Theo báo cáo của phòng thống kê huyện Phù Cừ, năm 2012 cả huyện có khoảng 600ha trồng vải, tập trung chủ yếu các xã Tam Đa, Minh Tiến, Tiên Tiến, Nguyên Hòa, Tống Trân. Theo báo cáo của phòng thống kê xã Minh Tiến, cả xã có khoảng hơn 100ha trồng vải.
Giống như đặc điểm của mọi nông sản thì vải lai chín sớm cũng là một cây trồng có năng suất phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố thời tiết khí hậu. Năng suất luôn cao và ổn định không chỉ là mong muốn của người trồng vải mà còn là mong muốn thiết thực của nhiều ngành nghề khác. Tuy nhiên, năm 2011, rét bất thường kéo dài, nhất là đợt rét tháng ba, lúc vải đậu quả gặp rét hại bị thui chột, không thể phát triển được hạt, không làm cùi được gây ra lép quả. Do đó, năng suất của vải năm 2011 rất thấp chỉ đạt 100 – 200 kg/ sào.
Nhưng trong 2 năm gần đây( 2012 và 2013) năng suất vải tăng nhanh, đạt khoảng 300 – 400kg/ sào.
Sản lượng do chịu ảnh hưởng của điều kiện thời tiết khí hậu nên sản lượng vải không đều qua các năm, có năm cao, năm thấp.
Qua điều tra các hộ sản xuất vải lai chín sớm tại xã Minh Tiến, hầu như được thu hoạch vào cuối tháng tư đến đầu tháng năm là xong. Về nguồn giống, tất cả các hộ đều chiết cành chứ không gieo hạt và ghép.
Bảng 4.2 Tình hình cơ bản của các hộ nông dân trồng vải lai chín sớm tại xã Minh Tiến
Diễn giải ĐVT Chung
1. Số hộ điều tra Hộ 60,00
2. Giới tính
Nam Người 37,00
Nữ Người 23,00
3. Nhân khẩu BQ 1 hộ Người 4,78
4.Lao động sản xuất vải BQ 1 hộ Người 2,08
5. Tuổi bình quân chung Tuổi 52,28
6.Số năm kinh nghiệm trồng vải Năm 16,38
7. Trình độ văn hóa
Cấp 1 Người 0,00
Cấp 2 Người 19,00
Cấp 3 Người 41,00
8. Trình độ chuyên môn của chủ hộ
Trung cấp Người 2,00 Cao đẳng Người 2,00 Đại học Người 1,00 9. Mức độ kinh tế Khá, giàu Hộ 6,00 Trung bình Hộ 54,00 Nghèo Hộ 0,00
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2014
Qua bảng 4.2, tôi thấy rằng tuổi đời bình quân tham gia sản xuất vải lai chín sớm Phù Cừ khá cao, khoảng 52,28 tuổi với số năm kinh nghiệm bình quân là 16, 38 năm. Ở độ tuổi này cùng với số năm kinh nghiệm nhiều như như vậy cho thấy kinh nghiệm trồng vải là khá dày dặn. Nhưng ở độ tuổi này thì sức khỏe và độ nhanh nhạy để lao động nông nghiệp là hạn chế. Vì thế cần phải có các biện pháp để động viên các thành viên trẻ tuổi mặn mà hơn với cây vải, một cây trồng chủ lực hứa hẹn sẽ phát triển hơn trong tương lai.
Về nhân khẩu, từ số liệu điều tra, số nhân khẩu trên một hộ ở Minh Tiến trung bình mỗi hộ có khoảng 4,78 nhân khẩu. Số lao động tham gia sản xuất vải trung bình trong các hộ điều tra là 2,08 người.
chuyên môn đạt 5 người chiếm 8,33%; số người đã tốt nghiệp cấp 3 đạt 41 người, chiếm 68,33%; số người tốt nghiệp cấp 2 đạt 19 người, chiếm 31,67%. Việc người dân có trình độ văn hóa ở mức khá này sẽ giúp cho việc hướng dẫn, triển khai xây dựng nhãn hiệu chứng nhận “vải lai chín sớm Phù Cừ” được dễ dàng hơn.
Hiện nay, nghề trồng vải đã, đang được duy trì và hứa hẹn sẽ phát triển bởi những con người ở nơi đây.
* Điều kiện sản xuất
Để tìm hiểu điều kiện kinh tế ở các hộ trồng vải ở xã Minh Tiến, tôi dựa trên các yếu tố sau:
Đất đai
Bảng 4.3 Tình hình sử dụng đất cho trồng vải của các hộ điều tra năm 2013
Chỉ tiêu ĐVT Tổng Bình quân/ hộ
Tổng diện tích đất nông nghiệp Sào 483,56 8,06
Diện tích đất trồng vải Sào 349,34 5,82
Sở hữu Sào 331,12 5,52
Thuê Sào 18,22 0,31
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2014
Qua bảng 4.3 ta thấy diện tích đất nông nghiệp bình quân cho một hộ ở mức khá cao, là 8,06 sào/ hộ. Diện tích đất trồng vải bình quân là 5,82 sào/ hộ, chiếm 72,21% diện tích đất nông nghiệp.Vì diện tích đất trồng vải chiếm tỷ lệ khá cao trên tổng diện tích đất nông nghiệp nên khả năng mở rộng diện tích trồng vải trong thời gian tới là rất thấp. Trong tổng số diện tích trồng vải thì có 0,31 sào/ hộ là thuê, chiếm một tỷ lệ rất nhỏ là 5,33%. Vì đa số các hộ đều trồng vải trên số diện tích mà mình sở hữu.
Công cụ, dụng cụ
Công cụ, dụng cụ dùng cho sản xuất vải cũng không nhiều, những vật dụng thiết yếu như cuốc, xẻng, chậu, xô, 100% số hộ đều có do giá trị của chúng không lớn lắm chỉ khoảng từ 50 – 70 ngđ. Theo điều tra số hộ có máy bơm nước là 100% và trị giá khoảng từ 700 – 1.200 ngđ.
Diễn giải ĐVT Số lượng
Số hộ có các vật dụng thiết yếu(cuốc, xẻng, chậu xô) Hộ 60
Số hộ có máy bơm nước Hộ 60
Số hộ có máy tỉa cành Hộ 4
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2014
Vốn sử dụng cho sản xuất vải lai chín sớm:
Theo điều tra 60 hộ sản xuất vải tại xã Minh Tiến thì 100% các hộ chỉ sử dụng số tiền gia đình có để phục vụ cho sản xuất, chứ không đi vay. Bình quân số vốn sử dụng của mỗi hộ là khoảng 1244,04 ngđ/ 1 sào.
Bảng 4.5 Chi phí sản xuất vải lai chín sớm của hộ
(Tính bình quân cho 1 sào trồng vải)
Chỉ tiêu Giá trị(1000đ) Cơ cấu(%)
1. Chi phí trung gian 624,70 50,21
Phân chuồng 14,10
Đạm Urea 35,33
Kali 182,00
Lân 71,67
Thuốc BVTV 219,77
Thuê cắt tỉa cành vải 101,83
2. Chi phí khác 50,00 4,02 Khấu hao 50,00 3. Chi phí lao động 569,34 45,77 LĐ gia đình 416,67 Lao động thuê 152,67 Tổng chi phí 1244,04 100,00
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2014
Qua bảng trên, ta thấy, chi phí trung gian chiếm tỷ lệ cao nhất là 50,21%, sau đó đến chi phí lao động chiếm 45,77% và chi phí khấu hao chỉ chiếm một phần nhỏ khoảng 4,02%.
Theo tổng hợp điều tra thì năm 2013 tổng thu của các hộ xã Minh Tiến bình quân trên 1 sào là 3430 ngđ so với mức chi phí bình quân trên 1 sào là 1244,04 ngđ thì lợi nhuận khá cao, khoảng 2185,96 ngđ/ 1 sào. Tỷ suất lợi nhuận / vốn là 1,76 nghĩa là bỏ ra một đồng vốn thì thu về lợi nhuận là 1,76 đồng.
Qua phân tích trên, tôi thấy lợi nhuận từ cây vải đem lại là không đáng kể bởi bỏ ra một đồng vốn nhưng chỉ thu về lợi nhuận là 1,76 đồng. Vì vậy, cần phải nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm và danh tiếng cho sản phẩm vải lai chín sớm này. Một trong những giải pháp hiệu quả mà nhiều nơi đã áp dụng, đó là tham gia xây dựng NHCN “vải lai chín sớm Phù Cừ”. Tuy nhiên để xây dựng hiệu quả NHCN này thì cần phải có các điều kiện cần thiết. Một trong những điều kiện quan trọng đó là phải xác định được đúng mức nhu cầu của người sản xuất vải về tham gia xây dựng và sử dụng NHCN “vải lai chín sớm Phù Cừ”.
Khi được hỏi về những khó khăn trong sản xuất vải mà các hộ trồng vải gặp phải thì 100% đều trả lời là có.
Bảng 4.6 Những khó khăn trong sản xuất Vải lai chín sớm của các hộ điều tra năm 2013
Diễn giải ĐVT Số lượng
Giá rẻ Hộ 36
Sâu bệnh Hộ 57
Thiếu thị trường Hộ 10
Thời tiết không thuận lợi Hộ 60
Thiếu thủy lợi Hộ 44
Thiếu kỹ thuật trồng Hộ 16
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2014
Qua bảng trên, ta thấy có khá nhiều khó khăn trong việc sản xuất Vải lai chín sớm mà các hộ đã gặp phải như: giá rẻ, sâu bệnh, thiếu thị trường, thời tiết không thuận lợi, thiếu thủy lợi, thiếu kỹ thuật trồng,.. Trong các khó khăn đó thì thời tiết không thuận lợi là một khó khăn mà tất cả các hộ đều gặp phải. Vì giống như đặc điểm của mọi nông sản thì vải lai chín sớm cũng là một cây trồng phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố thời tiết khí hậu.