Ứng xử của người dân với tình trạng ônhiễm môitrường do hoạt động thu gom rác thải ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu Ứng xử của người dân với tình trạng ô nhiễm môi trường do hoạt động tập kết thu gom rác thải về bãi rác kiêu kỵ trên địa bàn xã kiêu kỵ gia lâm – hà nội (Trang 35)

động thu gom rác thải ở Việt Nam.

Cũng như nhiều nước đang phát triển khác trên thế giới có thu nhập thấp với dân số đông. Việt Nam đang đối đầu với những vấn đề gay go do tài nguyên thiên nhiên bị xuống cấp và sự sa sút của chất lượng môi trường. Sự chuyển đổi từ một nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang một nền kinh tế thị trường đã đầy nhanh sự tăng trưởng kinh tế. Việc giải phóng sức sãn xuất nông nghiệp, công nghiệp cũng như việc phát triển nền kinh tế dịch vụ, việc mở cửa cho đầu tư nước ngoài, đẩy mạnh xuất khẩu và tham gia vào nền thương mại khu vực và quốc tế đã tạo nên những thành tựu lớn về kinh tế và xã hội cho nhân dân Việt Nam. Nền kinh tế tăng trưởng tương đối nhanh nhưng đồng thời nước ta cũng đang phải đối mặt với một số vấn đề gay cấn trong khi thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế của mình là vấn đề môi trường. Các vấn đề về môi trường đặc biệt khó giải quyết vì sự tăng trưởng kinh tế với việc bảo vệ môi trường cho ngày nay và thế hệ mai sau thường mâu thuẩn trực tiếp với nhau.

• Tại thành phố Hà Nội: TP Hà Nội với dân số trên 6,5 triệu người với tổng lượng chất thải sinh hoạt hiện nay ước khoảng 5000 tấn/ngày, trong đó có khoảng 3500 tấn là chất thải sinh hoạtđô thị và khoảng 1500 tấn chất thải sinh hoạt nông thôn. Chất thải rắn công nghiệp khoảng 750 tấn/ngày, mới thu gom khoảng 637 – 675 tấn/ngày và mới xử lí khoảng 60% lượng chât thải rắn công nghiệp thu gom được. Chủ yếu chất thải rắn công nghiệp thu gom được

xử lý ở bãi rác Nam Sơn. Những người dân xung quanh đây sống cứ như cực hình vì do ô nhiễm rác.Cái bãi rác khiến hàng nghìn người dân khốn đốn cũng vì nó đã qua 14 năm tồn tại, với công nghệ chôn lấp, nay đã trở nên quá tải. Đây là nơi xử lý chôn lấp rác thải có quy mô lớn nhất miền Bắc, công suất xử lý 4.200 tấn rác/ngày, đảm bảo xử lý rác cho 6 quận, huyện của Thủ đô xanh sạch đẹp. Lượng rác đổ về vẫn quá lớn trong khi thiếu các biện pháp hạn chế ô nhiễm, hàng nghìn hộ dân của 3 xã nói trên đành gồng mình chống chọi. Không khó quan sát từ khu vực bãi rác, liên tục một lượng lớn nước thải độc hại, đen ngòm đặc quánh chảy ra kênh mương, ruộng đồng, khiến nguồn nước tại đây trở nên đáng sợ. Con suối Cầu Lai trước trong sạch là thế, nay bị ô nhiễm nặng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc tưới tiêu gây mất mùa, tác động đến sinh kế của người dân Hồng Kỳ.

Năng suất cây trồng, vật nuôi giảm sút, ruộng đồng bỏ hoang ngày càng nhiều đã đành, mà đáng ngại hơn là thứ nước độc hại ấy ngấm cả vào mạch nước ngầm vốn mát lành trong trẻo. Hiện hầu hết các giếng khơi ở khu vực quanh bãi rác này đều không sử dụng được.

Thiếu nước sạch, người dân sống chung nhiều năm với nước bẩn, thôi thì đủ loại bệnh, người bị nhiễm khuẩn, nhẹ thì hô hấp, tiêu hóa mà nặng là ung thư.

"Đúng, bãi rác Nam Sơn gây ô nhiễm nghiêm trọng ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống hơn 5.000 nhân khẩu ở địa phương chúng tôi, khiến người dân vô cùng bức xúc”, ông Nguyễn Tiến Vận, Phó Chủ tịch xã Nam Sơn thừa nhận. Trước sự kêu cứu thảm thiết của người dân, các ngành chức năng của Hà Nội đã hỗ trợ người dân sinh sống gần bãi rác trong vòng bán kính 500m, mức 40.000 đồng/tháng/người, mong bù đắp phần nào. Nhưng mức đó theo người dân thậm chí không đủ mua nước sạch cho nấu ăn và uống hàng ngày, chưa kể tiền khám chữa bệnh vì ô nhiễm toàn diện. Cả nước ngầm, nước mặt, không khí và đất sinh hoạt, canh tác đều bị ngấm độc toàn diện.

Về chất thải rắn y tế nguy hại của một số bệnh viện hiện đã được thu gom và xử lí tập trung tại lò đốt chất thải rắn y tế Cầu Diễn với công suất 5 tấn/ngày, phần còn lại được đóng rắn và chôn lấp. Hiện nay, trong số 5 khu xử lý chất thải tập trung của thành phố đang hoạt động, thì có tới 3/5 bãi rác sắp lấp đầy. Như vậy, tổng lượng rác thải của thành phố hiện nay chưa thu gom để chôn lấp xử lý còn khoảng 400 tấn/ngày hiện đang tràn gây ô nhiễm môi trường. Và người dân vẩn sống và không ngừng lo lắng cho cuộc sống của mình sẽ như thế nào ở cái đất thủ đô này.

• Tại thành phố Hải Phòng

Với dân số trên 1,8 triệu người, trong đó 800 nghìn người, chiếm 46%, dân số nông thôn 1 triệu người chiếm 54%. Tổng lượng rác sinh hoạt trung bình của thành phố khoảng 1500 tân/ngày. Quá trình khai thác sử dụng đất bãi thải trong khu quy hoạch đều do công ty môi trường đô thị Hải Phòng. Hiện nay đã thu gom được 1300 ttấn/ngày, toàn bộ lượng rác thu gom được chuyển đến 2 khu xử lý chất thải gồm bãi rác Tràng Cát, bãi rác Đình Vũ. Ở bãi rác Tràng Cát người dân phản ánh, theo quy định bãi chứa rác của đô thị loại I như Hải Phòng phải có diện tích tối thiểu 20 ha và phải cách điểm dân cư gần nhất tối thiểu 15 km. Tuy nhiên, bãi rác Tràng Cát hiện chỉ cách khu dân cư có... 1,4 km. Mặt khác, do thiếu kinh phí nên nhiều năm qua Công ty Môi trường đô thị Hải Phòng chỉ phủ được 20 cm đất lên bề mặt bãi rác thay vì 40 cm như quy định. Bãi rác nằm ngay hướng đông nam, lượng rác tập trung quá lớn trong thời gian dài, nhưng không được đầu tư đúng mức nên gây ô nhiễm toàn bộ môi trường sống khu vực này. Người dân không thể trồng cấy, nuôi trồng thủy sản, nguồn nước ngầm bị nhiễm độc, mùi hôi thối nồng nặc quanh năm... Do bức xúc trước ô nhiễm môi trường do bãi rác gây ra, hàng trăm người dân quận Hải An, đã vây chặt đường vào bãi rác Tràng Cát, ngăn không cho xe của Công ty môi trường đô thị Hải Phòng đưa rác vào bãi. Xe của cảnh sát cơ động đến giải vây cũng bị họ làm lật đổ.

Bãi rác Đình Vũ cũng bị ô nhiễm, nhất là trong những ngày mưa. Theo Công ty liên doanh TNHH phát triển Đình Vũ - chủ đầu tư Khu công nghiệp (KCN) Đình Vũ, sự tồn tại bãi rác tạm này làm cho việc thu hút đầu tư vào KCN khốn đốn. Nhiều doanh nghiệp đã từ bỏ ý định thuê đất tại đây chỉ bởi lo sợ ô nhiễm từ bãi rác. Những doanh nghiệp đã thuê đất lập nhà xưởng trong KCN thì thường xuyên bức xúc do ô nhiễm môi trường không khí ảnh hưởng tới việc sản xuất kinh doanh của họ. Công ty liên doanh TNHH phát triển Đình Vũ cùng các doanh nghiệp trong KCN đã nhiều lần kiến nghị song do việc xử lý ô nhiễm không được chú trọng nên tình trạng ô nhiễm ngày càng gia tăng theo thời gian.

•Đánh giá chung

Tại Việt Nam, hiện nay ở tất cả các thành phố đã thành lập các công ty môi trường đô thị có chức năng thu gom và xử lý rác thải, nhưng hiệu quả còn kém, chỉ đạt từ 30-70% do khối lượng rác phát sinh hàng ngày còn rất lớn. Trừ lượng rác đã quản lý, số còn lại người ta đổ bừa bãi xuống sông, hồ, ngòi, ao, khu đất trống, làm ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Bên cạnh đó, việc thu gom, quản lý chất thải tại các đô thị đang trong tình trạng yếu kém, do nhiều nguyên nhân như: lượng thu gom đạt thấp, chất thải không được phân loại, xử lý và các bãi chôn lấp đó không phù hợp…và phương thức xử lý rác chủ yếu vẫn là chôn lấp còn phương pháp thiêu đốt chỉ áp dụng cho chất thải y tế. Công tác thu gom và vận chuyển CTR đô thị vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu khi mà lượng CTR phát sinh không ngừng tăng lên, tỷ lệ thu gom trung bình không tăng tương ứng, đây là nguyên nhân quan trọng gây ô nhiễm môi trường nước mặt, không khí, đất, cảnh quan đô thị và tác động xấu đến sức khỏe cộng đồng. Mặc dù công tác thu gom và vận chuyển CTR ngày càng được chính quền các địa phương quan tâm những vẫn bộc lộ nhiều hạn chế. Năng lực thu gom và vận chuyển CTR cả về nhân lực và vật lực đều chưa đáp ứng được nhu cầu, mạng lưới thu gom còn yếu và thiếu. Bên cạnh đó do nhận

thức chưa cao của người dân trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường nên hiện tượng đổ rác thải bừa bãi vẫn còn diễn ra phổ biến không chỉ ở khu vực nông thôn mà còn tại các khu vực nội thị. Hầu hết rác thải không được phân loại tại nguồn, được thu gom lẫn lộn và chuyển đến bãi chôn lấp. Công việc thu nhặt và phân loại phế thải có khả năng tái chế, hoàn toàn do những người nghèo sinh sống bằng nghề bới rác thực hiện.

Tỷ lệ thu gom trung bình ở các đô thị trên địa bàn toàn quốc tăng lên từ 65% năm 2003 lên 72% năm 2004 và lên đến 80-82 % năm 2008. Đối với khu vực nông thôn, tỷ lệ thu gom đạt trung bình từ 40-55% (năm 2003, con số này chỉ đạt 20%). Hiện có khoảng 60% số thôn, xã tổ chức dọn vệ sinh định kỳ, trên 40% thôn, xã đã hình thành các tổ thu gom rác thải tự quản. Trong khi đó công nghệ xử lý CTR còn nhiều vấn đề bức xúc, việc lựa chọn các bãi chôn lấp, khu trung chuyển, thu gom chưa đủ căn cứ khoa học và thực tiễn có tính thuyết phục và công nghệ xử lý chất thải chưa đảm bảo kỹ thuật vệ sinh môi trường nên chưa thu được nhiều sự ủng hộ của người dân địa phương. Các công trình xử lý CTR còn manh mún, phân tán theo đơn vị hành chính nên công tác quản lý chưa hiệu quả, suất đầu tư cao, hiệu quả sử dụng thấp, gây lãng phí đất…

Do đó, để đảm bảo về vấn đề về môi trường do rác thải gây ra thì việc đề xuất các giải pháp về phân loại, thu gom và xử lý rác thải triệt để là rất cần thiết.

Một phần của tài liệu Ứng xử của người dân với tình trạng ô nhiễm môi trường do hoạt động tập kết thu gom rác thải về bãi rác kiêu kỵ trên địa bàn xã kiêu kỵ gia lâm – hà nội (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w