Bài học & kinh nghiệm rút ra từ tổng quan cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn

Một phần của tài liệu Xác định nhu cầu xây dựng và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “vải lai chín sớm phù cừ” của người trồng vải tại xã minh tiến, huyện phù cừ, tỉnh hưng yên (Trang 41)

Từ cơ sở lý luận và thực tiễn trong nước và của các nước trên thế giới, chúng ta có thể thấy được việc xây dựng nhãn hiệu cho sản phẩm Việt Nam đang là vấn đề cấp bách nhằm giảm thiệt hại cho nông dân, doanh nghiệp, từng bước nâng cao vị thế trên thị trường quốc tế.

Qua kinh nghiệm của các nước trên thế giới, chúng ta có thể đúc rút ra một số bài học kinh nghiệm như sau :

Thứ nhất, hiểu rõ được các khái niệm, nội dung cũng như đặc điểm của nhu cầu, cầu, nhãn hiệu, nhãn hiệu chứng nhận phục vụ cho việc nghiên cứu nhu cầu tham gia và sử dụng NHCN.

Thứ hai, việc lựa chọn loại hình bảo hộ cho sản phẩm nông sản hàng hóa có vai trò hết sức quan trọng trong việc xây dựng, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Đặc biệt là vấn đề khai thác và phát triển giá trị các nhãn

hiệu chứng nhận sau khi được các cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ.

Thứ ba, đối với các vùng, các địa phương có sản phẩm đặc sản truyền thống, đòi hỏi có sự tham gia của chính quyền địa phương trong việc đăng ký xác lập quyền. Ngoài việc đăng ký bảo hộ về mặt pháp luật thì chính quyền cũng cần phải xây dựng chiến lược, có sự đầu tư cho việc xây dựng, phát triển và khai thác giá trị của NHCN khi đã được bảo hộ.

Thứ tư, người dân phải thấy được tầm quan trọng của nhãn hiệu đối với các sản phẩm, từ đó thực hiện tốt các quy trình kỹ thuật trong sản xuất và mở rộng thị trường tiêu thụ, gây dựng hình ảnh cũng như uy tín phát huy vai trò và trách nhiệm của mình trong việc xây dựng nhãn hiệu.

Thứ năm, phải thành lập những tổ chức Hội hoặc Hiệp hội làm đại diện. Đồng thời, Đàng và Nhà nước cần có thể chế, chính sách cụ thể hơn trong việc hỗ trợ các vùng xây dựng nhãn hiệu chứng nhận. Các cơ quan chức năng, các cơ quan chuyên môn hỗ trợ trong việc tư vấn giúp đỡ các vùng xây dựng quy trình từ sản xuất đến tiêu thụ một cách khoa học, đảm bảo sự đồng nhất giữa các hộ cùng sử dụng nhãn hiệu chung về chất lượng sản phẩm. về phương thức quảng bá hình ảnh nhãn hiệu đến người tiêu dùng.

Phần III ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Xác định nhu cầu xây dựng và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “vải lai chín sớm phù cừ” của người trồng vải tại xã minh tiến, huyện phù cừ, tỉnh hưng yên (Trang 41)