng tới và lập kế hoạch khai thác. Chú trọng phát triển nội địa là giải pháp hiệu quả trong giai đoạn hiện nay.Thị trường nước ngoài là thị trường rất khó tính vì vậy muốn thâm nhập thị trường nước ngoài cần có kế hoạch nghiên cứu kỹ nhu cầu từng đối tượng.