Đặc điểm kinh tế xã hộ

Một phần của tài liệu Ứng xử của người dân với tình trạng ô nhiễm môi trường do hoạt động tập kết thu gom rác thải về bãi rác kiêu kỵ trên địa bàn xã kiêu kỵ gia lâm – hà nội (Trang 45 - 52)

3.1.2.1. Tình hình đất đai và phân bổ sử dụng đất

Tình hình diện tích đất đai của xã Kiêu Kỵ qua 3 năm 2011 – 2013 không có nhiều biến động với tổng diện tích đất tự nhiên là 561,0192 ha và số liệu mới nhất theo ban địa chính của xã năm 2013. Trong đó điện tích đất nông nghiệp là chiếm tỷ trọng cao nhất và có xu hướng giảm dần, năm 2012 giảm so với năm 2011 là 0,11% và năm 2013 giảm so với năm 2012 là 0,19%, tốc độ giảm bình quân là 0,15%và có xu hướng giảm nhanh trong những năm tới, nguyên nhân do ảnh hưởng của quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa diễn ra nhanh chóng, và do hoạt động sản xuất nông nghiệp mang lại hiệu quả thấp vì vậy được chuyển thành cơ sở sản xuất, bên cạnh đó có một số một số phần diện tích đất nông nghiệp được chuyển sang cho đất chuyên dùng và đất thổ theo kế hoạch và phát triển kinh tế - xã hôi của địa phương. Vì vậy diện tích đất công nghiệp tăng lên. Đất phi nông nghiệp có xu hướng tăng trong 3 năm và chiếm tỷ trọng sau diện tích đất nông nghiệp. Năm 2012 chiếm 48,26% cao hơn năm 2011 0,11% và năm 2013 cao hơn 0,22% so với năm 2012,tốc độ tăng bình quân là 0,16%. Vậy tốc độ tăng của đất công nghiệp cao hơn tốc độ giảm của đất nông nghiệp, điều này chứng tỏ xã Kiêu Kỵ đang đi đúng hướng công nghiệp hóa của nước ta. Diện tích đất chuyên dùng chiếm phần lớn năm 2013 chiếm 34,02 % tổng diện tích đất phi nông nghiệp. Nguyên nhân làm tăng diện tích đất chuyên dùng là đất xây dựng cơ bản tăng, đất giao thông tăng.

Tuy nhiên diện tích đất chưa sử dụng vẩn còn khá cao mặc dù đang có xu hướng giảm, năm 2011 là 0,78% đến năm 2013 là 0,76%. Điều này cho thấy xã đã sử dụng đất đai chưa thực sự hợp lý cũng như vận dụng và khai thác, tận dụng tiềm năng của địa phương.

Diện tích đất nông nghiệp giảm là một trong những nguyen nhân dẫn đến bình quân đất nông nghiệp trên lao động và đất nông nghiệp trên hộ giảm.

Theo quan sát và điều tra thì các ruộng lúa xung quanh bãi rác đang bị bỏ trống, không sản xuất nông nghiệp cũng như công nghiệp và cũng chưa thấy có dự án gì trên xã.

Bảng 3.1: Tình hình đất đai xã Kiêu Kỵqua 3 năm 2011-2013

Mục đích sử dụng 2011 2012 2013 2012 /2011 2013 /2012 Bình quân Diện tích (ha) cấu(%) Diện tích (ha) % Diện tích (ha) % % % % Tổng diện tích đất đai 561,02 100,00 561,02 100,0 0 561,0 2 100,00 100 100 100 Đất nông nghiệp 286,52 51,07 285,92 50,96 284,8 0 50,77 99,79 99,60 99,70 Đất sản xuất nông nghiệp 263,39 46,95 262,76 46,84 262,0 0 46,70 99,76 99,71 99,74 Đất lâm nghiệp Đất nuôi trồng thuỷ sản 8,98 1,60 8,96 1,60 8,58 1,53 99,78 95,75 97,77 Đất nông nghiệp khác 14,15 2,52 14,20 2,53 14,22 2,54 100,35 100,14 100,25

Đất phi nông nghiệp 270,11 48,15 270,73 48,26 271,9 6 48,48 100,23 100,45 100,34 Đất ở 68,75 12,25 68,99 12,30 69,87 12,45 100,35 101,28 100,81 Đất chuyên dùng 190,14 33,89 190,52 33,96 190,8 7 34,02 100,20 100,18 100,19

Đất tôn giáo, tín ngưỡng 1,82 0,33 1,82 0,32 1,82 0,32 100 100 100

Đất nghĩa trang, nghĩa địa 7,29 1,30 7,29 1,30 7,29 1,30 100 100 100

Đất sông suối, mặt nước chuyên dùng 2,11 0,38 2,11 0,38 2,11 0,38 100 100 100 Đất phi nông nghiệp khác Đất chưa sử dụng: 4,39 0,78 4,37 0,78 4,26 0,76 99,54 97,48 98,51 Đất NN/hộ 0,086 0,082 0,076 95,35 92,68 94,01 Đất NN/lao động 0.033 0,032 0,03 96,96 93,75 95,34

3.1.2.2. Tình hình hộ khẩu và lao động của xã

Kiêu Kỵ có tiềm năng kinh tế, một vùng nhiều di tích lịch sử văn hóa và nếp sinh hoạt phong phú, nhân dân vốn có truyền thống lao động cần cù, tài hoa đã không ngừng đấu tranh với thiên nhiên, khai phá đất đai tạo dựng quê hương, góp phần tạo nên nền văn minh nông nghiệp của vùng châu thổ sông Hồng. Trải qua quá trình dựng nước và giữ nước, các thế hệ nhân dân luôn mang trong mình truyền thống yêu nước, anh dũng bất khuất trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, cần cù sáng tạo trong lao động, dựng xây và phát triển kinh tế với những thành tựu quan trọng trong thời kỳ đổi mới. Đảng bộ và nhân dân Kiêu Kỵ tự hào đã làm nên những trang sử vẻ vang, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Thủ đô mang truyền thống văn hóa đậm đà bản sắc quê hương. Những năm gần đây, Gia Lâm có nhịp độ tăng trưởng kinh tế cao, cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, giao thông và đô thị có bước phát triển, văn hóa xã hội có nhiều tiến bộ, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện.

Tổng dân số toàn xã qua 3 năm 2011 – 2013 liên tục tăng. Qua bảng 3.2 ta thấy tổng số hộ của xã năm 2013 là 12565 người tăng 9,77% so với năm 2012 và tăng 7,47% /năm trong giai đoạn 2011 – 2013.

Tổng số hộ của xã tăng nhưng mà hộ nông nghiệp giảm, năm 2012 giảm 0,99% so với năm 2011 và năm 2013 giảm 0,97%. Trong khi đó số hộ phi nông nghiệp thì tăng 7,32%/ năm.

Xét về lực lượng lao động trong tổng số dân thì có thể cho rằng Kiêu Kỵ là xã có lực lượng lao động khá dồi dào với số người trong độ tuổi lao động 74,83% tổng dân số năm 2011 và tăng trong 2 năm tiếp theo với tốc độ tăng bình quân 4,78%/năm. Trong đó lao động đất nông nghiệp có xu hướng giảm trong giai đoạn này, năm 2013 giảm 1,67% so với năm 2012 và tốc độ giảm bình quân là 1,9%/năm. Lượng lao động của ngành công nghiệp – xây

dựng và ngành thương mại dịch vụ đều có xu hướng tăng trong 3 năm 2011 – 2013 với tốc độ tăng bình quân lần lượt là 4,28% và 15,13%.

Như vậy lượng lao động của xã Kiêu Kỵ có xu hướng tăng tuyệt đối về số lượng trong khi đất nông nghiệp lại có xu hướng giảm nhanh hơn tạo ra một sức ép lớn đối với vấn đề giải quyết công ăn việc làm cho người lao động. Nếu không thực hiện tốt định hướng công nghiệp hóa thì hiện tượng thất nghiệp sẽ xảy ra tại địa phương này.

Bảng 3.2: Tình hình dân số và lao động của xã Kiêu Kỵ năm 2011 – 2013 Chỉ tiêu Đơn vị tính 2011 2012 2013 So sánh SL CC(%) SL CC(%) SL CC(%) 2012/2011 2013/2012 BQ Tổng dân số Người 11529 100 12125 100 1265 5 100 105,17 109,77 107,47 Nam Người 5700 49,44 5864 48,36 5950 47,02 102,88 101,47 102,18 Nữ Người 5829 50,56 6261 51,64 6705 52,98 107,41 107,09 107,25 Tổng số hộ Hộ 3345 100,00 3498 100,00 3726 100,00 104,57 106,79 105,68 Hộ NN Hộ 712 21,29 710 20,30 694 18,63 99,72 97,75 98,74 Hộ phi NN Hộ 2633 78,71 2788 79,70 3032 81,37 105,89 108,75 107,32 Tổng số lao động Lao động 8628 100,00 9074 100,00 9471 100,00 105,17 104,38 104,78 Lao động NN Lao động 1836 21,28 1842 20,30 1765 18,63 100,33 95,82 98,10 Lao động CN- XD Lao động 5349 62,00 5735 63,20 5812 61,37 107,22 101,34 104,28 Lao động TM- DV Lao động 1443 16,72 1497 16,50 1894 20,00 103,74 126,52 115,13 Một số chỉ tiêu bình quân BQ khẩu/ hộ Khẩu/hộ 3,45 3,47 3,40 100,58 97,98 99,28

Bình quân lao động/ hộ Lao động/ hộ 2,58 2,59 2,54 100,38 98,07 99,23

Nguyên nhân về tình hình lao động của xã có sự biến động như vậy là do đất nông nghiệp ngày một giảm nên lao động nông nghiệp có xu hướng chuyển sang ngành nghề khác. Hơn nữa, một số ngành nghề trong xã như dát vàng quỳ và làm mực nho mang lại thu nhập cao hơn và những công việc ở những vùng lân cận đã thu hút được lao động của xã. Ngoài ra còn có các tác động của việc thu gom và xử lý rác thải của nhà máy xí nghiệp Gia Lâm làm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất kinh doanh của các hộ.

Là một vùng giáp nội thành Hà Nội, với bản chất vốn có của con người ở đây, truyền thống cách mạng, tinh thần đoàn kết, cần cù sáng tạo, giàu nghị lực và nguồn tài nguyên đa dạng phong phú chắc chắn Kiêu Kỵ sẽ vượt qua những khó khăn và phát huy được những tiềm năng vốn có trong sự nghiệp đổi mới toàn xã nói riêng và đất nước nói chung.

a. Tình hình cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân ở xã.

Xã Kiêu kỵ là khu vực trên đà phát triển với tốc độ tương đối nhanh, theo đúng chủ trương phát triển xã toàn diện, Đảng ủy và các ban ngành đoàn thể của xã đã tiến hành quy hoạch xây dựng các cơ sở vật chất kĩ thuậtquan trọng góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho giao lưu buôn bán, thông thương và làm nền tảng phát triển kinh tế xã hội của xã.

Bảng 3.3: Tình hình cơ sở vật chất của xã Kiêu Kỵ năm 2011

Chỉ tiêu ĐVT 2011

I.Đường giao thông

1.Đường đất Km 14,15

2.Đường bê tông hóa Km 22,5

II.Công trình điện

1.Trạm biến thế Trạm 10 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.Tỷ lệ hộ dùng điện % 100

III.Hệ thống thủy lợi

1.Trạm bơm Trạm 8

2.Hệ thống kênh mương Km 22

IV.Nhà trẻ, mẫu giáo trường học

1.Nhà trẻ, mẫu giáo Nhà 5

2.Trường tiểu học Trường 1

3.Trường THCS Trường 1

V.Trạm y tế

1.Phòng chức năng, phòng bệnh Phòng 15

(Nguồn: Phòng thống kê xã Kiêu Kỵ, năm 2011)

Nhìn vào số liệu của bảng 3.3 thấy cơ sở hạ tầng của xã tương đối đầy đủ.

Hệ thống giao thông: Thực hiện chủ trương xây dựng nông thôn mới

nên hệ thống giao thông của xã đang được quan tâm đúng mức. Đường trục chính nội đồng có tổng chiều dài 14, 15 km, toàn bộ là đường đất. Đường giao thông do xã quản lý có chiều dài 22,5 km đã được bê tông hóa chiếm 61,4% tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi giao lưu buôn bán, thúc đẩy phát triển làng nghề và thuận tiện cho các hoạt động thu gom rác của các công nhân xí nghiệp.

Hệ thống điện: Cả xã có 10 trạm biến thế với tổng công suất 2.850

KVA. Hệ thống đường dây có 36,5km gồm 8,5 km đường dây cao thế và 28 km đường dây hạ thế phục vụ cho việc dẫn điện tới các cơ sở sãn xuất và các hộ gia đình trong địa bàn xã. Xã có 100% hộ sử dụng điện. Nhìn chung hệ thống điện của xã đáp ứng được nhu cầu của người dân trong sinh hoạt. Tuy nhiên, nhiều khi Chi nhánh điện Thị xã cắt điện mà không thông báo trước làm ảnh hưởng đến sãn xuất và sinh hoạt của người dân trên địa bàn.

Hệ thống thủy lợi: Hiện nay đang có 8 trạm bơm và 22 kênh mương

phục vụ việc tưới tiêu trên địa bàn xã. Tuy nhiên hệ thống thủy lợi ở Kiêu Kỵ đang bị ảnh hưởng của bãi rác nên ô nhiễm nặng nề gây ảnh hưởng đến sãn xuất và đời sống của người dân trên địa bàn.

Nhà trẻ, các trường học: Đây là vấn đề luôn được xã quan tâm đặc

biệt và chú trọng. Toàn xã có có 5 điểm trường mần non đó là: Điểm Cụm dân cư phía Nam (gồm Hoàng Xá, Báo Đáp), Điểm thôn Trung Dương, Kiêu Kỵ, Xuân Thụy, Gia Cốc. Trong đó có 2 điểm trường còn tốt là Điểm cụm dân cư phía Nam và Điểm thôn Kiêu Kỵ.

Trên địa bàn xã có 1 trường tiểu học có tổng diện tích khuôn viện 11.250 m2 và 1 trường THCS với diện tích khuôn viên 15.982 m2. Đẩy mạnh đầu tư cho giáo dục, khuyến học và khuyến tài cho hệ thống giáo dục ở xã.

Về y tế: Xã có 1 trạm y tế, diện tích khuôn viên 4.380 m2 , trạm xá có

15 phòng chức năng, phòng bệnh, tất cả vẫn còn tốt và đã đạt chuẩn. Xã luôn thực hiện tốt chương trình y tế quốc gia, 100% cháu được tiêm vacxin, công tác dân số - kế hoạch hóa cũng được triễn khai mạnh mẽ và đạt nhiều kết quả khả quan.

Qua bảng số liệu chúng ta thấy, hệ thống cơ sở hại tầng của xã Kiêu Kỵ đã đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt của người dân và sự phát triển của các ngành nghề. Đây là điều kiện thuận lợi để địa phương có sự phát triển kinh tế, văn hóa, chính trị trong thời gian tới. Tuy nhiên còn một số vấn đề hiện nay cần được tu bổ và sửa chữa như một số đoạn đường đất hư hỏng, trang thiết bị phục vụ y tế thiếu,…nhằm mang lại cảnh quan cũng như nhu cầu đi lại và vận chuyển của người dân được tốt hơn.

Một phần của tài liệu Ứng xử của người dân với tình trạng ô nhiễm môi trường do hoạt động tập kết thu gom rác thải về bãi rác kiêu kỵ trên địa bàn xã kiêu kỵ gia lâm – hà nội (Trang 45 - 52)