2. Tổng GTSX/ lao động/năm Triệu/người /năm
3.2.2 Phương pháp thu thập thông tin
a. Thu thập số liệu thứ cấp
Số liệu thứ cấp là những số liệu có sẵn, được sử dụng trong nghiên cứu bao gồm các sách báo, tạp chí, internet, các văn kiện, nghị quyết, các công trình đó được xuất bản, các số liệu cơ bản về địa bàn nghiên cứu, số liệu thống kê phản ánh tình hình thu gom rác thải trong nước và trên thế giới, tình hình thu gom rác ở các xã, các thông tin có liên quan đến vấn đề ô nhiễm môi trường do rác thải gây ra, tình hình bảo vệ môi trường các nước trên thế giới
và trong nước, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Kiêu Kỵ. Ngoài ra đề tài còn tham khảo các kết quả nghiên cứu đã được công bố của các cơ quan nghiên cứu, các nhà khoa học. Những tài liệu này được thu thập bằng cách sao chép, đọc, trích dẫn tài liệu tham khảo.
b. Thu thập số liệu sơ cấp Chọn hộ điều tra
- Để nghiên cứu ứng xử của người dân trước tình trạng ô nhiễm môi trường do hoạt động thu gom rác thải, tôi đã tiến hành chọn 60 hộ ở 3 thôn khác nhau: thôn Trung Dương, thôn Kiêu Kỵ và …Chúng tôi lựa chọn khoảng cách của hộ nông dân tới bãi rác làm tiêu thức điều tra. Theo đó 60 hộ điều tra được chia làm 3 nhóm: Hộ cách khu vực < 500m với 15 hộ, 30 hộ cách khu vực từ 500m – 1km, và 15hộ cách khu vực > 1km.
- Nội dung điều tra:
Tiến hành phỏng vấn các hộ về tình hình kinh doanh, thông tin về việc xử lý chất thải trong sinh hoạt của hộ, đánh giá của hộ về tình trạng ô nhiễm môi trường ở xã, ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường tới sức khỏe của người dân, tình hình kinh tế xã hội, ứng xử của hộ trong việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường, và ứng xử của hộ với một số đề xuất giảm thiểu ô nhiểm môi trường.
Ngoài ra tôi còn phỏng vẩn cán bộ địa phương về công tác bảo vệ môi trường, hoạt động thu gom rác thải, các chính sách và biện pháp được thực hiện ở xã để làm giảm ô nhiễm môi trường.